FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

Mẹo viết CV

Cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm

CV là bản thông tin tóm tắt về ứng viên. Nếu bạn muốn biết cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm như thế nào để thu hút nhà tuyển dụng, hãy đọc bài viết bên dưới của freeC ngay.

1. Tại sao chúng ta đều cần CV?

Ngày nay, nhiều bạn sinh viên còn đi học hoặc vừa ra trường đã chủ động tìm kiếm việc làm để có kinh nghiệm làm việc thực tế. Thông thường, khi bạn muốn làm việc hay thực tập ở một công ty nào đó đều cần gửi bản CV trước cho nhà tuyển dụng (NTD). Sau đó, NTD sẽ xem xét, sàng lọc CV của tất cả ứng viên để tìm ra người phù hợp nhất.

CV – Curriculum Vitae – là tài liệu có nội dung như một lời giới thiệu ngắn gọn về ứng viên cho nhà tuyển dụng đọc. CV còn được xem như một “công cụ tiếp thị” để bạn từng bước theo đuổi công việc mơ ước của bản thân.

Vì vậy, CV là yếu tố quan trọng giúp bạn nhận được lời mời phỏng vấn từ nhà tuyển dụng. Nhưng CV cho người chưa có kinh nghiệm viết như thế nào, và cần những nội dung gì thì có nhiều bạn vẫn còn chưa biết. Đó là lý do vì sao freeC chọn chia sẻ về chủ đề này.

Tại sao chúng ta đều cần CV?
Nguồn ảnh: Canva

2. CV cho người chưa có kinh nghiệm thì cần những thông tin gì?

Tùy vào vị trí ứng tuyển mà thông tin bạn đưa vào CV sẽ khác nhau. Tuy nhiên, đối với mẫu CV cho người chưa có kinh nghiệm, bạn có thể tham khảo những nội dung được gợi ý dưới đây.

Giới thiệu bản thân trong CV

Giới thiệu bản thân luôn là phần quan trọng và cần thiết trong CV. Với phần thông tin này, nhà tuyển dụng có thể nắm vài thông tin cơ bản về bạn và là tiền đề để sắp xếp một cuộc phỏng vấn.

Phần giới thiệu bản thân trong CV cho người chưa có kinh nghiệm, cần có:

  • Họ và tên.
  • Ngày, tháng, năm sinh/ Tuổi.
  • Địa chỉ, nơi sống hiện tại.
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email.

Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn chỉ đơn giản là vị trí công việc mà bạn đang muốn ứng tuyển.

Với CV cho người chưa có kinh nghiệm, bạn nên thể hiện các mục tiêu của mình rõ ràng và cụ thể phù hợp với vị trí, công việc, lĩnh vực mà bạn đang ứng tuyển.

Bên cạnh đó, bạn nên thêm vào CV mục tiêu dài hạn. Không có nhà tuyển dụng nào muốn nhận một nhân viên không có chí cầu tiến, hoặc dễ dàng thay đổi công việc. Điều đó ảnh hưởng đến quá trình, thời gian và công sức của đôi bên.

Trong CV, bạn có thể chia thành 2 phần mục tiêu như sau:

  • Mục tiêu ngắn hạn: Kế hoạch, dự định công việc của bạn trong tương lai gần.
  • Mục tiêu dài hạn: Những mục tiêu, điểm đến cao và xa hơn mà nó ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn trong tương lai.
Mẹo viết Mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Nguồn ảnh: The Balance Careers

Quá trình học vấn

Để viết phần “quá trình học vấn” chuẩn, bạn cần lưu ý các thông tin sau:

  • phần đầu tiên và trên cùng, bạn để trình độ học vấn cao nhất của bạn. Các dòng kế tiếp sẽ theo thứ tự thời gian từ gần nhất đến xa nhất.
  • Bạn không cần ghi các thông tin về trường tiểu học, trung học cơ sở. Bạn chỉ cần thêm vào trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp… tương đương. Đối với cấp bậc Trung học phổ thông, bạn có thể viết vào CV nếu đó là trường hợp nổi bật hoặc bạn có các thành tích tốt liên quan bậc học này.
  • Về phần “Thành tích học tập”, bạn có thể viết về các thành tích học được điểm số cao, học bổng, giải thưởng hoặc bằng khen… Hãy ghi thông tin này vì nó làm nhà tuyển dụng ấn tượng với bạn.
  • Một mẹo khác để giúp CV của bạn thêm phần ấn tượng. Bạn có thể chia nhỏ thành tích, quá trình học vấn, chuyên môn hoặc giải thưởng.
  • Nếu vị trí bạn ứng tuyển không cùng với chuyên môn ngành học của bạn, bạn nên giảm đề cập đến những kiến thức không liên quan. Đồng thời, thêm vài thông tin về các khóa học mà bạn đã tham gia có liên quan đến công việc ứng tuyển.

Kinh nghiệm làm việc

Nếu bạn đã có kinh nghiệm, bạn có thể liệt kê ra theo trình tự thời gian ngược (gần – xa). Tuy nhiên, nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc, cũng như kinh nghiệm viết CV, hãy tham khảo các chủ đề được liệt kê bên dưới:

  • Các hoạt động tình nguyện
  • Các cộng đồng đã từng tham gia
  • Các công việc bán thời gian đã từng làm, như: giao hàng, phát tờ rơi, nhân việc phục vụ,…

Bạn nên ưu tiên những việc làm bán thời gian (hay các hoạt động) có các đặc điểm, kinh nghiệm liên quan đến công việc (đang ứng tuyển) yêu cầu.

Mẹo viết Kinh nghiệm làm việc trong CV
Nguồn ảnh: Novoresume

Kỹ năng

Đối với người đã có kinh nghiệm làm việc, kỹ năng là phần ít được chú ý hơn so với quá trình làm việc. Tuy nhiên, đối với CV cho người chưa có kinh nghiệm, đây là phần ảnh hưởng lớn đến quyết định của NTD.

Nếu bạn có những kỹ năng liên quan đến vị trí và lĩnh vực đang ứng tuyển thì hãy thêm vào CV ngay. Những kỹ năng đó có thể là:

  • Viết lách;
  • Chỉnh sửa hình ảnh;
  • Sử dụng phần mềm thiết kế Adobe…
  • Thuyết trình;
  • Giao tiếp;
  • Làm việc nhóm…

>>> Xem thêm Cách viết các kỹ năng trong CV ấn tượng với Nhà tuyển dụng

Giải thưởng hoặc thành tích

Đây là phần thông tin lợi thế cạnh tranh của bạn. Hãy cố gắng làm nổi bật nó theo thứ tự từ thời gian gần nhất đến xa nhất (Gần-Xa).

3. Mẫu CV cho người chưa có kinh nghiệm

Sau đây là những mẫu CV cho người chưa có kinh nghiệm để bạn tham khảo.

Mẫu CV cho người chưa có kinh nghiệm
Mẫu CV cho người chưa có kinh nghiệm

Bên trên, blog.freeC.asia đã chia sẻ với bạn những lưu ý khi viết CV cho người chưa có kinh nghiệm. Bạn có thể tạo CV theo 10 mẫu miễn phí và tự động trên nền tảng của freeC. Chúc bạn sớm hoàn thành CV và được mời phỏng vấn.

Có thể bạn quan tâm:

Related posts
Kinh nghiệm phỏng vấnMẹo viết CVNhân Sự & Tuyển dụng

CV của Senior Human Resource có gì? Mẫu và Các câu hỏi thường gặp - Phần 3

Kinh nghiệm phỏng vấnMẹo viết CVNhân Sự & Tuyển dụng

CV của Senior HR có gì? Cách viết và các lưu ý quan trọng - Phần 2

Mẹo viết CV

Chia sẻ Mẫu CV xin việc viết tay và Cách trình bày ấn tượng

Kỹ năngMẹo viết CV

Objective trong CV là gì? Cách viết Mục tiêu CV ấn tượng