FreeC Blog

Cách viết CV xin thực tập dành cho Sinh viên vừa tốt nghiệp

Sau quá trình đào tạo, trường sẽ yêu cầu sinh viên tham gia tối thiểu 1 kỳ thực tập tại công ty phù hợp với ngành học. Dù bạn là sinh viên hay người đi làm đã có kinh nghiệm, bạn đều cần một bản CV để thể hiện kiến thức và kỹ năng đã có. Trong bài bài viết này, freeC sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV xin thực tập hoàn chỉnh và làm nhà tuyển dụng ấn tượng.

tạo cv online freeC

I. Cách viết CV xin thực tập chuyên nghiệp và độc đáo

1. Viết tiêu đề CV chuyên nghiệp như thế nào?

Không phải ai cũng biết cách đặt tiêu đề CV sao cho ấn tượng. Mặc dù phần tiêu đề này chỉ là một góc nhỏ trong CV; nhiều ứng viên không quan tâm; nhưng nó lại là phần quyết định nhà tuyển dụng có bị thu hút bởi CV thực tập sinh của bạn trong tất cả CV khác gửi về hay không.

Ngoài ra, tiêu đề CV còn phần nào thể hiện bạn là một người có sự đầu tư và chỉn chu trong công việc. Nếu bạn đã từng đặt tiêu đề CV theo kiểu đơn giản gồm “Họ và tên” với “Vị trí ứng tuyển”, hãy tham khảo những cách mới của freeC qua bài viết sau đây!

>>> Xem thêm: Tiêu đề CV là gì? Cách đặt tiêu đề CV thu hút nhà tuyển dụng

2. Thông tin cá nhân

Trong phần này bạn sẽ cần liệt kê những thông tin cơ bản về bản thân như họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh. Ngoài ra, bạn nên liệt kê ít nhất 1 thông tin liên hệ (số điện thoại, email, link Facebook cá nhân…) để nhà tuyển dụng có thể liên hệ nếu họ cần trao đổi thêm thông tin hoặc mời phỏng vấn.

Sau khi điền đầy đủ thông tin, bạn cần kiểm tra lại xem tất cả các nội dung hiển thị trên CV thực tập đã đúng cả chưa. Trong một số trường hợp, việc cung cấp sai số điện thoại có thể khiến bạn mất cơ hội làm việc tại công ty mình yêu thích. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã kiểm tra thông tin cá nhân của mình một cách cẩn thận!

>>> Xem thêm:

3. Mục tiêu nghề nghiệp

Hầu hết sinh viên mới tốt nghiệp thường gặp nhầm lẫn khi viết mục tiêu nghề nghiệp. Vì còn trẻ, thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế nên bạn chưa xác định được hướng đi cụ thể trong tương lai. 

Thay vì xem xét các mẫu được tạo sẵn và cố thể hiện các mục tiêu vượt quá khả năng của mình, bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn mong muốn học hỏi; phát triển bản thân và theo đuổi các cơ hội trong tương lai của bạn nhiều ra sao. Chúng tôi tin rằng sự chân thành của bạn sẽ là điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.

Ngoài ra, bạn cần đảm bảo rằng nội dung phần mục tiêu nghề nghiệp được viết từ 150-200 ký tự một cách ngắn gọn và súc tích. Tránh những câu dài dòng, lan man gây lãng phí thời gian và khiến người đọc khó chịu.

>>> Xem thêm:

4. Quá trình học tập

Khi liệt kê trình độ học vấn, bạn nên tuân theo quy tắc ngược dòng thời gian. Đó là, các sự kiện gần đây nhất sẽ được liệt kê đầu tiên, v.v. Phần trình bày này sẽ cho nhà tuyển dụng một cái nhìn tổng quan nhanh chóng về trình độ học vấn cao nhất của bạn ở hiện tại. Từ đó, họ có thể đánh giá chính xác và khách quan nhất về khả năng của ứng viên.

Đặc biệt, khi viết CV xin thực tập, bạn cần điền đầy đủ tên trường; chuyên ngành đang học; thời gian bắt đầu; và thời gian dự kiến tốt nghiệp. Ngoài ra, bạn có thể thêm vào điểm trung bình hiện tại của mình để tạo ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng. 

Ngoài ra, nếu bạn đã nhận được chứng nhận; hoặc đã tham gia các khóa học chuyên môn ngắn hạn, đừng ngại thể hiện điều đó trong CV. Trình bày thời gian rõ ràng kèm theo bằng chứng cụ thể có thể giúp đơn xin thực tập của bạn thuyết phục hơn.

5. Giải thưởng, Học bổng hoặc Thành tích (nếu có)

Lúc còn đi học tại trường, nếu bạn đã nhận được các thành tích nổi bật, hãy liệt kê chúng vào CV. Khi điền học bổng (hoặc thành tích, giải thưởng), bạn hãy liệt kê rõ Tên giải thưởng; thời gian nhận và bằng chứng kèm theo. Bằng chứng này có thể là link của nhà trường; hoặc hình ảnh bạn nhận thưởng. 

Với những thành tích này, bạn sẽ là ứng viển nổi bật hơn so với những ứng viên khác. Đừng quên, hãy sắp xếp theo thứ tự ngược dòng thời gian, và trình bày một cách khoa học.

6. Mẹo viết Kinh nghiệm làm việc (hoặc các hoạt động đã tham gia)

Kinh nghiệm làm việc trong CV thực tập cần được trình bày thật tốt để nhà tuyển dụng thấy bạn là một nhân viên tiềm năng của họ. Phần này trong CV phải được chuẩn bị chu đáo bởi nó sẽ cung cấp một lượng thông tin đáng kể nhưng chỉ gói gọn trong một góc nhỏ của CV. 

Trong bài viết này, freeC sẽ đem đến cho bạn những hướng dẫn chi tiết về cách liệt kê các kinh nghiệm làm việc sao cho hợp lý. Qua đó, bạn có thể tạo được ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng ngay từ lần đọc CV đầu tiên. 

>>> Xem thêm: Bật mí cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV có 1-0-2

>>> Xem thêm: 

7. Kỹ năng

Để trở thành một ứng viên sáng giá, bạn cần làm nổi bật những kỹ năng cứng lẫn mềm của mình trong CV; nhằm khẳng định bản thân như là một ứng viên toàn diện trong mắt nhà tuyển dụng. 

Hơn nữa, việc cân nhắc, xem xét hai loại kỹ năng này có tác động qua lại lẫn nhau và đều là những điều kiện cần và đủ trong công việc cũng là một việc rất quan trọng để bạn có thể lấy đó làm kinh nghiệm; và có thể dễ dàng bình tĩnh đối đáp với nhà tuyển dụng trong vòng phỏng vấn tiếp theo. 

>>> Xem thêm: 

8. Sở thích

Nếu các vị trí công việc đòi hỏi về thẩm mỹ, sáng tạo hay nghệ thuật; sở thích sẽ là một trong những điều mà nhà tuyển dụng muốn biết về bạn. Lợi ích của việc đưa các sở thích vào trong CV cho sinh viên thực tập thể hiện các kỹ năng liên quan của bạn cho vai trò:

  • Giúp CV của bạn nổi bật giữa nhiều những CV thực tập sinh khác
  • Làm cho CV của bạn trở nên cá tính hơn
  • Cho phép bạn hiển thị các dự án tự nguyện và tập trung vào cộng đồng
  • Cung cấp cho bạn điều gì đó để nói trong cuộc phỏng vấn của bạn

>>> Xem thêm Top những sở thích trong CV giúp ghi điểm với nhà tuyển dụng

II. Những lưu ý quan trọng trong cách viết CV xin thực tập

1. Độ dài CV

Thông thường, các nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian để đọc sơ yếu lý lịch, đặc biệt là đối với những bản lý lịch quá dài dòng hoặc kém tập trung thì càng dễ bị bỏ qua. Vì vậy, khi giới thiệu cần chú ý đến độ dài của CV, để điều chỉnh nội dung cho phù hợp và không quá 1 trang A4.

Thông tin trong CV thực tập nên được sàng lọc và tóm tắt cẩn thận sao cho nó được trình bày cô đọng, truyền tải những ý chính và thông tin nổi bật phù hợp với vị trí của bạn để nhà tuyển dụng thấy được.

Tuy nhiên, viết ngắn gọn không có nghĩa là bạn viết không tốt. Nếu bạn viết ngắn mà sơ sài thì nó có thể khiến bạn trông kém nghiêm túc hơn khi tìm việc. Do đó, bạn nên cân nhắc những thông tin cần thiết để đưa vào CV cho sinh viên thực tập và đảm bảo rằng thông tin đầy đủ, ấn tượng và có độ dài phù hợp!

2. Trình bày logic và nổi bật

Để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nắm bắt những thông tin quan trọng của bạn một cách tốt nhất. Bạn nên sắp xếp và trình bày các ý theo một trật tự khoa học cụ thể. Khi CV được trình bày rõ ràng, bạn vừa xác định thông điệp nổi bật; vừa giúp bạn thể hiện sự độc đáo của mình so với các ứng viên khác.

Ngoài ra, khi trình bày CV thực tập một cách logic sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được những thông tin cần thiết và đánh giá khách quan để đánh giá mức độ phù hợp của bạn đối với yêu cầu công việc.

3. Trình bày ngắn gọn thông tin cá nhân và học vấn

Trong hầu hết các trường hợp,  nhà tuyển dụng có xu hướng chỉ đọc lướt phần thông tin cá nhângiáo dục. Vì vậy, thay vì cung cấp hàng đống thông tin không cần thiết tẻ nhạt, hãy giữ nó ngắn gọn và dành chỗ cho những mục quan trọng hơn trong CV của bạn.

Ngoài những thông tin cơ bản như tên, số điện thoại, email,… bạn có thể thêm vào sơ yếu lý lịch một vài câu giới thiệu bản thân để làm nổi bật tính cách, điểm mạnh của mình. Điều này cũng giúp ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Nhưng bạn nên ưu tiên sự ngắn gọn.

>>> Xem thêm Cách viết giúp nổi bật phần giới thiệu bản thân trong CV

Cách viết CV xin thực tập này là Trình bày ngắn gọn thông tin cá nhân và học vấn

4. Tạo ấn tượng với kỹ năng của bạn

Đối với sinh viên thực tập, nhà tuyển dụng (NTD) không quá đề cao các kỹ năng chuyên môn cần thiết. Tuy nhiên, để thu hút sự chú ý và gây ấn tượng với NTD, bạn nên cho họ thấy rằng bạn có đầy đủ những kỹ năng cần thiết và sẵn sàng làm việc ở công ty họ.

Điều này không chỉ giúp bạn thể hiện sự tự tin và chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng mà họ còn thấy bạn có khả năng đảm nhận công việc và bạn là sự lựa chọn phù hợp cho vị trí họ tuyển.

5. Thay phần kinh nghiệm làm việc bằng hoạt động xã hội

Đa số sinh viên sẽ không có nhiều sinh viên có kinh nghiệm làm việc thực tế, nhưng bạn có thể giới thiệu các hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội liên quan đến công việc ứng tuyển. Đồng thời, bạn hãy liệt kê những bài học mà bạn rút ra được từ những việc này; để nhà tuyển dụng thấy bạn có thể áp dụng chúng vào công việc sắp tới.

6. Làm nổi bật Mục tiêu nghề nghiệp của bạn

Nhà tuyển dụng đánh giá cao những ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng; vì khi đó họ có thể đánh giá khách quan về:

Do đó, bạn nên dành thời gian để xác định mục tiêu nghề nghiệp của mình.

Bí quyết dành cho bạn là hãy thể hiện khả năng và mục tiêu của bạn phù hợp với những gì mà NTD cần. Từ đó, đặt ra mục tiêu rõ ràng cho sự nghiệp của mình, bạn cần lưu ý phải xác định mục tiêu và thời gian hoàn thành cụ thể. Điều đó thể hiện sự quyết tâm, đam mê và cầu tiến trong công việc.

7. Đình kèm các minh chứng với CV

Để thêm phần thuyết phục và chứng tỏ năng lực làm việc thực sự của mình, bạn nên đính kèm thêm thông tin về những giải thưởng và thành tích mà bạn đã đề cập trong CV. 

Trên đây là cách mà blog.freeC.asia chia sẻ với bạn về cách viết CV xin thực tập chuyên nghiệp kèm những lưu ý giúp hồ sơ xin việc của bạn thu hút nhà tuyển dụng. Hy vọng bài viết này mang lại những thông tin hữu ích cho kỳ thực tập sắp tới của bạn. Chúc bạn sớm tìm được vị trí thực tập phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Exit mobile version