FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

Nghề NghiệpNhà Tuyển DụngNhân Sự & Tuyển dụng

Nhân sự 4.0: HR Automation và tương lai của ngành Nhân sự

Việc tự động hóa (Automation) và tương lai của ngành Nhân sự có ý nghĩa như thế nào? Có thể nhận thấy cuộc cách mạng số đang len lỏi một cách mạnh mẽ trong mọi ngóc ngách của công việc. Chỉ trong năm nay, nhiều công ty trên thế giới dự kiến chi đến 656 tỷ USD để nâng cấp công nghệ; sẵn sàng đưa doanh nghiệp bước sang một kỷ nguyên mới. Mọi cuộc thảo luận lúc bấy giờ đều xoay quanh chủ đề đòn bẩy công nghệ thời work from home. Và điều đó đặt ra bài toán cấp bách cho bộ phận HR: Làm sao để tận dụng Automation và trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm số hoá toàn bộ nội dung công việc!

Tổng quan chung

Nói gì thì nói, chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu trên toàn cầu. Dựa trên những phân tích trong nhiều năm liền, Diễn đàn Kinh tế thế giới đã đưa ra dự báo về một thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ của các công việc liên quan đến AI trong giai đoạn 2 năm từ 2020 đến 2022. 

Lợi ích mà công cuộc chuyển đổi số đem lại là không thể bàn cãi. Với việc áp dụng Automation và AI trong doanh nghiệp, bạn sẽ thấy năng suất và hiệu quả công việc tăng lên rõ rệt! Và những công nghệ này giúp giải phóng con người khỏi những công việc thủ công; có tính chất lặp lại để có thêm thời gian tập trung thực hiện những công việc đem lại giá trị cao hơn!

Có lẽ bạn chưa biết nhiều nước trong khu vực APAC vẫn còn sử dụng công nghệ lạc hậu; và quy trình thủ tục nhiêu khê. Điều này “cướp” mất của mỗi nhân viên 57 phút quý giá mỗi ngày. Và có hơn 30% nhân viên văn phòng trên toàn cầu cho biết họ lãng phí hơn nửa ngày làm việc chỉ để xử lý những công việc mà AI chắc chắn làm nhanh hơn; và tốt hơn. 

Còn ở Anh nói riêng, khối lượng công việc có thể áp dụng Automation tương đương với 1,4 triệu việc làm toàn thời gian; chiếm khoảng 4,8% số việc làm trên cả nước. Điều tương tự cũng đang diễn ra ở những nền kinh tế phát triển khác.

3 lợi ích số hóa nhân sự mang lại

tự động hóa (source: freepik)
tự động hóa (source: freepik)

Việc ứng dụng công nghệ trên mọi phương diện công việc tạo ra những thay đổi đáng kể cho đội ngũ nhân sự. Bất kỳ sự thay đổi nào về chức năng, nhiệm vụ cũng kéo theo sự chuyển dịch về vai trò trong tổ chức. Cho nên, câu hỏi đầu tiên mà bất kỳ giám đốc nhân sự nào cũng phải trả lời là số hoá như thế nào; và đến mức độ nào là đủ. 

#1. Tự động hóa (Automation) 

Sự thật thì thứ mà người ta tự động hoá không phải là một công việc mà là những đầu việc; hay nhiệm vụ mà người nắm giữ công việc đó cần thực hiện. Theo dữ liệu từ McKinsey, gần như toàn bộ nghề nghiệp hiện tại đều chịu sự tác động của tự động hoá (bao gồm nghề nhân sự); và chỉ khoảng 5% trong số đó có khả năng tự động hoá toàn diện.

Một khảo sát khác của McKinsey trải rộng đến hơn 800 nghề nghiệp và 2000 tác vụ công việc khác nhau cho thấy có đến hơn một nửa số tác vụ có tính chất lặp lại. Và trong lĩnh vực nhân sự. Đó là những đầu việc thuộc mảng báo cáo, quản lý hành chính và dự báo. Những đầu việc hoàn toàn có thể tự động hoá và thời gian tiết kiệm được. HR có thể tập trung xây dựng chiến lược; và sáng tạo các hoạt động tuyển dụng mới mẻ cho công ty. 

>>> Xem thêm Cấu trúc của phòng nhân sự có những bộ phận nào?

#2. Tăng cường và mở rộng (Augmentation)

Ngoài tự động hoá, các đầu việc còn lại của HR có thể được xử lý thông qua hệ thống máy học, cỗ máy có thể thu nạp dữ liệu, học, ghi nhớ; và tương tác tự nhiên như một con người. Và một lần nữa, chúng ta được bonus thêm một lượng thời gian để hoàn thành những công việc sáng tạo – việc mà máy móc vĩnh viễn không thể thay thế con người!

Những năm trở lại đây, nhiều công ty đã tận dụng AI triển khai hệ thống máy học phục vụ việc phân tích con người. Nhờ vậy, bộ phận HR đã phát hiện ra nhiều cơ hội kinh doanh; và nhân tài tiềm ẩn, góp phần không nhỏ vào sự phát triển cho công ty. 

#3. Đòn bẩy cho vai trò của HR

Cuối cùng, trí tuệ nhân tạo giúp nhân sự tái thiết kế quy trình công việc cũng như phân luồng nhiệm vụ không chỉ riêng nội bộ HR; mà có thể mở rộng ra toàn bộ doanh nghiệp. Chỉ một chút thay đổi trong quy trình và chính sách có khả năng tăng động lực ở nhân viên; cải thiện hiệu quả của mỗi một quyết định. 

Chuyển đổi số sẽ là dấu chấm hết cho nghề nhân sự? 

tự động hóa
tự động hóa (source: freepik)

Không hề! Ngược lại, chính chuyển đổi số sẽ mở ra một trang mới cho ngành nghề này. Nhưng một khi phần lớn các tác vụ đã chuyển qua tự động hoá; thì còn lý do gì để giữ lại phòng nhân sự? Đây mới là câu hỏi mà người làm nhân sự cần trả lời. 

Dưới góc nhìn của các chuyên gia, khi những đầu việc cũ được tự động hóa thì sẽ có một lớp nhiệm vụ mới xuất hiện và đòi hỏi sự theo dõi, quản lý trực tiếp của HR. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn cần được hội đồng quản trị; và các giám đốc cấp cao bàn bạc và xem xét kỹ càng hơn!

Số hoá nhân sự: Chìa khóa thành công của doanh nghiệp!

Với sự “hậu thuẫn” của AI, bộ phận HR có thể giúp doanh nghiệp giải quyết những bài toán nhức nhối như: Tìm kiếm và giữ chân nhân tài trong bối cảnh thiếu hụt trầm trọng lực lượng lao động có chuyên môn. 

Unilever, Walmart, Accenture và SkyHive đã thành lập liên minh để kiểm tra hiệu quả của AI trong việc nhận diện; và thu hẹp khoảng cách năng lực (skills gaps) trong nhân viên. Và AI đã đưa ra một bức tranh tương đối chính xác về những kỹ năng nhân viên này đang có. Và những kỹ năng họ cần trau dồi; cải thiện thêm để đáp ứng đòi hỏi của một công việc mới. 

Tương tự, một cuộc khảo sát về xu hướng nhân sự toàn cầu vào năm ngoái cho thấy có đến 55% người đứng đầu bộ phận nhân sự tại Mỹ; sử dụng thuật toán dự đoán để ra quyết định tuyển dụng ứng viên bên ngoài. Và 61% lãnh đạo trên khắp thế giới đồng tình với quan điểm ứng dụng AI trong khâu tuyển dụng xứng đáng là xu hướng dẫn đầu của ngành HR!

Trong thời đại số hoá sâu rộng và toàn diện, vai trò của HR không chỉ giới hạn ở việc giảm thiểu chi phí; tối ưu hiệu quả. Mà hơn thế nữa, đây là bộ phận duy nhất có khả năng tái thiết kế hệ thống; và quy trình giúp công ty tuyển dụng, đánh giá và khen thưởng nhân viên chuẩn xác; dựa trên những nhiệm vụ được giao hơn là những mô tả công việc chung chung.

Đã đến lúc HR lên tiếng!

Dưới sự “đỡ đần” của AI, bộ phận nhân sự có thêm không gian; và thời gian để giải quyết những vấn đề cấp bách hơn. Điển hình như khan hiếm nhân tài. Tuy vậy, không ít người bắt đầu hoài nghi về sự tồn tại của bộ phận HR trong công ty. Và nếu bản thân giám đốc nhân sự không thể chứng minh được tầm quan trọng của HR trước ban lãnh đạo; không sớm thì muộn bộ phận này sẽ đánh mất sức ảnh hưởng của mình; và bị xem là người thừa mà thôi. 

Vậy nhưng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc cắt giảm ngân sách; hay miễn cưỡng đầu tư nhỏ giọt cho công nghệ nhân sự không phải là một quyết định thông minh. Bởi một điều rõ ràng rằng, số hoá nhân sự chính là nền tảng chiến lược; là chìa khóa vàng giúp công ty thành công trong tương lai! 

Là một người làm nhân sự, hãy mạnh mẽ hoà mình vào công cuộc chuyển đổi số; và hãy lên tiếng cho những giá trị mà bạn tin tưởng!

Có thể bạn quan tâm:

Related posts
HR InsightsNhà Tuyển Dụng

Chất lượng tuyển dụng (Quality of Hire) là gì? Đo lường sao cho đúng?

HR InsightsNhà Tuyển Dụng

Cost per hire là gì? Giải mã cách tính và bí mật

Nhà Tuyển Dụng

Nắm bắt 10 xu hướng tuyển dụng nhân sự mới nhất trong năm 2024

HR InsightsNhà Tuyển Dụng

Chỉ số Time-to-hire quan trọng như thế nào trong tuyển dụng?