FreeC Blog

13 Cách deal lương khi phỏng vấn thuyết phục nhà tuyển dụng

Reference: Freepik

Khi nhà tuyển dụng mời bạn về làm việc, họ thường sẽ giới thiệu cho bạn mức lương thưởng đề xuất và phúc lợi bằng lời nói hoặc văn bản. Nếu bạn cảm thấy mức lương không phù hợp với mình, bạn có thể thương lượng để có thể tăng lương. Biết cách deal lương khi phỏng vấn là một kỹ năng có giá trị giúp bạn được đền đáp xứng đáng cho những gì mình đã làm. 

Trong bài viết này, freeC đề cập đến 13 cách trả lời mức lương khi phỏng vấn giúp bạn tham khảo và luyện tập.

Tại sao bạn nên thương lượng mức lương của mình?

Đàm phán lương là cơ hội và trách nhiệm đối với mỗi chúng ta. Việc thương lượng về mức lương có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng về cơ hội công việc của bản thân. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát cho thấy 70% nhà quản lý mong đợi nghe ứng viên thương lượng về mức lương và lợi ích.

Vậy nên, khi cảm thấy mức lương chưa phù hợp với công việc, bạn hãy mạnh dạn và thẳng thẳng trao đổi với người quản lý bằng 13 mẹo bên dưới.

tạo cv online

Khi nào bạn nên deal lương?

Bạn nên thương lượng về mức lương của mình sau khi nhận được lời nghề nghị việc làm (offer letter); hoặc trong lúc phỏng vấn (tùy công ty), thay vì trước quá trình phỏng vấn. 

Bạn chỉ nên phản đối mức đề nghị lương của nhà tuyển dụng từ 1 – 2 lần. Bạn cũng hạn chế xem lại những đãi ngộ mà bạn đã đồng ý. Làm như vậy cho thấy bạn tôn trọng thời gian của nhà tuyển dụng và có một nguyên tắc với những gì bạn sẽ làm.

Nếu lương, đãi ngộ và các điều khoản ban đầu được gửi qua điện thoại của bạn, hãy yêu cầu một chút thời gian để xử lý thông tin. Nếu cần, hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn đánh giá cao lời đề nghị của họ và rất hào hứng với cơ hội đó. Sau đó, hãy hỏi xem liệu bạn có thể dành thời gian để xem lại và liên hệ lại với họ trong một khung thời gian đã định – không quá 48 giờ. 

Nếu bạn quyết định thương lượng, tốt nhất bạn nên thực hiện qua điện thoại để có ít khả năng bị sai thông tin. Bạn cũng có thể gửi email yêu cầu đàm phán nếu cảm thấy làm như vậy sẽ thoải mái hơn.

>>> Xem thêm Trước khi đàm phán lương, bạn cần chuẩn bị những gì?

13 Cách deal lương khi phỏng vấn

1. Đánh giá những gì bạn mang lại cho nhà tuyển dụng

Trước khi bắt đầu đàm phán lương, bạn phải biết chính xác bạn có thể mang lại những gì cho nhà tuyển dụng. Có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến khoản đãi ngộ của bạn, như:

Khi bạn bắt đầu đàm phán với nhà tuyển dụng, hãy nhắc lại lý do tại sao bạn sẽ là một nhân viên có giá trị và cân nhắc sử dụng các yếu tố trên để đàm phán mức lương kỳ vọng.

>>> Xem thêm Bảng lương tối thiểu vùng 2022 của 63 tỉnh thành

Reference: Freepik

2. Nghiên cứu mức lương trung bình của thị trường

Biết được mức lương trung bình của thị trường, giúp bạn tránh deal lương quá thấp hoặc quá cao. Nếu bạn nhận thấy kỹ năng và kinh nghiệm của mình đáp ứng hoặc vượt mong đợi của nhà tuyển dụng, hãy cân nhắc deal cao hơn mức trung bình từ 10-30%.

Với cách deal lương khi phỏng vấn này, bạn cần làm rõ 3 câu hỏi:

  1. Mức lương trung bình cho vị trí đó đó là bao nhiêu?
  2. Mức trung bình ở địa phương của bạn và ở các thành phố lân cận là bao nhiêu?
  3. Các công ty tương tự trong khu vực của bạn trả bao nhiêu cho vị trí công việc này? 

3. Chuẩn bị các luận điểm của bạn

Để có được kết quả đàm phán lương tốt, bạn hãy luôn nhớ và tìm cách làm rõ câu hỏi “Tại sao bạn xứng đáng nhận được mức lương cao hơn đề nghị của nhà tuyển dụng?”. Bạn hãy chuẩn bị sẵn vài luận điểm trước khi trao đổi, càng chi tiết càng tốt. 

Dưới đây là vài luận điểm mẫu mà freeC chuẩn bị cho bạn.

Reference: Freepik

4. Lên lịch để đàm phán

Mặc dù có thể đàm phán lương qua email, nhưng chúng tôi khuyến khích bạn lên một cuộc hẹn đàm phán với nhà tuyển dụng. Nói chuyện qua điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp cho phép bạn trò chuyện qua lại, bày tỏ lòng biết ơn và thông báo rõ ràng các yêu cầu của bạn. 

Hãy tôn trọng và thẳng thắn vì nhà tuyển dụng (recruiter) hoặc người quản lý tuyển dụng (hiring manager) là những người ủng hộ mức lương của bạn với những người ra quyết định.

5. Diễn tập với một người bạn đáng tin cậy

Chúng tôi khuyến khích bạn luyện tập cách deal lương khi phỏng vấn này. Khi thực hành trao đổi về các luận điểm với bạn bè, vừa giúp bạn có sự tự tin, vừa xác định những điều cần cải thiện. Ngoài ra, bạn có thể ghi (quay video) lại cuộc trò chuyện của mình bằng máy ảnh/điện thoại hoặc nói trước gương.

Khi nói về tiền bạc, đôi khi bạn không thoải mái, nhưng luyện tập càng nhiều, bạn càng cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi trò chuyện.

Reference: Freepik

6. Hãy tự tin

Tự tin thực hiện cuộc đàm phán của bạn cũng quan trọng như những lời bạn nói. Bạn càng truyền đạt sự tự tin, nhà tuyển dụng sẽ càng tin tưởng vào lập luận của bạn. Không nên nhầm lẫn sự tự tin với sự kiêu ngạo. 

Thiếu tự tin cũng có thể dẫn đến việc giải thích quá mức hoặc phải tự xin lỗi về yêu cầu của bản thân, cả hai điều này đều không hữu ích trong tình huống đàm phán. Thay vào đó, hãy nói một cách tự tin và đơn giản về mức lương mà bạn yêu cầu, bao gồm một bản tóm tắt ngắn gọn về lý do của bạn.

Hãy nhớ rằng bạn đang mang lại là kỹ năng và kinh nghiệm quan trọng cho tổ chức. Giá trị bạn cung cấp phải tương xứng với mức lương mà nhà tuyển dụng đưa ra. Nếu bạn cảm thấy mức đề xuất ban đầu của nhà tuyển dụng thấp hơn giá trị của bạn, hãy chuẩn bị với nghiên cứu mức lương trung bình ở thị trường và giá trị cá nhân để yêu cầu nhà tuyển dụng hỗ trợ mức lương mà bạn mong muốn.

7. Thể hiện lòng biết ơn

Khi bạn đến giai đoạn mời làm việc của quy trình tuyển dụng, bạn đã đầu tư rất nhiều thời gian và công sức để nộp đơn và phỏng vấn cho vị trí này. Nhà tuyển dụng cũng vậy. Do đó, điều quan trọng là bạn phải nhận ra và cảm ơn họ vì đã cân nhắc trao cơ hội cho bạn. Đảm bảo chia sẻ bất kỳ lý do cụ thể nào khiến bạn hào hứng với công việc, chẳng hạn như văn hóa hoặc sản phẩm của công ty.

Ngay cả khi bạn từ chối đề nghị, điều quan trọng là phải làm như vậy một cách thân thiện và chuyên nghiệp bởi vì bạn không bao giờ biết họ có thể cho bạn những cơ hội nào trong tương lai.

Reference: Freepik

8. Khi được hỏi về mức lương mong muốn

Nguyên tắc cơ bản trong cách deal lương khi phỏng vấn là cho nhà tuyển dụng một con số cao hơn một chút so với mức mong muốn của bạn. Bằng cách này, nếu họ thương lượng xuống, bạn vẫn sẽ nhận được một đề nghị trả lương mà bạn cảm thấy thoải mái. Đảm bảo rằng con số thấp nhất mà bạn đưa ra vẫn là số tiền mà bạn cảm thấy là công bằng và hài lòng.

9. Chia sẻ các chi phí liên quan đến công việc mà bạn đang chi trả

Một lý do khác khiến bạn có thể yêu cầu tăng lương là trang trải tất cả chi phí khi bạn nhận được công việc đó. 

Ví dụ:

Không có gì lạ khi các ứng viên yêu cầu nhà tuyển dụng điều chỉnh mức lương để tính vào các chi phí liên quan đến việc đồng ý làm việc.

Reference: Freepik

10. Chuẩn bị cho những câu hỏi hóc búa

Các nhà tuyển dụng và người quản lý tuyển dụng là những người đàm phán thường xuyên. Vì vậy, họ sẵn sàng hỏi những câu hỏi quan trọng, đôi khi đáng sợ để tìm ra động lực làm việc của bạn. 

Điều quan trọng là không bị bối rối bởi những câu hỏi này và luôn trung thực. Một số câu hỏi bạn có thể mong đợi bao gồm:

>>> Xem thêm Những câu hỏi khó khi phỏng vấn và mẹo trả lời thuyết phục

11. Hãy linh hoạt trong cách deal lương khi phỏng vấn

Ngay cả khi người sử dụng lao động không thể cung cấp mức lương bạn muốn, họ có thể đưa ra các hình thức đãi ngộ khác. 

Ví dụ: bạn có thể thương lượng thêm các lựa chọn cổ phiếu, thêm ngày nghỉ phép, hoặc thêm ngày làm việc tại nhà để bù đắp lại quãng đường đi làm. 

Hãy sẵn sàng đưa ra các lựa chọn thay thế trong tình huống nhà tuyển dụng ngay lập tức cho bạn biết họ không thể tăng mức lương đề nghị. Trong một số trường hợp, chúng có thể có giá trị (hoặc hơn thế) so với một khoản tiền lương.

Reference: Freepik

12. Đặt câu hỏi

Nếu người mà bạn đang đàm phán có vẻ ngạc nhiên, phản ứng tiêu cực hoặc ngay lập tức từ chối phản ứng của bạn, hãy cố gắng giữ tự tin và bình tĩnh. Đọc vị phản ứng của họ bằng những câu hỏi mở để tìm hiểu thêm thông tin và tiếp tục cuộc trò chuyện.

Ví dụ về 3 câu bạn có thể hỏi, bao gồm:

13. Đừng ngại từ bỏ

Trong một số trường hợp, nhà tuyển dụng có thể không đáp ứng được yêu cầu về mức lương tối thiểu của bạn hoặc cung cấp các lợi ích bổ sung xứng đáng với thời gian của bạn. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần quyết định xem công việc đó có đáng giá với số tiền thấp đó hay không.

Nếu nó ít áp lực hơn vị trí hiện tại của bạn, gần nhà hơn hoặc mang lại cho bạn sự linh hoạt hơn hoặc có nhiều thời gian rảnh hơn, bạn có thể sẵn sàng chấp nhận mức lương đó. Nếu không được như thế, bạn nên cân nhắc từ bỏ và tìm kiếm cơ hội khác ở nơi khác.

>>> Xem thêm Mẫu thư Từ chối phỏng vấn không mất lòng nhà tuyển dụng

Reference: Freepik

Ví dụ về email đàm phán lương (1)

Đây là cách bạn có thể tiếp cận tình huống nếu bạn muốn bắt đầu quá trình thương lượng qua email:

Dear chị Thảo,

Cảm ơn chị đã gửi thư mời tuyển dụng cho vị trí Marketing Director. Tôi muốn nói rằng tôi rất vinh dự khi được xem xét cho vị trí hấp dẫn này và đánh giá cao việc chị chia sẻ những thông tin chi tiết này.

Trước khi tôi có thể chấp nhận lời đề nghị của chị, tôi muốn giải quyết khoản trợ cấp được đề xuất. 

Như tôi đã chia sẻ với recruiting manager của chị, tôi đã có hơn mười năm kinh nghiệm trong lĩnh vực digital marketing và đã làm việc ở các vị trí lãnh đạo trong 6 năm qua. Trong vai trò cuối cùng của mình, tôi đã tăng số lượng khách hàng tiềm năng chịu ảnh hưởng từ hoạt động tiếp thị lên gần 40% so với cùng kỳ năm trước và giúp đảm bảo doanh thu hàng năm cao hơn 25% cho công ty. 

Với kinh nghiệm và chuyên môn của mình, tôi đang tìm kiếm một mức lương trong khoảng từ $125,000 đến $130,000, cao hơn một chút so với lời đề nghị của chị là $115,000.

Tôi biết mình có thể mang lại nhiều giá trị cho Công ty ABC và giúp bạn vượt qua kỳ vọng doanh thu của mình trong năm nay. Vui lòng cho tôi biết khi chúng ta có thể thảo luận thêm về mức lương.

Tôi mong sớm nhận được hồi âm từ chị.

Cảm ơn chị,

Hiệp

Ví dụ về cuộc đàm phán lương trực tiếp hoặc qua điện thoại 

“Cảm ơn anh/chị đã gửi lời đề nghị tuyển dụng cho vị trí Giám đốc bán hàng khu vực. Đầu tiên, tôi muốn nói rằng tôi muốn rất vui mừng về cơ hội này. Tôi tin tưởng vào sản phẩm của anh/chị và biết rằng tôi có thể giúp anh/chị thúc đẩy kết quả tuyệt vời hơn nữa.

Trước khi chấp nhận lời đề nghị, tôi muốn đề xuất mức lương mà tôi nghĩ tôi xứng đáng nhận được.

Như tôi đã chia sẻ trong quá trình phỏng vấn, tôi có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng, bao gồm 8 năm kinh nghiệm bán thiết bị y tế và hơn hai năm kinh nghiệm quản lý so với mô tả công việc. Trong vai trò cuối cùng, nhóm của tôi đã vượt quá hạn ngạch hàng tháng 15% trong hai năm liên tiếp và có được bạ tài khoản lớn nhất trong lịch sử công ty.

Với background của mình, tôi đang tìm kiếm một mức lương trong khoảng từ $145.000 đến $150.000. Tôi sẵn sàng thảo luận về các khoản hỗ trợ thay thế, chẳng hạn như cơ hội để có thêm các lựa chọn cổ phiếu hoặc tăng tiền thưởng dựa trên hiệu suất. Tôi muốn nghe những suy nghĩ của anh/chị.”

Reference: Freepik

Tổng kết về cách trả lời mức lương khi phỏng vấn

Cách deal lương khi phỏng vấn là một bước quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Bằng cách dành thời gian để nói về LÝ DO tại sao bạn cảm thấy mình cần được hỗ trợ nhiều hơn, bạn có thể giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về giá trị mà bạn cung cấp. 

Như bất kỳ kỹ năng mới nào, bạn càng thương lượng, bạn càng quen và rút được nhiều bài học để deal lương dễ dàng hơn. Bằng cách áp dụng tất cả các mẹo trên của blog.freec.asia, bạn có thể bước vào cuộc trò chuyện một cách tự tin và đảm bảo mức lương xứng đáng.

Có thể bạn quan tâm:

Exit mobile version