Smart Headhunting & Executive Search Service

Định nghĩa và sự khác nhau giữa Supply Chain và Logistics

Supply Chain là gì?

Supply Chain là một chuỗi các hoạt động có liên kết với nhau về việc chuyển đổi và dịch chuyển từ nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng đến tay người dùng nên còn được gọi là Chuỗi cung ứng. Vậy supply chain và logistics có điểm gì khác nhau và làm sao để phân biệt được.

supply-chain-la-gi.jpg
Supply chain hiện đang rất triển vọng tại thị trường Việt Nam

Vai trò của Supply Chain

Chuỗi cung ứng có vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc quản lý tốt sẽ giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, tăng độ bao phủ thị trường, mở rộng chiến lược và giúp doanh nghiệp tiến xa hơn.

Quản lý chuỗi cung ứng có mặt trong hầu hết tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, từ hoạch định, tìm nguồn hàng hay thu mua, sản xuất thành phẩm cho tới việc phối hợp với các đối tác, nhà cung ứng, các kênh trung gian và khách hàng. Đồng thời bao hàm việc quản lý cung và cầu trong hệ thống của doanh nghiệp.

Supply Chain góp phần đảm bảo đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Ở đầu vào của sản phẩm, lượng hàng hóa của doanh nghiệp được dự báo đúng nhu cầu của người tiêu dùng, nhu cầu thị trường, giảm lượng tồn kho của hàng hóa, giảm mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Ở đầu ra, hoạt động quản lý chuỗi cung ứng giúp cung cấp đủ sản phẩm cho thị trường, đem về doanh thu lợi nhuận cao cho công ty. Bên cạnh đó, cung ứng tốt còn góp phần đem lại hiệu quả trong hoạt động logistics, phân phối hàng nhanh nhất, đảm bảo “độ mới” của hàng hóa, giảm thiểu chi phí.

Mô hình chuỗi cung ứng

Mô hình chuỗi cung ứng được sử dụng nhiều nhất hiện nay là mô hình SCOR (Supply Chain Operations Reference) hay Mô hình Tham chiếu chuỗi cung ứng. Mô hình này giúp đo lường toàn bộ hiệu suất mà chuỗi cung ứng mang lại, tham chiếu quá trình quản trị chuỗi cung ứng trải rộng từ nhà cung cấp cho đến khách hàng.

Mô hình SCOR dựa trên ba nguyên tắc chính: mô hình hóa quá trình hoặc tái cấu trúc, đo lường hiệu suất và thực hành tốt nhất. Có 5 khối xây dựng mô hình hóa quy trình riêng biệt cho mô hình SCOR:

– Lên kế hoạch (Plan): Liên quan đến lập kế hoạch cung và cầu, các tiêu chuẩn phải được thiết lập để cải thiện và đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng.
– Nguồn (Source): Bao gồm bất kỳ quy trình mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ nào để đáp ứng nhu cầu. Giai đoạn này sẽ giúp bạn lập kế hoạch khi nào nhận, xác minh và chuyển giao một sản phẩm trong chuỗi cung ứng.
– Thực hiện (Make): Đây là quá trình sản phẩm được chuyển đổi sang trạng thái cuối cùng. Bước này đặc biệt quan trọng vì nó giúp trả lời các câu hỏi về make-to-order hay make-to-stock hay engineer-to-order. Phần “thực hiện” của quy trình cũng liên quan đến mạng lưới sản xuất, quản lý thiết bị và phương tiện.
– Giao hàng (Deliver): Là việc đưa sản phẩm ra ngoài, từ quản lý đơn hàng và nhập kho, đến phân phối và vận chuyển.
– Trả lại (Return): Các tổ chức phải chuẩn bị tốt để xử lý việc trả lại các sản phẩm, container hay bao bì bị lỗi.

Mô hình SCOR không cố gắng giải thích mọi quy trình hoặc hoạt động kinh doanh. Phạm vi cụ thể mà mô hình SCOR nhắm đến bao gồm:

– Tương tác khách hàng
– Giao dịch sản phẩm
– Tương tác thị trường

Quản trị Chuỗi cung ứng

quan-tri-chuoi-cung-ung-supply-chain.jpg
Chuỗi cung ứng góp phần mang đến những kết quả tốt trong công ty

Việc quản trị chuỗi cung ứng yêu cầu sự gắn kết và hợp tác chặt chẽ giữa các công ty và các đối tác trong cùng một chuỗi cung ứng. Quản trị chuỗi cung ứng cũng nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng thông qua việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên từ đó mang đến những kết quả tốt trong kinh doanh như:

– Giảm chi phí cho supply chain.
– Giảm lượng hàng tồn kho.
– Tăng độ chính xác trong quá trình dự báo sản xuất.
– Cải thiện vòng cung từ đơn hàng.
– Tăng lợi nhuận sau thuế.

Sự khác nhau giữa Supply Chain và Logistics

Đâu là sự khác biệt giữa supply chain và logistics. Nếu Logistics bao gồm các hoạt động trong phạm vi của 1 tổ chức thì Supply Chain là mạng lưới liên kết (network) giữa các công ty và các đối tác.

Logistics tập trung vào các hoạt động như: Thu mua, phân phối & quản lý hàng tồn kho trong khi đó chuỗi cung ứng bao gồm cả: Marketing, phát triển sản phẩm mới, tài chính & dịch vụ khách hàng. Tóm lại, Logistics là một phần của Quản lý chuỗi cung ứng, hai hoạt động này sẽ hỗ trợ và bổ sung cho nhau.

Chắc hẳn qua bài viết này bạn đã hiểu được Supply Chain là gì rồi đúng không nào? Trong xu thế hiện nay, khi ngày càng có nhiều tập đoàn nước ngoài đổ vốn đầu tư nên việc quản trị chuỗi cung ứng đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Nếu bạn đang có mong muốn tìm 1 công việc liên quan đến Quản lý chuỗi cung ứng thì hãy truy cập ngay vào freeC nhé!

freeC Asia

banner blog headhunting service English
TRỌN BỘ TÀI LIỆU HR OKR freeC blog
Recruiter FreeC
Build better HR teams, faster
Top businesses today recognize that talent acquisition is a specialized function that needs robust capabilities that focus on getting the right people into the company.

Đăng ký để nhận nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC

Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bẹn nhé!