Bảng tính tiền lương là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi đơn vị, doanh nghiệp. Tuy nhiên, có không ít người chưa biết cách lập bảng thanh toán tiền lương rõ ràng, minh bạch và chính xác nhất. Chính vì vậy, sau đây blog.freeC.asia sẽ gợi ý cho các bạn mẫu bảng tính thanh toán tiền lương Excel Thông tư 133 và 200 hiệu quả nhất 2022 để bạn tham khảo.
Tìm hiểu chung về mẫu bảng tính thanh toán tiền lương Excel Thông tư 133 và 200
Trước khi tìm hiểu về mẫu bảng thanh toán lương mới nhất 2022, bạn cần phải nắm được một số thông tin cơ bản sau:
Bảng thanh toán tiền lương là gì?
Bảng thanh toán tiền lương là một giấy chứng từ quan trọng của các cơ quan, doanh nghiệp. Đây là cơ sở để đơn vị căn cứ tiến hành trả lương cho người lao động theo hàng tháng.
Bảng thanh toán tiền lương đa số được làm từ Excel. Nó giúp mọi người dễ dàng quan sát và giúp người lập bảng làm việc nhanh chóng và chính xác hơn. Trong bảng thanh toán tiền lương sẽ bao gồm các cột bắt buộc phải có như: lương cơ bản; tiền thưởng; tiền phụ cấp; các khoản thu nhập khác,…
Vai trò của bảng thanh toán lương Excel Thông tư 133 và 200
Theo Thông tư 133 và Thông tư 200 có sự khác nhau về đối tượng áp dụng, chế độ báo cáo tài chính và hệ thống tài khoản kế toán. Tuy nhiên, cả hai bảng thanh toán lương Excel theo Thông tư 133 và 200 đều có mục đích chung. Nó làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp và kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động. Đồng thời, đây còn là chứng từ để thống kê về tiền lương lao động.
Thông thường, trong những ngày cuối tháng, kế toán sẽ dựa vào các chứng từ để lập Bảng thanh toán tiền lương sau đó chuyển lên cho kế toán trưởng rà soát. Tiếp đến sẽ chuyển đến giám đốc. Sau khi đã được giám đốc ký duyệt, kế toán sẽ thực hiện nhiệm vụ để lập phiếu chi và phát lương cho người lao động.
Tìm hiểu về vai trò cũng quan trọng trong việc tìm mẫu thanh toán tiền lương Excel Thông tư 133 và 200.
Quy định về Bảng thanh toán lương Thông tư 133 và 200
Theo điều 10 Thông tư 133/2016-BTC và điều 9 Thông tư 200/2014/TT-BTC nêu rõ các doanh nghiệp, tổ chức có quyền được tự thiết kế mẫu chứng từ kế toán riêng để phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bảng thanh toán lương phải bao gồm đầy đủ các nội dung chủ yếu. Đồng thời, nó cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định của Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật kế toán.
Các chỉ tiêu cần có trên Bảng tính lương Excel theo Thông tư 133 và 200
Có rất nhiều mẫu bảng tính tiền lương Excel Thông tư 133 và 200 với nhiều cột khác nhau. Tuy nhiên, một bảng Excel tính lương chuẩn thường có các thông tin cơ bản sau:
Lương chính của người lao động – Mẫu bảng tính thanh toán tiền lương Excel Thông tư 133 và 200
Lương chính là mức lương đã được người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận và nêu rõ trong hợp đồng lao động. Lương chính và tiền phụ cấp của người lao động sẽ được căn cứ để đưa ra số tiền đóng bảo hiểm xã hội. Do số tiền đóng bảo hiểm không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Khoản phụ cấp miễn thuế và không có thuế
Khoản tiền phụ cấp theo Thông tư 133 và 200 quy định bao gồm: mức tiền thưởng tại điều 104 của Bộ luật lao động; tiền ăn; tiền hỗ trợ xăng xe; tiền phụ cấp nuôi con nhỏ; hỗ trợ người lao động có người thân kết hôn; hoặc người lao động có người thân bị mất,…
Khi lập bảng thanh toán tiền lương, kế toán cần phải chú ý đến các khoản người lao động được phụ cấp miễn thuế và không miễn thuế như: tiền ăn; tiền trang phục; tiền công tác thuế; tiền làm tăng ca; tiền lao động vào ngày nghỉ lễ,… Các khoản phụ cấp không miễn thuế bao gồm: tiền xăng xe; tiền thưởng; tiền nuôi con nhỏ,…
>>> Xem thêm việc làm hành chính
Cột tổng lương thực tế trong mẫu bảng tính thanh toán tiền lương Excel Thông tư 133 và 200
Lương thực tế được tính bằng lương chính và lương phụ cấp nhân với số ngày người lao động làm việc. Vì vậy, khi tính lương thì người kiểm toán cần phải căn cứ vào bảng chấm công để tính tiền lương chính xác nhất.
Để lập bảng chấm công theo Thông tư 133 thì bạn cần phải làm theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định bố cục, các hàng cột cơ bản của bảng chấm công.
- Bước 2: Lập hàm Excel với cấu trúc hàm Date và xác định các ngày, tháng trong bảng chấm công.
- Bước 3: Xác định thứ theo ngày trong tháng. Phân biệt các ngày chủ nhật trong tháng và tính số công của người lao động.
Lương đóng bảo hiểm xã hội
Theo quy định của Quyết định 595/QĐ-BHXH đã nêu rõ các khoản phụ cần cần phải đóng bảo hiểm xã hội đó là: phụ cấp chức danh; chức vụ; phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên, phụ cấp trách nhiệm,…
>>> Xem thêm Bảng lương tối thiểu vùng 2022 của 63 tỉnh thành
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp
Trong tính số tiền thuế thu nhập cá nhân (TNCN) bằng bảng Excel thì người làm bảng thanh toán lương cần phải dùng hàm là link để tính tiền. Đối với những người lao động có hợp đồng ký trên ba tháng, bạn cần tính tiền thuế theo biểu lũy tiến từng phần. Với người lao động đang trong quá trình thử việc hoặc làm thời vụ, bạn cần 10% thu nhập trước thời điểm thanh toán lương cho họ.
Lương tạm ứng trong Mẫu bảng tính thanh toán tiền lương Excel Thông tư 133 và 200 là gì?
Lương tạm ứng là số tiền mà người lao động được nhận trước trong tháng. Đây là cột quan trọng để đánh dấu mức lương mà người lao động được nhận một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, đối với những đơn vị không có điều khoản tạm ứng lương cho nhân viên thì cột này không cần thiết.
Cột tính lương thực lĩnh
Thực lĩnh là tiền người lao động nhận được sau khi tổng thu nhập trừ đi các khoản tiền bảo hiểm xã hội tính vào lương của người lao động, thuế TNCN và tiền tạm ứng (nếu có).
Cách viết mẫu Bảng tính thanh toán tiền lương Excel Thông tư 133 và 200 chuẩn nhất 2022
Một bảng thanh toán tiền lương Excel chuẩn bao gồm ba phần như sau:
Phần mở đầu – Mẫu bảng tính thanh toán tiền lương Excel Thông tư 133 và 200
Trong phần đầu của Bảng Excel thì bạn cần phải ghi rõ tên và địa chỉ và thông tin liên hệ của công ty tại phía góc trái của màn hình. Tiêu đề của Bảng tính lương cho nhân viên cần được đặt ở giữa. Phía dưới góc phải của bảng cần ghi chi tiết về ngày, tháng, năm thực hiện bảng thanh toán và đơn vị tiền thanh toán để bảng Excel được rõ ràng, minh bạch nhất.
Phần nội dung
Thông thường Bảng thanh toán tiền lương sẽ bao gồm cột ngang và cột dọc. Trong đó, cột ngang sẽ tùy thuộc vào số người lao động và cột dọc thông thường sẽ bao gồm 14 cột cơ bản, cụ thể như sau:
– Cột 1: Số thứ tự.
– Cột 2: Họ và tên của người lao động.
– Cột 3, 4: Bậc lương; hệ số lương của người lao động.
– Cột 4, 5: Số sản phẩm đã hoàn thành; kèm theo lương của sản phẩm.
– Cột 6, 7: Số công làm việc và tiền lương tính theo thời gian.
– Cột 8: Các khoản phụ cấp trong quỹ lương.
– Cột 9: Các khoản phụ cấp nằm trong quỹ thưởng, quỹ lương.
– Cột 10: Phần phụ cấp khác.
– Cột 11: Tổng tiền lương và tiền phụ cấp mà người lao động nhận được.
– Cột 12: Số tiền tạm ứng cho mỗi người trong đợt 1 (nếu có).
– Cột 13: Người lao động ký nhận tiền đợt 1.
– Cột 14: Tổng số tiền phải khấu trừ trong một tháng của người lao động.
– Cột 15: Số tiền tạm ứng cho mỗi người trong đợt 2 (nếu có).
– Cột 16: Người lao động ký nhận tiền đợt 2.
– Cột 17: Cột ký xác nhận đã nhận đầy đủ tiền lương.
Phần kết thúc trong mẫu bảng tính thanh toán tiền lương Excel Thông tư 133 và 200
Trong phần cuối của bảng thanh toán tiền lương thì bạn cần có đầy đủ cột ký tên của các bộ phận như: người lập biên, kế toán trưởng và Giám đốc Công ty.
Những lưu ý khi lập bảng thanh toán tiền lương Excel
Người kế toán khi làm Bảng thanh toán tiền lương không chỉ cần căn cứ vào bảng chấm công, phiếu theo dõi sản phẩm hoàn thành mà còn phải dựa vào hợp đồng lao động. Đây là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo sự minh bạch, bảo đảm quyền lợi của người lao động và khẳng định sự uy tín của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, khi lập bảng thanh toán lương người kế toán cần phải chú ý dựa vào các khoản không chịu thuế và thu nhập chịu thuế mà cá nhân phải nộp. Ngoài ra, bạn cần phải dựa vào các khoản chi cho bảo hiểm xã hội để tính lương chính xác nhất.
Không chỉ vậy, để làm bảng thanh toán tiền lương Excel tốt nhất, bạn cần phải nắm rõ về các Nghị định, phân biệt rõ về Thông tư 133 và 200. Đây chính là kiến thức chuyên môn cơ bản mà bất kỳ người kế toán nào cũng cần có. Đồng thời, bạn cần phải trang bị cho bản thân những kỹ năng về Excel và thông thạo các công cụ tính toán trong Excel để bạn có thể lập được bảng tính lương nhanh chóng và chính xác nhất.
Trên đây, freeC đã chia sẻ những nội dung liên quan đến lập bảng tính lương và mẫu bảng tính thanh toán tiền lương Excel Thông tư 133 và 200 chuẩn nhất 2022. Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết. Hy vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn để quá trình làm việc của bạn đạt hiệu quả cao nhất.
Có thể bạn quan tâm: