FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

IT/Phần MềmKỹ năng

Cách viết CV Business Analyst thu hút nhà tuyển dụng ngay lần đầu tiên

CV Business Analyst chuẩn có khó viết không? Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Do đó mà các doanh nghiệp cần có một người giúp họ phân tích kinh doanh. Do vậy mà business analyst ra đời. Họ là ai? Công việc của họ là gì? Khi viết CV vị trí Business Analyst thì người xin việc cần lưu ý những gì? Các câu hỏi đó sẽ được bài viết giải đáp ngay sau đây.

[no_toc]

1.  Business Analyst là ai?

Đây là một nghề rất phổ biến hiện nay do nhu cầu tuyển dụng cao. Business Analyst còn được viết tắt là BA. Đây là những người chuyên phân tích các vấn đề liên quan đến kinh doanh. Vậy nên họ được gọi là chuyên viên phân tích kinh doanh. Và Việt Nam gọi là chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Hiện nay, Business Analyst được chia làm ba nhóm với chuyên môn khác nhau. 

cv business analyst
cv business analyst (source: freepik)

1.1 Management Analyst 

Management Analyst có nghĩa là chuyên gia tư vấn quản lý. Công việc của những người này là phân tích tài chính để đề ra một số giải pháp làm tăng doanh thu; và giảm chi phí sản xuất. 

Đối với một công ty thì lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu. Họ sẽ làm mọi cách để đạt được mức thu lợi cao nhất. Chuyên gia tư vấn quản lý đóng vai trò rất lớn để đạt được mục đích này.

1.2 Systems Analyst

Systems Analyst là chuyên viên phân tích hệ thống. Họ giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề kinh doanh liên quan đến kỹ thuật. Mọi người có thể hiểu đơn giản là họ sẽ phân tích các số liệu trên trang web bán hàng và từ đó đề ra các giải pháp cụ thể.

Ngày nay, trang web là một phần tất yếu trong kinh doanh. Nó không chỉ là nơi diễn ra các giao dịch qua mạng; mà còn là phần mềm giúp kéo gần khoảng cách của công ty đến với khách hàng. Website sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp đó như địa chỉ, số điện thoại, đánh giá về sản phẩm; mà doanh nghiệp cung cấp.

Một số người cho rằng, website là bộ mặt của một công ty khi tuyển dụng hoặc gặp gỡ đối tác. Bởi vì hiện nay, mọi người thích ở nhà; và lên mạng để tìm kiếm thông tin hơn là việc đến tận công ty đó. Vậy nên, các chuyên gia phân tích hệ thống sẽ giúp cho trang web trở nên hiện đại và thu hút khách hàng hơn. 

1.3 Data Analyst 

Xem thêm: Khám phá Cover Letter Business Analyst dành cho ứng viên

Data Analyst là những Chuyên gia phân tích dữ liệu. Sau khi họ nhận được thông tin từ các bộ phận khác nhau, họ sẽ tiến hành phân tích để tìm ra điểm mạnh của sản phẩm; và nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm này. Từ đó, họ có thể đề xuất một số giải pháp sản xuất cụ thể.

Tầm nhìn chiến lược, hay còn gọi là nhìn xa trông rộng là yếu tố mà bất kỳ một công ty nào cũng muốn có. Chỉ khi nhìn thấy nhu cầu của khách hàng thì công ty mới có thể thu được lợi nhuận sau khi bán sản phẩm.

Như vậy, Business Analyst có vai trò rất quan trọng đối với việc vận hành một công ty, đặc biệt là những công ty lớn. Systems Analyst, Data Analyst, Management Analyst hợp tác với nhau để có thể đạt được mục tiêu chung, đó là thu nhiều lợi nhuận.

2. Mức thu nhập của một Business Analyst 

Do nhu cầu của thị trường cần nhiều người có khả năng phân tích tốt nên công việc này hiện đang rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết mức lương của BA có cao không? Nó có đáp ứng được yêu cầu chi tiêu của cuộc sống hiện đại hay không? 

Lương của Business Analyst được đánh giá là khá cao so với cuộc sống Việt Nam. Theo một số thống kê nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mức lương trung bình của BA vào khoảng từ mười lăm đến hai mươi lăm triệu Việt Nam đồng. Nhưng nếu các bạn làm việc ở công ty nước ngoài thì con số này sẽ lớn hơn rất nhiều.

Điều này cũng không quá ngạc nhiên bởi vì đây là một ngành mới nổi gần đây và nhu cầu tuyển dụng của nó cũng rất lớn. Cho nên các BA sẽ có một môi trường làm việc phù hợp với năng lực của mình.

3. Hướng dẫn viết CV vị trí Business Analyst

Hiện nay, khi các bạn muốn làm việc tại bất kỳ một công ty, doanh nghiệp nào thì đều cần nộp CV. Vậy nên, bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn viết CV Business Analyst để gây ấn tượng với người tuyển dụng.

3.1 CV là gì?

Trước tiên, các bạn cần hiểu CV là gì. CV là viết tắt của Curriculum Vitae. Nó có nghĩa là sơ yếu lý lịch. Tuy nhiên, CV có một số điểm khác với sơ yếu lý lịch thông thường. Nếu sơ yếu lý lịch là bản tóm tắt về gia đình cũng như thông tin cơ bản như ngày tháng năm sinh; thì cv cung cấp thêm quá trình hoạt động của một người. Nó giúp người tuyển dụng có thể biết được các thông tin cơ bản; phương thức liên lạc cũng như kinh nghiệm làm việc của người xin việc.

cv business analyst
cv vị trí business analyst (source: freepik)

Thêm một điểm khác nữa đó là các bạn có thể tự tạo cho mình một mẫu cv để phù hợp với tính cách cũng như công việc mà các bạn muốn ứng tuyển. Ngày nay có rất nhiều công cụ, phần mềm hỗ trợ cho việc viết cv như Canva hoặc các trang web giúp tìm việc làm.

3.2 Hướng dẫn viết CV vị trí Business Analyst

Như đã giới thiệu ở trên, CV là phương tiện giúp nhà tuyển dụng biết được quá trình hoạt động của một người. Cho nên, đây là công cụ giúp các bạn thể hiện được năng lực của mình.

3.2.1 Thông tin trong CV Business Analyst

Đầu tiên là một số thông tin cơ bản như họ và tên, ngày tháng năm sinh, phương thức liên hệ. Các bạn chỉ cần đảm bảo mình ghi đầy đủ và đúng các thông tin. Đây là cách mà nhà tuyển dụng liên hệ với các bạn khi các bạn được chọn vào vòng sau.

3.2.2 Kinh nghiệm làm việc

Xem thêm: tuyển dụng business analyst

Tiếp theo là kinh nghiệm làm việc. Đây là mục tương đối quan trọng trong CV. Kinh nghiệm càng nhiều thì CV càng gây được ấn tượng. Do đó, trong quá trình học tập, các bạn cần tích cực tìm các công việc phù hợp với ngành nghề mình chọn.

Nhưng một số người sẽ hỏi là nếu như những người chưa có kinh nghiệm thì sao. Khi đó, các bạn cần gây ấn tượng bằng các văn bằng mà các bạn đạt được. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ chọn những người là sinh viên một ngôi trường có trình độ giảng dạy cao. Họ tin rằng những người này nhận được sự đào tạo chuyên môn tốt. Do đó mà các trường top đầu luôn là mơ ước, mục tiêu của rất nhiều học sinh.

cv business analyst

(Kinh nghiệm làm việc)

3.2.3 Màu sắc trong CV Business Analyst

Thêm một yếu tố nhỏ nhưng có võ khác là màu sắc của CV. Nhiều người nói rằng nó không quan trọng. Nhưng màu sắc lại là cái mà người khác nhìn vào đầu tiên. Người ta vẫn nói rằng cái nhìn đầu tiên là rất quan trọng.

Không những thế, một số công ty doanh nghiệp lớn còn có một số quy tắc ngầm về màu sắc CV. Khi các bạn chọn màu phù hợp thì nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy các bạn thích; và đã tìm hiểu kỹ về công ty. Có nghĩa là các bạn đã tạo được thiện cảm với công ty đó.

4. Học gì để trở thành Business Analyst

Đây là một ngành có nhu cầu tuyển dụng cao và đòi hỏi người làm có trình độ chuyên môn nhất định. Hiểu được điều này nên các trường đại học đã và đang đào tạo một số ngành đào tạo BA như hệ thống thông tin quản lý, quản trị kinh doanh,…

Bên cạnh đó, trong quá trình học tập, các bạn cần trau dồi kinh nghiệm và xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt. Nó sẽ giúp các bạn rất nhiều trong quá trình các bạn làm việc sau này.

Bài viết vừa giúp các bạn có nhiều thông tin hơn về Business analyst. Không những thế, bài viết còn hướng dẫn các bạn viết CV giúp các bạn tạo được ấn tượng tốt trong quá trình tìm việc. Hy vọng rằng các bạn có thêm nhiều thông tin hơn về ngành Business analyst.

Bài viết liên quan:

tìm việc nhanh tại freeC không cần CV

Related posts
Kỹ năng

Cách tính và Quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương

Kinh nghiệm phỏng vấnKỹ năngTìm việc

Viettel Post tuyển dụng thế nào? Mẹo phỏng vấn thành công

Kỹ năng

Personal Branding là gì? 18 Bí quyết phát triển Nhân hiệu

Kinh nghiệm phỏng vấnKỹ năng

26 Câu hỏi phỏng vấn Web Developer cần biết khi đi xin việc