FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

Thu phục nhân tài

Phiếu đánh giá phỏng vấn ứng viên hoàn thiện nhất

Các tiêu chí bạn sử dụng để đánh giá ứng viên là gì? Làm thế nào để bạn chọn ứng viên khi không có bảng điểm đánh giá tại thời điểm phỏng vấn? Phiếu đánh giá phỏng vấn sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu bản chất và có thể tạo ra một mẫu đánh giá hoàn hảo. Vì vậy, trong bài viết này, freeC sẽ giúp bạn hiểu, tạo và dùng phiếu đánh giá phỏng vấn hiệu quả nhất.

Phiếu đánh giá phỏng vấn là gì?

Phiếu đánh giá phỏng vấn là một biểu mẫu được tạo sẵn phù hợp với từng vị trí ứng tuyển của ứng viên. Biểu mẫu này cho phép nhà tuyển dụng nhanh chóng ghi lại các đánh giá và điểm quan tâm của ứng viên. Nhờ đó, bạn có thể đưa ra quyết định dựa trên mức độ phù hợp của từng ứng viên với công việc.

phiếu đánh giá phỏng vấn

Bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn có vai trò gì?

Bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn giúp bạn rà soát hiệu quả quá trình phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp trước đó. Dựa trên những thông tin thu thập được, HR sẽ phân tích những thông tin cần thiết về tính cách, trình độ học vấn, năng lực, kinh nghiệm,… Điều này giúp cho việc đánh giá khách quan và chính xác hơn.

Nhiều người cho rằng với cách làm này, buổi phỏng vấn sẽ mất đi tính tương tác, linh hoạt đồng thời đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn. Tuy nhiên, phiếu phỏng vấn được dùng sau buổi phỏng vấn để giúp nhà tuyển dụng đưa ra quyết định chính xác và công bằng hơn cho tất cả các ứng viên. Thay vì “tùy hứng”, tất cả các ứng viên tham gia phỏng vấn sẽ được đánh giá theo một thang điểm cố định.

Hơn nữa, bảng đánh giá ứng viên này đòi hỏi bạn phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ càng. Nó có thể mất một chút thời gian, nhưng nó sẽ giúp bạn hiểu rõ tình hình và văn hóa công ty.

Một số mẫu bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn

1. Mẫu phỏng vấn ứng viên cơ bản:

phiếu đánh giá phỏng vấn
Mẫu bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn cơ bản.

2. Phiếu đánh giá phỏng vấn thông dụng:

phiếu phỏng vấn
Mẫu bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn thông dụng áp dụng cho nhiều vị trí.

3. Phiếu đánh giá phỏng vấn theo thang điểm cụ thể:

mẫu đánh giá nhân viên
Chấm điểm là cách đánh giá ứng viên chính xác nhất.

4. Biểu mẫu phỏng vấn ứng viên đánh giá theo xếp loại mức độ:

bản đánh giá cá nhân
Phân loại theo mức độ giúp bạn sàng lọc ứng viên hiệu quả.

5. Phiếu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn toàn diện

biểu mẫu phỏng vấn ứng viên
Bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn tổng hợp nhiều tiêu chí.

Ấn để tải về 2 mẫu đánh giá ứng viên với định dạng PDF và Doc!


Ưu và nhược điểm của bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn

Ưu điểm

Tránh lan man

Khi đã tạo bảng đánh giá, HR chỉ cần triển khai theo đúng nội dung và tiêu chí đã thiết lập. Người phỏng vấn không cần phải ứng biến quá nhiều trong buổi phỏng vấn vì đã nắm rõ những thông tin cần khai thác ở ứng viên.

Đánh giá chính xác

Việc xây dựng các tiêu chí trên bảng đánh giá dựa trên thang điểm hay thang đánh giá sẽ hỗ trợ nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên chính xác hơn so với cách đánh giá cảm tính của người phỏng vấn.

Công bằng 

Phiếu đánh giá phỏng vấn được sử dụng đối với mọi ứng viên. Tất cả thành viên trong ban tuyển dụng đều áp dụng các tiêu chí giống nhau. Điều này giúp đảm bảo rằng các ứng viên được đánh giá một cách công bằng.

Chuyên nghiệp

Việc phát triển các hệ thống dùng phiếu đánh giá phỏng vấn sẽ tạo nên một quy trình khoa học, chuyên nghiệp và nhất quán. Nó giúp bạn dễ dàng lựa chọn ứng viên, đồng thời mang lại cho ứng viên cảm giác yên tâm.

Nhược điểm

  • Tốn thời gian và công sức: Đặc biệt với những kế hoạch tuyển dụng gấp, số lượng lớn, HR sẽ rất vất vả để tạo ra các phiếu đánh giá tuyển dụng kịp thời.
  • Thiếu linh hoạt trong nhiều trường hợp: Trong một số trường hợp cần khai thác ứng viên dưới nhiều góc độ để đánh giá ứng viên kỹ lưỡng hơn. Nếu chỉ dùng bảng đánh giá kết quả phỏng vấn sẽ mất đi sự chủ động và linh hoạt của người phỏng vấn và ứng viên.

ƯU ĐÃI KHỦNG TRONG THÁNG
freeC Asia “DISCOUNT” lên đến 50% các dịch vụ!

Cấu trúc toàn diện của phiếu đánh giá phỏng vấn

Mỗi công ty sẽ có mẫu đánh giá riêng tương ứng với các tiêu chí tuyển dụng của họ. 

Một phiếu đánh giá ứng viên nên bao gồm các phần sau:

  • Trình độ cho vị trí đó
  • Bảng câu hỏi phỏng vấn
  • Kiểm tra kỹ năng của ứng viên
  • Ghi chú thêm khi cần
  • Kiểm tra điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên.
  • Kết luận cuối

Cấu trúc chi tiết của mẫu bảng câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng giúp bạn đánh giá và cân nhắc trước khi ra quyết định. Dù hiểu rõ cấu trúc nhưng không phải ai cũng có thể chuẩn bị chi tiết nội dung và các câu hỏi liên quan chặt chẽ. Sau đây, freeC sẽ hỗ trợ bạn hoàn thành biểu mẫu đánh giá này.

Phiếu đánh giá phỏng vấn gồm những câu hỏi nào?

Sau khi tổng hợp các yêu cầu, tiêu chí, phẩm chất cần có của vị trí tuyển dụng. Bộ phận nhân sự sẽ dựa vào đây để soạn thảo câu hỏi phỏng vấn sao cho phù hợp. Trong bộ câu hỏi này có hai loại: câu hỏi đánh giá chuyên môn và câu hỏi đánh giá tính cách ứng viên.

Câu hỏi đánh giá chuyên môn của ứng viên

Các câu hỏi đánh giá chuyên môn nên tập trung vào các tiêu chí đã nói ở trên. Để tránh viết quá dài, bạn hãy chia thành các ý chính.

Chẳng hạn trong lĩnh vực marketing, bạn đặt các câu hỏi về chiến lược, kỹ năng viết content, kỹ năng thiết kế và chuyên môn liên quan đến công việc khác.

Ví dụ:

  • Bạn đã dùng các công cụ marketing nào?
  • Những kênh truyền thông nào bạn đã giám sát? Hiệu quả của các kênh đó ra sao? Làm thế nào để bạn đánh giá sự thành công của kênh?
  • Hãy cho tôi biết về chiến lược quảng cáo hiệu quả nhất mà bạn từng thực thi. Bạn đã học gì những gì từ thành công của mình?
  • Hãy kể về một chiến lược quảng cáo thất bại. Chiến lược đó có dạy bạn điều gì không?

Các câu hỏi đánh giá tính cách của người ứng tuyển

Ngoài tính cách, thái độ cũng ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Do vậy mà hỏi những câu này sẽ giúp bộ phận nhân sự đánh giá được tình hình và khả năng gắn bó của ứng viên với công ty. Đây cũng là một cân nhắc quan trọng khi quyết định có thuê người này hay không. 

Ví dụ:

  • Bạn sẽ làm gì khi công ty trao cho bạn toàn quyền kiểm soát công việc?
  • Bạn đã từng thay đổi quy trình cũ nào chưa? Tác động của sự thay đổi đó lớn như thế nào?
  • Làm thế nào để bạn duy trì sự sáng tạo?
  • Bạn đã bao giờ tạo ra một dự án chưa? Bạn có tin rằng thay đổi mới là quan trọng? Bạn có sợ rủi ro nào hay không?
  • Bạn và đồng đội cùng tạo ra những ý tưởng mới như thế nào?
  • Bạn có thể nghĩ ra một câu chuyện ngắn hay dựa trên sản phẩm của chúng tôi không?

Các chứng chỉ, bằng cấp liên quan

Bằng cấp hiện nay được rất ít doanh nghiệp sử dụng để đánh giá. Hầu hết các nhà tuyển dụng quan tâm nhiều hơn đến hiệu suất công việc của ứng viên. Tuy nhiên trong một số vị trí nhất định bắt buộc ứng viên phải có bằng cấp liên quan (kế toán, giáo viên,…). Do đó, bạn phải tạo phiếu đánh giá phỏng vấn cho từng vị trí dựa trên chức danh công việc.

Đánh giá ứng viên dựa trên thang điểm nào?

Hầu hết các công ty đều sử dụng thang điểm 10 để đánh giá ứng viên. Một số doanh nghiệp cũng đánh giá theo thang điểm riêng của họ. Dưới đây là một ví dụ về thang điểm đánh giá các ứng viên.

bảng đánh giá kết quả phỏng vấn

Bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn đánh giá, bộ phận tuyển dụng có được cái nhìn toàn diện hơn, so sánh khách quan hơn và đưa ra quyết định sáng suốt hơn về ứng viên. Tuy nhiên, tùy theo vị trí và yêu cầu mà mỗi công ty phải chuẩn bị một mẫu đánh giá chi tiết.

Đánh giá ứng viên dựa trên tiêu chí nào?

Mỗi công việc sẽ đòi hỏi một bộ kỹ năng riêng. Do đó, việc đánh giá một ứng viên sẽ khó khăn nếu chỉ có một thước đo chung cho tất cả các vị trí. Bộ phận Nhân sự cần sự hỗ trợ của các bộ phận khác để xác định các kỹ năng, kiến thức và phẩm chất phù hợp. 

Ví dụ, tiêu chí cơ bản cho vị trí nhân viên kinh doanh bao gồm kỹ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ, đàm phán thuyết phục, chăm sóc khách hàng… Hơn nữa, các yếu tố như sáng tạo và linh hoạt rất quan trọng ở vị trí này.

Làm sao để đánh giá ứng viên hiệu quả?

Nhiều người cho rằng đánh giá ứng viên đơn giản là đánh giá của nhà tuyển dụng đối với ứng viên. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều phương pháp được sử dụng để đánh giá ứng viên như sau:

Yêu cầu ứng viên tự đánh giá bản thân theo biểu mẫu

Nhà tuyển dụng có thể yêu cầu ứng viên tự đánh giá theo các tiêu chí, mức độ hoặc thang điểm trong buổi phỏng vấn. Sau đó, bạn có thể kết hợp bản đánh giá cá nhân với các phương pháp chấm điểm khác để kiểm tra độ chính xác.

Đánh giá ứng viên qua trả lời phỏng vấn

Các câu trả lời phỏng vấn của ứng viên là một trong những hình thức đánh giá hiệu quả nhất. Đặt câu hỏi đúng và lắng nghe quan điểm, cách trả lời, cách xử lý của ứng viên sẽ giúp bạn đánh giá và khai thác được nhiều thông tin.

Các câu hỏi thường được dùng là:

  • Câu hỏi hành vi: Đánh giá ứng viên dựa trên hành vi, hành động và khả năng giải quyết vấn đề của họ.
  • Câu hỏi tình huống: Đưa ra những tình huống cụ thể để kiểm tra khả năng ứng biến của họ.
  • Câu hỏi thăm dò, khai thác thông tin: Được sử dụng khi nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu thêm về ứng viên.
  • Câu hỏi quản lý thời gian, câu hỏi thuyết phục, câu hỏi lãnh đạo…

HR nghe câu trả lời của ứng viên đối với từng dạng câu hỏi và ghi nhận xét vào phiếu đánh giá. Sau đó, bạn tổng hợp kết quả phỏng vấn và phối hợp với một số tiêu chí khác để đưa ra quyết định cuối cùng.

Đánh giá qua các bài kiểm tra kỹ năng, nghiệp vụ

Ngoài phỏng vấn, người sử dụng lao động có thể tạo các bài kiểm tra năng lực, nghiệp vụ, chuyên môn, IQ, EQ,… Tùy vào vai trò và cấp bậc của vị trí tuyển dụng mà độ khó sẽ khác nhau.

Sau khi nhận được kết quả bài kiểm tra, bạn sẽ chấm điểm và đưa vào bảng đánh giá ứng viên để làm bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn.

Bên trên, blog.freeC.asia đã chia sẻ với bạn cách xây dựng phiếu đánh giá phỏng vấn ứng viên đơn giản và hiệu quả. Bạn có thể tham khảo để tự tạo một quy trình tuyển dụng khoa học nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và sớm tuyển được nhân tài phù hợp.

Bài viết liên quan:

GIẢI PHÁP NHÂN SỰ TỐT NHẤT VIỆT NAM

headhunt
Related posts
HR InsightsNhà Tuyển DụngQuy trình OnboardingQuy trình tuyển dụngThu phục nhân tài

15 Mẹo từ chuyên gia giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng (Quality of Hire)

Mẫu mô tả công việcThu phục nhân tài

Để điều kiện lao động trở thành lợi thế cạnh tranh cho công ty (Phần 2)

Mẫu mô tả công việcThu phục nhân tài

Biến Điều kiện làm việc trở thành lợi thế cạnh tranh của công ty (Phần 1)

Thu phục nhân tài

5 Mẫu đánh giá hiệu suất công việc giúp nhà quản lý nhàn hơn