FreeC Blog

Personal Branding là gì? 18 Bí quyết phát triển Nhân hiệu

Personal Branding là gì?” là câu hỏi mà freeC nhận được nhiều nhất trong thời gian vừa qua. Bạn có thắc mắc “Tại sao công ty nhận ứng viên A không phải mình?” Ngày trước, Personal Brand là tấm danh thiếp. Vậy, với sự phát triển của internet ngày nay, Personal Brand là gì và có tác động như thế nào đến cuộc sống và sự nghiệp chúng ta? Bạn hãy cùng freeC phân tích qua nội dung sau.

Personal Brand là gì? Personal Branding là gì?

Personal Brand là thương hiệu cá nhân. Vậy Personal Branding là Xây dựng thương hiệu cá nhân. Đó là quá trình khám phá điểm thu hút của bạn và phát triển nó thành một vũ khí riêng. Nói cách khác, thương hiệu cá nhân (nhân hiệu) phân biệt bạn với những người khác dựa trên tính cách, kỹ năng, kinh nghiệm sống của bạn.

Khi bạn tự tin vào bản thân và biết cách thể hiện điểm mạnh của mình có tác động tích cực đến cộng đồng thì bạn càng có nhiều khả năng thành công. Điều đó nói lên rằng, dù muốn hay không thì trong thời đại ngày nay, mỗi chúng ta đều phải phát triển nhân hiệu nếu không muốn bị tụt hậu.

Ví dụ: Nhắc đến Vingroup sẽ nghĩ đến ông Phạm Nhật Vượng.

Các bước xây dựng Personal Branding là gì?

Nhân hiệu không chỉ áp dụng cho cá nhân, nó còn được áp dụng cho doanh nghiệp. Nhân hiệu giúp khách hàng nhận biết công ty bạn có gì khác biệt so với công ty đối thủ. 

Bản chất của việc xây dựng Personal Branding là biến bạn trở nên đắt giá trước mắt đối tượng hướng tới. Sau đây là quy trình 10 bước giúp bạn xây dựng thương hiệu cá nhân:

Bước 1: Biết rõ về bản thân bạn

Đầu tiên, bạn cần tự hỏi bản thân mình:

Nếu bạn gặp khó khăn khi trả lời những câu hỏi này, hãy hỏi bạn bè, gia đình và đồng nghiệp về mô tả của họ về bạn. Bạn có thể chọn cách Personal Branding sau khi nhận thức rõ hơn về các khía cạnh khác nhau trong tính cách của mình.

Hãy nhớ rằng nhiều người phải vật lộn với việc quyết định chọn một thị trường ngách vì họ không muốn giới hạn bản thân; thương hiệu công ty cũng vậy. Chiến lược tốt nhất là tập trung vào một lĩnh vực cụ thể và để nó phát triển theo thời gian.

Bước 2: Bạn muốn xây dựng bạn ra sao trong mắt mọi người?

Personal Brand không chỉ là sự phản ánh con người của bạn lúc này; nó là một lộ trình đến vị trí bạn muốn. Ngoài việc hiểu rõ các khả năng của bản thân, bạn phải đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của mình so với ngành nghề bạn muốn theo đuổi tiếp theo.

Điều này sẽ giúp bạn xác định sự khác biệt giữa bạn với người khác. Dự đoán bạn sẽ ra sao trong 5 hoặc 10 năm nữa, cũng như những đặc điểm bạn muốn được biết đến. Nó giúp bạn xác định rõ ràng các bước cần thực hiện để đạt được điều đó.

>>> Xem thêm 5 Bước xây dựng thương hiệu tuyển dụng hiệu quả

Bước 3: Nhóm nào là đối tượng hướng tới của bạn?

Trước khi xây dựng Personal Branding, bạn cần xác định đâu là đối tượng cần tiếp cận. Họ là nhà lãnh đạo, một cá nhân hay một công ty nào đó? Bạn càng xác định đối tượng sớm, bạn càng phân tích và tạo ảnh hưởng với họ dễ dàng hơn.

Ví dụ đối tượng mục tiêu của bạn là các nhà tuyển dụng. Bạn có thể cập nhật hồ sơ Linkedin và chia sẻ các bài viết mà họ quan tâm. Trên Linkedin có hơn 92% nhà tuyển dụng và 87% ứng viên thường xuyên hoạt động. Ngược lại, nếu bạn là Graphic Designer muốn tạo ấn tượng với khách hàng, hãy kể chuyện bằng Portfolio hoặc website cá nhân. Nó giúp bạn 

Personal Branding là gì
Nguồn ảnh: Harvard Business Review

Bước 4: Nghiên cứu về ngành nghề bạn đã chọn

Khi đã quyết định dấn thân vào con đường nào, hãy nghiên cứu kỹ về các chuyên gia trong ngành đó. Tìm xem ai là người có tiếng nói trong cộng mà bạn quan tâm. Tìm kiếm các kênh mà họ chia sẻ như Blog, Youtube, Tiktok… Sau đó bạn có thể học theo họ và làm tốt hơn.

Ví dụ: Blog review các thiết bị làm đẹp Duy Ở Đây.

Bước 5: Phỏng vấn trực tiếp

Khi bạn đã có danh sách các công ty/ người lãnh đạo mà bạn ngưỡng mộ, cân nhắc liên hệ với họ và xin một cuộc phỏng vấn.

Đừng ngại hỏi bất kỳ ai mà bạn muốn tìm hiểu về họ. Bạn có thể bị ngạc nhiên bởi những người sẵn sàng chia sẻ một cách hào phóng. Khi gặp họ, hãy đặt những câu hỏi giúp bạn có được những thông tin về lĩnh vực mà bạn quan tâm, như:

>>> Xem thêm 6 nội dung truyền thông Employer Branding dành cho doanh nghiệp

Bước 6: Chuẩn bị thông tin để PR bản thân

Dành thời gian để tạo một quảng cáo thu hút. Nó có thể là một câu chuyện dài 30 – 60 giây về bản thân bạn. Dù bạn đăng lên các nền tảng xã hội hay trực tiếp tham dự sự kiện, việc phát biểu hoặc kết nối với người khác qua bài mô tả về bạn cũng giúp bạn xây dựng thương hiệu dễ dàng hơn.

Nên nhớ giữ cho bài PR ngắn gọn và tập trung vào những điểm bạn muốn nhấn mạnh. Nó có thể nói về vị trí công việc bạn đang tìm kiếm hoặc thế mạnh trong thị trường ngách nào đó của bạn.

Bước 7: Kết nối và mở rộng các mối quan hệ

Điều quan trọng khi xây dựng Personal Branding là gì? Đó là kết nối thường xuyên và hiệu quả các mối quan hệ chuyên nghiệp. 

Càng tạo được nhiều kết nối có chất lượng, thương hiệu cá nhân của bạn càng được nhiều người biết đến và công nhận. Bên cạnh đó, việc có nhiều kết nối cũng giúp bạn có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

Bạn có thể đến các sự kiện liên quan, trò chuyện phỏng vấn cùng người tham gia. Nếu không có cơ hội kết nối tại đó, bạn có thể liên hệ qua Linkedin hoặc Email để mở đầu cuộc trò chuyện.

Nguồn ảnh: Monigroup

Bước 8: Nhờ đánh giá tốt từ người quen

Được đồng nghiệp hay người quản lý đánh giá cao về bạn là một trong những cách xây dựng thương hiệu cá nhân tốt nhất. Nó giống với việc một doanh nghiệp càng có uy tín khi có nhiều đánh giá tích cực từ nhiều người dùng.

Linkedin là một nơi tuyệt vời để yêu cầu đánh giá từ những mà bạn nghĩ sẽ nói tốt về bạn. Từ những đánh giá tốt đó, bạn có thể lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng trong tương lai. Đừng quên nhờ họ trở thành Reference trong CV khi bạn tìm việc làm. Hãy đảm bảo rằng họ sẽ nói chuyện với người phỏng vấn của bạn hoặc viết thư giới thiệu (nếu cần). 

Bước 9: Tăng hiện diện trực tuyến

Xây dựng sự hiện diện trên các nền tảng xã hội giúp bạn thu hút mọi người, không riêng gì nhà tuyển dụng khi bạn tìm việc.

Tùy vào nền tảng mà bạn muốn xây dựng nhân hiệu mà có cách tiếp cận khác nhau. Với blog, bạn nên viết chuyên sâu; Youtube, bạn nên làm video chuyên nghiệp, chuyên sâu với hình ảnh bắt mắt và âm thanh chuẩn; còn với Tiktok, hãy làm những video với nội dung ngắn gọn nhưng đủ ý. Ngoài ra, tùy theo đối tượng trên nền tảng đó là ai mà cách bạn làm nội dung cũng phải phù hợp với đối tượng đó.

Đối với những nội dung riêng tư, bạn có thể điều chỉnh đối tượng được xem như Bạn bè hoặc Công Khai. Bạn không muốn những thứ quá riêng tư bị nhà tuyển dụng xem được và đánh giá đúng không?

Nguồn ảnh: medium/Laura Bongers

>>> Xem thêm Mô tả công việc Branding Management

Bước 10: Đừng chỉ hiện diện trực tuyến

Những người làm người khác khó chịu sẽ trở thành nỗi ám ảnh với họ. Khi làm việc với người khác, hãy tình nguyện và khẳng định bản thân với hình tượng mà bạn đã định. Đó có là người lãnh đạo hăng hái trong công việc.  Nhân hiệu đến từ câu chuyện, cách bạn ứng xử, hành động và tương tác với mọi người.

8 Bí mật để xây dựng Personal Branding thành công

Mục tiêu của bạn khi xây dựng Personal Branding là gì? Nó có thể là được mọi người chú ý đến? Hoặc có nhiều cơ hội nhận được lời mời làm việc từ công ty bạn mong muốn. Khi định hình rõ mục tiêu, bạn cần thêm động lực để có thể “đi đến cuối cùng”. Đừng quên vạch ra lộ trình chi tiết và rõ ràng để có thể bám vào đó thực hiện mà không sợ sao nhãng.

Bạn có thể giỏi ở nhiều lĩnh vực; nhưng khi xây dựng thương hiệu cá nhân, bạn nên tập trung vào 1 ngách mà bạn giỏi và tự tin nhất. Nếu có thể, hãy kết hợp các thể mạnh khác bổ trợ ngách bạn đã chọn. Điều này giúp bạn phát triển thương hiệu nhanh, chuyên sâu và tiếp cận đối tượng mục tiêu dễ dàng hơn.

Bạn không cần cố để trở thành một người khác. Người xưa có câu “Cây kim trong bọc có ngày cũng lòi ra”. Người khác sẽ nhận ra những điểm trái ngược với hình mẫu mà bạn xây dựng. Từ đó, họ có thể cảm thấy bị lừa dối. Điều này, cực kỳ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình xây dựng thương hiệu của bạn.

Ai trong chúng ta cũng có những câu chuyện riêng để kể. Với câu chuyện, bạn dễ dàng kết nối được nhiều người hơn. Điều bạn cần làm là chọn lọc những chi tiết nào giúp người nghe thuyết phục. Nó cũng là điểm giúp bạn trở nên khác biệt với những cá nhân khác.

Khi truyền tải thông điệp nhất quán, người ta sẽ nhớ lâu hơn về bạn. Từ đó, độ tin cậy, tín nhiệm của bạn/ thương hiệu của bạn sẽ được nâng cao hơn.

Đừng tạo những nội dung mang cảm xúc tiêu cực như buồn, giận, đau khổ cho người khác. Ai trong chúng ta cũng thích những gì tích cực và vui vẻ. Vì vậy, hãy cho mọi người cảm giác thoải mái khi tiếp xúc với chia sẻ của bạn.

Không có ai là hoàn hảo. Nếu bạn nhận thấy khuyết điểm của mình không quá quan trọng, hãy bỏ qua nó. Đôi khi người khác không đánh giá nó quá tồi tệ. Có khi, chính điều đó lại khiến bạn khác biệt và thú vị.

Chính những thất bại sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục. Đó gọi là kinh nghiệm. Từ đó, bạn ngày càng hoàn thiện hơn và biết cách phát triển tốt hơn.

Ấn nút bên dưới để tải bản thuyết trình về workshop Personal Branding của freeC ngay!

Bên trên, blog.freeC.asia đã giúp bạn trả lời Personal Branding là gì? Với cách xây dựng và bí quyết phát triển nhân hiệu trên, bạn có thể bắt đầu ngay từ giờ. Đừng quên rằng bạn là chính bạn, lạc quan và sẵn sàng đối mặt với thất bại thì thành công sẽ cách bạn không xa.

Khi xây dựng thương hiệu cá nhân, đừng quên sửa lại CV sao cho chuyên nghiệp. Với công cụ tạo CV ấn tượng của freeC, bạn dễ dàng thay đổi mẫu, chỉnh sửa thông tin và hoàn thành chỉ trong 5 phút. Tạo CV thu hút nhà tuyển dụng ngay!

Có thể bạn quan tâm

Exit mobile version