Site icon FreeC Blog

Chính sách Bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2022 cần lưu ý

chính sách bảo hiểm xã hội năm 2022

Từ năm 2022, chính sách Bảo hiểm xã hội có nhiều thay đổi mà người lao động và nhà tuyển dụng cần lưu ý. Một vài thay đổi và cập nhật về thời gian nghỉ hưu, hưởng lương hưu, chính sách liên quan đến lao động nước ngoài, BHXH tự nguyện… Hãy cùng freeC tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới.

Những Chính sách Bảo hiểm xã hội có thay đổi

Thay đổi thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu ở nam giới

Công thức tính lương hưu vẫn áp dụng công thức của luật BHXH năm 2014

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Tuy nhiên có sự điều chỉnh ở tỷ lệ hưởng lương hưu tại khoản 2 điều 56 luật BHXH 2014 như sau:

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động có đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62. Số năm đóng và thời gian đóng bảo hiểm xã hội tương ứng như sau.

Có sự thay đổi chính sách BHXH năm 2022

>>> Tham khảo Năm 2022 đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm để được lương hưu tối đa

Theo quy định trên, lao động nam nghỉ hưu vào năm 2022 phải đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì mức hưởng tối thiểu bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Ngược lại, đến năm 2021, lao động nam sẽ được hưởng 45% cho 19 năm đóng BHXH. Ngoài ra, để được hưởng tối đa 75%, lao động nam phải có ít nhất 35 năm đóng BHXH.

Quy định này không áp dụng cho lao động nữ giới. Người có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội được hưởng tối thiểu là 45% và tối đa là 75% lương hưu đối với lao động nữ có đủ 30 năm đóng. Tỷ lệ trợ cấp tăng 2% với thời gian đóng một năm, ngược lại, nghỉ hưu sớm trước tuổi trừ 2% tỷ lệ trợ cấp áp dụng cho cả lao động nam và nữ.

Thay đổi tuổi nghỉ hưu trong chính sách bảo hiểm xã hội

Theo Điều 169 của Bộ luật Lao động năm 2019, tuổi nghỉ hưu sẽ được điều chỉnh hàng năm từ năm 2021 và với lao động nam sẽ tăng thêm ba tháng mỗi năm cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028. Lao động nữ sẽ thêm bốn tháng trước khi đạt 60 tuổi vào năm 2035.

Như vậy, độ tuổi nghỉ hưu năm 2022 có sự thay đổi như sau:

Người lao động có thể nghỉ hưu sớm hoặc muộn tuỳ trường hợp nhưng không vượt quá 5 tuổi theo quy định.

Độ tuổi nghỉ hưu có sự thay đổi trong năm 2022

Tăng mức lương hưu, trợ cấp BHXH

Tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 108/2021/NĐ-CP: Từ ngày 1-1-2022, mức lương hưu và trợ cấp hàng tháng sẽ được điều chỉnh tăng. Do đó, tăng thêm 7,4% so với mức lương hưu, trợ cấp BHXH của tháng 12/2021.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, kể từ ngày 1/1/2021, có 8 nhóm đối tượng được hưởng tăng như sau: Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức, quân nhân, công an … hưởng lương hưu hàng tháng. Cán bộ xã, phường, người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng. Công nhân cao su, người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Bộ đội, công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ xuất ngũ trở về địa bàn.

>>> Xem thêm Người lao động tự ý nghỉ việc có được tự chốt sổ BHXH hay không?

Ngoài ra, sau khi tăng 7,4%, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với người nghỉ hưu trước ngày 1-1-1995 còn dưới 2,5 triệu đồng thì được hưởng thêm 2,5 triệu đồng. Các cấp độ như sau:

Lao động nước ngoài được rút BHXH một lần

Từ 2022, theo nghị định Chính phủ quy định ở khoản 2 điều 17 nghị đinh 143 như sau: Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có tham gia BHXH bắt buộc được rút một lần khi thoả các điều kiện như sau:

Giấy phép lao động, chứng chỉ đào tạo và giấy phép đào tạo sẽ hết hạn trong vòng 10 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng, nhưng nếu không muốn tiếp tục làm việc hoặc gia hạn giấy phép thì có thể nộp hồ sơ hưởng BHXH. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, BHXH tỉnh làm thủ tục và thanh toán tiền. Nếu không giải quyết sẽ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người lao động.

Source: freepik

>>> Tìm việc làm nhanh chất lượng và hiệu quả trên toàn quốc

Tăng mức đóng BHXH tự nguyện

Theo chính sách bảo hiểm xã hội cập nhật năm 2022, Mức đóng BHXH tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do người lao động lựa chọn, thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo nông thôn của từng thời kỳ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Mức chuẩn nghèo được quy định từ năm 2022 là 1,500,000 đồng thay vì 700,000 đồng như trước. Do đó mức đóng BHXH tự nguyện được tính:

Mức đóng tối thiểu = 22% x 1,5 triệu đồng = 330.000 đồng

Ngoài ra, mức hỗ trợ hàng tháng của Nhà nước đối với người đóng BHXH tự nguyện sẽ tăng lên. Cụ thể, đối với người thuộc hộ nghèo là 99.000 đồng. Người thuộc hộ cận nghèo là 82.500 đồng và người thuộc các đối tượng khác là 33.000 đồng.

Trên đây là một số thay đổi trong chính sách BHXH từ năm 2022 do freeC cập nhật và mang đến cho bạn. Hy vọng với những thông tin trên, người lao động và nhà tuyển dụng sẽ cập nhật chính xác các quy định và cơ chế để áp dụng kịp thời vào năm 2022.

Có thể bạn quan tâm:

Exit mobile version