Smart Headhunting & Executive Search Service

Kinh nghiệm phỏng vấn dễ trúng tuyển xin việc

Nếu bạn cần kinh nghiệm để chiếm trọn trái tim của nhà tuyển dụng và tăng khả năng được mời làm việc, thì bạn đã tìm đúng chỗ. FreeC đã đúc rút những kinh nghiệm phỏng vấn tuyệt vời từ chính trải nghiệm của bản thân. Nếu bạn sắp có một buổi phỏng vấn quan trọng với một công ty mơ ước, đọc tiếp phần thông tin bên dưới ngay nhé!

tạo cv online

Cách xây dựng một mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng 

Việc thuyết phục được nhà tuyển dụng thuê bạn cũng là một việc khá khó khăn mà bất kỳ ứng viên nào cũng phải đối mặt. Chúng ta dễ bị cuốn vào việc luyện tập trả lời những câu hỏi phỏng vấn mà quên mất rằng mình nên xem lại đâu là những ý cơ bản nên trình bày. 

Lưu ý quan trọng

Hãy nhớ rằng buổi phỏng vấn không phải là một bài kiểm tra, hoặc ít nhất, nó không chỉ là một bài kiểm tra. Đây còn là một cuộc trò chuyện, giao lưu và là một cơ hội tốt để khám phá ra rằng liệu bạn có phù hợp với vị trí này hay không.

xây dựng mối quan hệ với nhà tuyển dụng là một trong những kinh nghiệm phỏng vấn
Nguồn ảnh: Glassdoor

>>> Xem thêm:

Những điều quan trọng cần nói xuyên suốt buổi phỏng vấn 

Chúng tôi đã biên soạn ra một danh sách những câu biểu đạt hiệu quả, dễ dùng trong phỏng vấn. Tuy nhiên, bạn cần phải kết hợp khéo léo giữa những câu được freeC gợi ý và những kiến thức của bản thân cũng như tình hình thực tế ở thời điểm đó. 

Bạn không cần phải sử dụng hết từng cái một vì điều này có thể khiến những lời nói của bạn nghe hơi…kỳ cục. Chắc hẳn bạn không muốn bị xem như một con rô-bốt chỉ biết nói ra những lời được lập trình sẵn và nếu được hỏi thêm thì sẽ hoàn toàn không biết trả lời. Thay vào đó, hãy “bỏ túi” những câu trả lời mẫu dưới đây để bạn có thể linh hoạt sử dụng vào những lúc thích hợp. 

Mẹo hữu ích

Bạn không nên lặp lại những câu này đúng nguyên văn hoặc đúng thứ tự liệt kê. Hãy sử dụng lối hành văn, ngôn từ của riêng mình để trình bày những ý chính kết hợp với suy nghĩ cá nhân một cách khéo léo. Từ đó, cuộc trò chuyện sẽ có thể diễn ra một cách tự nhiên nhất.

>>> Xem thêm:

Các cụm từ khóa cần thiết cho một buổi phỏng vấn 

Ngay dưới đây sẽ là một vài điều bạn nên nói trong khi phỏng vấn. Bạn hãy đọc kỹ, đọc nhiều lần để quen với những ý tưởng này. Nhờ vậy mà bạn mới có thể lồng ghép chúng một cách liền mạch vào cuộc trò chuyện sắp tới. 

Cách mở đầu buổi phỏng vấn

Ngay khi bắt đầu phỏng vấn, mục tiêu của bạn là tạo được một ấn tượng mạnh mẽ trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy thể hiện mình là một người lịch sự, chuyên nghiệp, và chu đáo

Bạn không nên dành quá nhiều thời gian để pha trò trong từng câu nói của mình mà hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng họ ưu tiên những cách giao tiếp lịch sự thông thường hơn. 

Điều này cũng sẽ giúp bạn có một khởi đầu tốt với người phỏng vấn và những phần sau đó cũng sẽ diễn ra mượt mà, và trơn tru hơn. 

Mở đầu bằng một câu chào hỏi lịch sự

“Chào anh/chị, anh/chị khỏe chứ?” (Hello. How are you doing today?). 

“Rất vui được gặp anh/chị!” (Nice to meet you). 

Cảm ơn nhà tuyển dụng đã đến phỏng vấn bạn

“Cảm ơn anh/chị đã dành thời gian để phỏng vấn em.” 

(Thank you for spending time interviewing me). 

Đề cập đến người mà bạn có quen biết đang làm tại công ty

“Em rất hào hứng khi … nói với em rằng công ty đang cần tuyển người cho vị trí này.” 

(I was very glad when … told me his/her company had a vacancy). 

đề cập đến người quen trong công ty với nhà tuyển dụng
Nguồn ảnh: Celarity

Bày tỏ lòng cảm kích của bạn khi được nhà tuyển dụng mời phỏng vấn

“Em rất vui vì anh/chị đã xem xét cho em được tới phỏng vấn.” 

(Thank you for giving me an opportunity to come here). 

Nói rằng bạn đã nghiên cứu kĩ về vị trí cũng như công ty 

“Em đã tìm hiểu về công ty rồi và em muốn biết thêm nhiều hơn về công ty khi được nói chuyện với anh/chị.” 

(I have done lots of research already. I’m also interested in learning more about your company when talking with you). 

Khẳng định bạn là một ứng viên phù hợp cho công việc 

“Em đã xem qua mô tả công việc và em cảm thấy đây là một công việc phù hợp với khả năng và kinh nghiệm của mình. Em muốn thảo luận thêm với anh/chị về những kỹ năng trên trong buổi phỏng vấn hôm nay.” 

(I read the job description, and I can say that I’m a good fit for this role due to my experience and qualification. I want to discuss more about these with you). 

Khi buổi phỏng vấn đang diễn ra

Khi bắt đầu vào phần quan trọng của buổi phỏng vấn, mối quan tâm hàng đầu của bạn là phải trả lời được các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra một cách cẩn thận, có suy nghĩ. Tuy nhiên, nếu có thể, bạn cũng nên lồng ghép vào câu trả lời của mình một vài câu dưới đây: 

Đừng chỉ nói rằng bạn phù hợp với công việc này. Hãy đưa ra lý do cụ thể

Bạn nên xem lại bài viết tuyển dụng của công ty. Đồng thời, bạn phải đảm bảo rằng những yêu cầu trong đó phải trùng khớp với những gì bạn liệt kê vào CV trước khi xác định trình độ chuyên môn nào có giá trị nhất. 

Sau đó, đưa ra những dẫn chứng, những số liệu chi tiết thể hiện qua những thành tích bạn đạt được trong quá khứ. Hãy điều chỉnh câu chuyện của mình sao cho phù hợp với yêu cầu và trách nhiệm cần có trong công việc: 

“Em nhận thấy bản thân phù hợp với vị trí này là vì…” 

(I’m a good match for this position because of some reasons…” 

đưa ra lý do cụ thể với nhà tuyển dụng là một trong những kinh nghiệm phỏng vấn
Đưa ra lý do cụ thể với nhà tuyển dụng là một trong những kinh nghiệm phỏng vấn. Nguồn ảnh: LMA Recruitment

Trình bày cách bạn sẽ làm để tăng giá trị và lợi nhuận cho công ty 

“Khi còn làm ở công ty trước đây, em đã làm những việc như… và đây cũng là cách mà em giúp cho công ty tăng được lợi nhuận cũng như giá trị trên thị trường.” 

(In my previous company, I’ve done many things such as…, and this is also how I will help the company’s bottom line and add value to yours). 

Khẳng định bạn có khả năng làm việc nhóm 

“Em tự nhận thấy mình có kỹ năng làm việc nhóm với mọi người. Đây cũng là một trong những điểm mạnh của em.” 

(I have the ability to work with a team. This is also one of my strengths). 

Nói rằng bạn có ý định gắn bó lâu dài với công ty 

“Vị trí này phù hợp với những định hướng và mục tiêu lâu dài của cá nhân em. Em cũng muốn tiếp tục xây dựng sự nghiệp của mình ở môi trường như công ty của anh/chị.” 

(This job is suitable for my long-term goals. I want to build my career at a workplace like this). 

Nhấn mạnh rằng bạn luôn sẵn sàng để học hỏi và phát triển bản thân để trở nên chuyên nghiệp hơn 

“Em luôn tìm cách để học biết thêm nhiều kỹ năng. Gần đây, em có…[tham gia khóa học/đọc sách/học thêm một môn học mới,…]. Việc này đã giúp em mài giũa bản thân, có thêm lợi thế trong lĩnh vực này hơn.” 

(I always want to find a way to learn more about skills. Lately, I’ve… [taken a course, read a book, studied a subject, etc.]. This helps me improve myself and gain more knowledge in this field). 

Cuối buổi phỏng vấn

Khi buổi phỏng vấn sắp kết thúc thì cũng là lúc bạn nên đặt ra những câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Điều này rất quan trọng vì việc đặt câu hỏi sẽ thể hiện rằng bạn đang thật sự quan tâm, hứng thú với môi trường, công việc sắp tới. Bạn cũng nên thể hiện khả năng giao tiếp của mình bằng cách chào tạm biệt nhà tuyển dụng một cách tự nhiên, lịch sự. 

Đề cập đến việc bạn đã nghiên cứu về công ty và muốn biết thêm về…

“Em đã nghiên cứu về thông tin của doanh nghiệp bên mình và rất quan tâm đến chủ đề… Anh/chị có thể cho em biết thêm về… không?” 

(I’ve searched about this organization, and I really want to know about… Could you tell me more about it?). 

Hỏi về những mục tiêu mà công ty đang hướng tới trong thời gian này

“Anh/chị có thể nói thêm về những mục tiêu, thành quả mà công ty muốn đạt được trong quý này không?” 

(Could you tell me more about goals that your company is attempting to meet this quarter?). 

Khẳng định bạn rất muốn làm cho công ty và nhắc lại lý do

“Em rất sẵn lòng làm việc ở đây bởi vì…” 

(I’m willing to work here because…). 

Nói rằng bạn đã sẵn sàng cho những bước tiến tiếp theo 

“Em cảm thấy mình phù hợp với vị trí này. Em đã sẵn sàng cho các kế hoạch sắp tới. Anh/chị cứ liên lạc với em nếu cần biết thêm bất kỳ thông tin gì khác.” 

(I can be a good fit for this position. I’m ready for upcoming plans. Please let me know if you want to hear anything else from me). 

Cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian cho bạn 

“Cảm ơn anh/chị một lần nữa vì đã dành ra chút thời gian rảnh để nói chuyện với em. Chúc anh/chị một ngày làm việc hiệu quả!” 

(Thank you once again for taking time. Have a great day). 

cảm ơn nhà tuyển dụng là một trong những kinh nghiệm phỏng vấn
Cảm ơn nhà tuyển dụng là một trong những kinh nghiệm phỏng vấn. Nguồn ảnh: The Headhunter

>>> Xem thêm:

Sau buổi phỏng vấn

Khi đã phỏng vấn xong, bạn nên gửi thư cảm ơn cho công ty qua email. Trong lá thư này bạn nên: 

Khẳng định rằng bạn rất vui vì được phỏng vấn 

“Em rất vui vì đã được biết thêm nhiều hơn về công ty.” 

(Glad to know more about your workplace). 

Cảm ơn nhà tuyển dụng một lần nữa 

“Em cảm ơn anh/chị rất nhiều vì buổi phỏng vấn hôm nay.” 

(Thank you very much for today’s interview). 

Nói về sự nhiệt huyết của bản thân với cơ hội lần này 

“Rất mong sẽ có cơ hội được hợp tác với quý công ty trong tương lai.” 

(Hope we can work together in the near future). 

nói về sự nhiệt huyết của bạn với nhà tuyển dụng
Nguồn ảnh: Vecteezy

>>> Xem thêm:

Nhắc lại rằng bạn là ứng viên phù hợp cho vị trí công ty đang tuyển 

“Như em đã nói, sau khi nắm bắt được thông tin về doanh nghiệp bên mình, em càng tin chắc rằng với trình độ chuyên môn và các kỹ năng của mình, em sẽ làm tốt công việc này đúng như yêu cầu đã đề ra.” 

(Like I said before, after getting to know more about this company, I have the belief that I’m totally able to do this job in the right way). 

Giữ liên lạc cũng là một kinh nghiệm phỏng vấn

“Nếu anh/chị có bất cứ câu hỏi nào khác về kinh nghiệm của em hoặc muốn sắp xếp một lịch hẹn khác để trao đổi thêm thì anh/chị cứ liên lạc lại với em vào bất kỳ khung giờ nào trong ngày. Em sẽ trả lời ngay lập tức khi có thể.” 

(If there’s any further questions about my experience, or if you want to make an appointment to chat, feel free to reach out. I will answer whenever I can). 

Kinh nghiệm phỏng vấn rút ra được là gì? 

  • Đừng chỉ luyện tập, thực hành trả lời cho những câu hỏi thường gặp. Hãy tập trung vào những ý tưởng bạn muốn trao đổi với nhà tuyển dụng. 
  • Xem lại những ý quan trọng giúp bạn thể hiện giá trị bản thân. Đừng cố gắng nói hết tất cả những ý kể trên trong khi phỏng vấn vì nó sẽ khiến câu trả lời của bạn bị rập khuôn. 
  • Hãy đưa ra dẫn chứng và hành động cụ thể, đừng chỉ nói suông. Chứng minh cho họ thấy những kỹ năng của bạn sẽ giúp ích thế nào cho công ty. 
  • Sau phỏng vấn, hãy nói lời cảm ơn. Gửi một lá thư cảm ơn như một lời nhắc nhở nhà tuyển dụng rằng bạn rất cảm kích vì đã được họ mời đến phỏng vấn.
tạo cv online freeC

Bên trên, blog.freeC.asia đã chia sẻ với bạn về kinh nghiệm phỏng vấn dễ trúng tuyển. Hy vọng, bạn sẽ kết hợp chúng một cách khéo léo với những thông tin của bạn. Chúc bạn vượt qua vòng phỏng vấn và nhận được thư mời làm việc ở một công ty mà bạn mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

freeC Asia

Giải pháp tuyển dụng đột phá tích hợp công nghệ AI
GIẢI PHÁP TUYỂN DỤNG ĐỘT PHÁ TÍCH HỢP CÔNG NGHỆ AI
freeC hiểu rõ mục tiêu tuyển dụng và tầm quan trọng trong việc tìm kiếm, định vị tài năng. Hãy để freeC đồng hành cùng bạn, tạo nên sự khác biệt trong hành trình tuyển dụng.

Đăng ký để nhận nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC

Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!
Bài viết này mang đến giá trị cho bạn chứ?
Hãy đăng ký để đón xem nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC nhé!
Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!