Cuối năm là thời điểm mà nhiều người lao động chờ nhận lương tháng 13, một khoản tiền có thể giúp họ giải quyết được nhiều vấn đề tài chính. Tuy nhiên, không ít người lại quyết định nhảy việc vào thời điểm này, thậm chí không cần nhận thưởng.
Đây là một hiện tượng khá phổ biến trong thị trường lao động Việt Nam, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Vậy lý do người lao động nhảy việc cuối năm không cần nhận thưởng là gì? Có nên nhảy việc vào cuối năm không? Và cách nhảy việc nào là có lợi nhất? Bài viết này của freeC sẽ giúp anh/chị giải đáp những câu hỏi này.
[block rendering halted] [block rendering halted]Lý do người lao động nhảy việc cuối năm không cần nhận thưởng là gì?
Theo các chuyên gia nhân sự, có rất nhiều lý do khiến người lao động quyết định nhảy việc cuối năm không cần nhận thưởng, trong đó có các lý do sau:
Không hài lòng với công việc hiện tại
Người lao động không còn yêu thích môi trường và công việc đang làm. Họ nhận thấy bản thân không thể phát triển kỹ năng và sự nghiệp. Bên cạnh đó, các vấn đề tâm lý cũng là tác nhân quan trọng, như không được sự công nhận từ sếp và mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp.
Những yếu tố này khiến người lao động chán nản và thiếu động lực làm việc. Nên khi muốn chuyển việc, họ trăn trở vì không biết nên “đi” hay là “ở”. Nếu chấp nhận tiếp tục làm, họ sẽ trở thành “Zombie công sở”, những người vẫn làm việc nhưng không thật sự nhiệt huyết.
Áp lực tinh thần
Khi đến công ty, người lao động phải đối mặt với những vấn đề về áp lực tinh thần được tích tụ qua nhiều ngày nhưng không thể nào giải toả được và cũng không ai có thể giúp đỡ họ giải quyết được. Trong tình huống này thì đối với họ, vấn đề lương thưởng cuối năm không còn quan trọng bằng việc cân bằng được tinh thần và sự thoải mái mà họ cần.
Lương thưởng cuối năm không còn quan trọng
Như đã đề cập, tiền thưởng không còn quan trọng bằng sức khỏe tinh thần. Nếu người lao động nhận được lời mời làm việc từ một công ty có chính sách Signing Bonus (hay Sign-on hoặc Sign-in Bonus) thì phần thưởng này được xem là thay thế cho lương thưởng cuối năm ở công ty cũ.
Ngoài ra, có một bộ phận người lao động không tin họ sẽ nhận được lương thưởng cuối năm vì doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế thế giới, đại dịch hoặc thiên tai.
Tìm kiếm một công việc tốt hơn
Thị trường lao động cuối năm ít cạnh tranh do tâm lý nhiều người ngại nhảy việc để nhận lương thưởng cuối năm, cho nên người lao động dễ dàng tìm được công việc phù hợp. Nếu công việc mới này có mức lương cao hơn, chỉ cần làm khoảng 3 – 4 tháng, phần tiền chênh lệch có thể bù vào lương thưởng cuối năm.
Nắm bắt cơ hội
Cuối năm, các doanh nghiệp thường sẽ có các kế hoạch tuyển dụng để người mới làm quen môi trường, công việc và khi qua năm mới sẽ bắt tay vào thực hiện các kế hoạch của công ty. Như vậy, công ty sẽ tiết kiệm được thời gian để nhân viên mới quen việc.
Vì lý do đó mà nhiều nhà tuyển dụng cũng như headhunter đã đẩy mạnh việc tìm kiếm ứng viên. Cho nên, nhiều người lao động nám bắt cơ hội này để nhảy việc.
>>> Xem thêm: Tiêu chí lựa chọn dịch vụ Headhunter phù hợp & uy tín
Tại sao NÊN và KHÔNG NÊN nhảy việc cuối năm?
Nhảy việc vào cuối năm có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào hoàn cảnh và mục tiêu của người lao động mà họ đưa ra quyết định. Dưới đây là một số lý do để anh/chị biết nên nên nhảy việc cuối năm hay không:
Lý do NÊN nhảy việc?
Nếu nhảy việc cuối năm, cơ hội tìm được một công việc như người lao động mong đợi khá cao. Bởi thời điểm này, các công ty thường tuyển dụng nhiều để bổ sung nhân lực và hoàn thiện chỉ tiêu doanh số. Bên cạnh đó, các vị trí cao cấp luôn được săn đón để phục vụ nhu cầu quản lý và đào tạo đội nhóm mới nhanh chóng bắt nhịp công việc.
Nhờ vậy mà người lao động có nhiều lựa chọn; cũng như không khó khăn để tìm được một công việc mới ưng ý. Từ đó, họ có nhiều cơ hội học hỏi, nâng cao kỹ năng và phát triển bản thân.
Vì sao KHÔNG NÊN nhảy việc là gì?
Mất đi khoản thưởng cuối năm
Thưởng tháng 13 thường là một khoản tiền giúp người lao động giải quyết nhiều vấn đề tài chính như trả nợ; tiết kiệm; đầu tư; hoặc chi tiêu cho nhu cầu cá nhân và gia đình. Nếu không nhận thưởng, họ có thể phải đối mặt với khó khăn về tài chính trong thời gian chuyển việc.
Gặp phải sự cạnh tranh cao
Thị trường lao động cạnh tranh cao vì nhiều người tìm việc. Quá trình ứng tuyển, phỏng vấn và đàm phán có thể gặp áp lực và khó khăn. Ngoài ra, người lao động cũng có thể bị hạn chế lựa chọn công việc, vì nhiều doanh nghiệp đã hoàn tất kế hoạch tuyển dụng trước cuối năm.
Không có thời gian nghỉ ngơi và hòa nhập
Nhảy việc cuối năm có thể khiến người lao động không có thời gian nghỉ ngơi và hòa nhập với công việc mới. Họ phải bắt đầu công việc mới ngay sau khi kết thúc công việc cũ; hoặc ngay sau kỳ nghỉ Tết. Điều này khiến họ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và khó thích nghi với môi trường làm việc mới.
Lời khuyên cho người muốn nhảy việc cuối năm
Trước khi quyết định nhảy việc, anh/chị nên hỏi bản thân đang tìm kiếm điều gì. Bên cạnh đó, họ nên xem xét có nên đánh đổi công việc hiện tại hay không. Sau đây là 3 lời khuyên hữu ích nhất cho người muốn nhảy việc:
Đi phỏng vấn để “biết người biết ta”
Trước tiên, anh/chị nên ứng tuyển công việc mới và đi phỏng vấn để biết thị trường thay đổi như thế nào. Tiếp theo, anh/chị xem xét tình hình thị trường lao động có gì mới, các công ty trong ngành nghề đang làm có những quyền lợi và mức lương ra sao. Cuối cùng, bản thân sẽ có những điều chỉnh gì để phù hợp như tham gia khoá học, buổi đào tạo, chương trình mentoring (cố vấn).
Trau dồi kỹ năng để tăng tỷ lệ chọi với các ứng viên khác
Dù phỏng vấn thành công hay thất bại, anh/chị vẫn có thời gian để trau dồi kỹ năng cần thiết. Qua Tết, khoảng tháng 3 – 4 là mùa tuyển dụng cao điểm, người nào đã chuẩn bị trước là người có tỷ lệ chọi cao hơn ở giai đoạn này.
Cách nhảy việc cuối năm thuận lợi nhất
Nếu anh/chị vẫn quyết định tìm việc mới nhưng sợ gặp những vấn đề không lường trước được, hãy xem thật kỹ những mẹo nhảy việc sau đây:
Tìm kiếm công việc mới trước khi nghỉ việc cũ
Anh/chị nên tìm kiếm công việc mới trước khi thông báo nghỉ việc, để tránh rơi vào tình trạng thất nghiệp dài hạn. Anh/chị cũng nên chọn một công việc phù hợp với kỹ năng, kinh nghiệm và mong muốn của bản thân, để tránh hối tiếc sau này.
Thông báo nghỉ việc một cách lịch sự và chuyên nghiệp
Anh/chị nên thông báo cho sếp và đồng nghiệp một cách lịch sự và chuyên nghiệp. Anh/chị nên đáp ứng thời gian thông báo nghỉ việc, thường là từ 30 đến 45 ngày. Bên cạnh đó, anh/chị cũng nên giải thích lý do một cách rõ ràng và chân thành. Đừng quên cảm ơn sếp và đồng nghiệp đã hỗ trợ anh/chị trong thời gian qua.
Hoàn thành công việc cũ một cách tận tâm và có trách nhiệm
Trước khi rời khỏi công việc cũ, anh/chị không nên để lại những dự án dang dở; những vấn đề chưa giải quyết; hoặc những sai sót không sửa chữa. Anh/chị cũng nên bàn giao công việc cho người liên quan một cách chi tiết, để đảm bảo công việc được liền mạch và hiệu quả.
Duy trì mối quan hệ tốt với doanh nghiệp cũ
Sau khi rời khỏi công ty cũ, anh/chị không nên cắt đứt mối quan hệ với sếp và đồng nghiệp. Bởi vì họ có thể là những người hỗ trợ hoặc những người tham chiếu cho anh/chị trong tương lai. Anh/chị không nên nói xấu, chê bai, hoặc phản bội doanh nghiệp cũ vì điều đó sẽ làm tổn hại đến uy tín và danh tiếng của anh/chị trong ngành.
Tổng kết
Nhảy việc cuối năm là một quyết định quan trọng. Điều này có thể mang lại cho người lao động những lợi ích hoặc những rủi ro khác nhau. Anh/chị cần phải cân nhắc kỹ các lý do, mục tiêu, cơ hội, và khó khăn khi nhảy việc. Ngoài ra, anh/chị cũng cần nhảy việc một cách thông minh, để đảm bảo quyền lợi và mối quan hệ của bản thân với của doanh nghiệp cũ. Chúc anh/chị có một quyết định đúng đắn và một sự nghiệp thành công!
ƯU ĐÃI KHỦNG TRONG THÁNG
freeC Asia “DISCOUNT” lên đến 50% các dịch vụ!
Có thể anh/chị quan tâm:
- Tải eBook miễn phí Bật mí cách trở thành “Hot Linkediner”
- Tải eBook miễn phí Cách kết nối x3 trên Linkedin
- Recruitment Marketing là gì? 4 Bước cải thiện hiệu quả tuyển dụng
- 90% Nhà tuyển dụng Việt Nam chỉ biết vài bước trong quy trình Onboarding
- 9 Bước xây dựng Hành trình trải nghiệm ứng viên tuyệt vời