FreeC Blog

Cold calling là gì? Những bước tạo kịch bản thu hút ứng viên

Để hiểu được Cold-calling là gì ngày nay thật ra cũng không dễ vì đây là một phương pháp đã xuất hiện rất từ lâu. Tuy nhiên, Cold- calling hay chào hàng qua điện thoại vẫn khẳng định được hiệu quả của mình, đặc biệt là với mảng tuyển dụng việc làm.

Điểm mấu chốt tạo nên hiệu quả của phương pháp này là nó phải được thực hiện đúng cách. Bài viết này sẽ chia sẻ bí quyết có thể tạo nên một kịch bản cold-calling thu hút ứng viên.

Cold-calling là gì? Tại sao cold-calling lại quan trọng? 

Cold-calling, còn được biết đến là hoạt động tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua việc gọi điện thoại. Khách hàng ở đây còn có thể được hiểu là những ứng viên (nếu bạn làm ngành headhunt). Với các thông tin kịch bản được xây dựng sẵn với mục đích làm tăng khả năng ứng tuyển của ứng viên vào vị trí mà bạn “tuyển dụng hộ” khách hàng.

tim-hieu-cold-call-la-gi
Cold calling là gì?

Công nghệ ngày càng phát triển, Cold-calling cũng vì thế mà cũng đã thay đổi. Ngày nay hoạt động này được dùng để tìm hiểu kỹ hơn về ứng viên tiềm năng và giới thiệu cho họ về vị trí công việc mới. Điều này giúp headhunter có thể tìm hiểu thêm tình trạng việc làm của ứng viên, đồng thời có thể lọc ứng viên tìm năng hơn để chuyển sang bước kế tiếp.

Các bước tạo ra kịch bản cold-calling thu hút 

Sau khi hiểu được Cold-calling là gì chúng ta cùng tìm hiểu cách tạo ra kịch bản thu hút. Vì Cold-calling là gọi điện trực tiếp, nên vô tình tạo ấn tượng không tốt với khách hàng, ứng viên. Chưa kể tới việc lừa đảo qua điện thoại càng làm cho hình thức này khó tin tưởng hơn.

Vì thế mà cách để khắc phục những trở ngại này chính là một kịch bản cold-calling thu hút:

Bước 1: Chọn thị trường phù hợp 

Bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất: Bạn phải xác định thị trường phù hợp với vị trí mà bạn đang tìm ứng viên. Bạn chắc chắn không muốn mất quá nhiều thời gian nhưng lại không mang về kết quả tốt nhất đúng không nào.

Lựa chọn ngách thị trường càng kỹ càng giúp tăng tỷ lệ chấp nhận cuộc gọi và chấp nhận ứng tuyển của người lao động. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng ở bước này càng hỗ trợ rất nhiều cho bước tiếp theo.

Bước 2: Xác định ứng viên tiềm năng 

Với sự hỗ trợ đắt lực từ mạng xã hội, việc tìm kiếm ứng viên tiềm năng của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. LinkedIn sẽ là công cụ thực sự hữu ích cho bạn để chinh phục được bước này.

Lấy ví dụ: Nếu bạn đang tìm một ứng viên với kinh nghiệm Senior về mảng IT, thì cùng với hỗ trợ từ bộ lọc của LinkedIn bạn sẽ tìm ra danh sách những ứng viên một cách dễ dàng.

Một sai lầm thường gặp ở bước này chính là bạn sẽ gọi ngay cho những ứng viên từ danh sách mà bạn đã lọc được đó. Nếu bạn thật sự làm như vậy thì bạn cần xem lại định nghĩa về Cold-calling là gì. Sai lầm này sẽ khiến cho nhiều ứng viên sẽ từ chối hoặc tắt máy ngay khi gọi.

Đó là lý do vì sao bạn cần thực hiện tiếp Bước 3 tiếp sau đây!

Bước 3: Nghiên cứu THẬT KỸ ứng viên 

Dành thời gian ra tìm hiểu về ứng viên tiềm năng sẽ giúp bạn có được cold-calling thành công hơn.

Sau khi bạn đã có được một danh sách những ứng viên bạn muốn gọi, đừng chỉ dừng lại ở việc biết những thông tin cơ bản về họ như tên và số điện thoại. Mà hãy trả lời những câu hỏi bên dưới, chúng thật sự sẽ giúp ích cho bạn:

Hiện nay chúng ta nhận rất nhiều cuộc gọi từ bán hàng, cho vay chứ không riêng gì tuyển dụng. Thế nên, nếu có thể đề cập vấn đề liên quan tới họ, sẽ dễ thu hút chú ý hơn. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được với những thông tin bạn đã có từ những bước trên.

Tóm lại, bạn cần hiểu bản chất Cold-calling là gì, sau đó tiến hành tạo nên kịch bản thu hút. Tất nhiên là mất thời gian nhiều hơn nhiều so với việc cứ thế nhấc máy lên và gọi, nhưng kết quả ban thu về khi bỏ thời gian ra để thực hiện những bước trên là hoàn toàn xứng đáng. Chúc bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm

Exit mobile version