Smart Headhunting & Executive Search Service

Top 25 câu hỏi phỏng vấn Business Analyst phổ biến

Khi tham gia vào cuộc phỏng vấn vị trí Business Analyst, bạn sẽ không tránh khỏi việc gặp phải các câu hỏi hóc búa mà nhà tuyển dụng đưa ra. Trang bị tốt nhất bộ câu hỏi chuẩn sẽ giúp bạn biết bản thân nên làm gì và trả lời như thế nào để vượt qua vòng phỏng vấn dễ dàng. Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn top 25 các câu hỏi phỏng vấn Business Analyst thường gặp cùng hướng dẫn trả lời chi tiết nhất.

>> Danh sách tin tuyển dụng Business Analyst lương cao

Những câu hỏi phỏng vấn Business Analyst điển hình

business-analyst-cau-hoi-phong-van
Những câu hỏi phỏng vấn Business Analyst điển hình

1. Giải thích mô hình use case?

Đây là một trong số những câu hỏi giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được vốn kiến thức mà bạn đang có.

Gợi ý trả lời: “Mô hình use case bao gồm 2 yếu tố chính: Use case diagram là một mô tả đồ họa cụ thể hóa những actor nào có thể hoạt động và Use case description là một bản thực hiện từng bước được viết cụ thể về giao tiếp và đối thoại giữa các actor và hệ thống.”

2. Các elements chính của tài liệu SRS là gì?

Gợi ý trả lời: “Các elements chính của tài liệu SRS: Phạm vi công việc, Mô hình dữ liệu, Dependencies, Yêu cầu chức năng, Những yêu cầu Non-functional,…”

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng scope creep là gì?

Gợi ý trả lời: “Nguyên nhân gây ra tình trạng scope creep: Không có giao tiếp giữa các bên liên quan; yêu cầu của dự án không được ghi chép lại cụ thể.”

4. Làm thế nào để tránh tình trạng scope creep?

Gợi ý trả lời:

“ Để tránh tình trạng scope creep, ta cần:

  • Thông báo rõ ràng về yêu cầu của dự án .
  • Tuân theo những thay đổi thích hợp.
  • Có tài liệu thích hợp về các yêu cầu mới trong nhật ký dự án.

5. Từ góc độ một business analyst, bạn cho rằng yêu cầu và nhu cầu khác nhau như thế nào?

Gợi ý trả lời: “Nhu cầu là việc xác định nhu cầu tương lai của doanh nghiệp. Còn yêu cầu thể hiện nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp.”

6. Bạn cho rằng ý nghĩa của quản lý dự án là gì?

Gợi ý trả lời: “Quản lý dự án là quy trình lập kế hoạch, thiết lập, truyền cảm hứng và quản lý các nguồn lực, sự kiện để đạt được một mục tiêu xác định về tất cả các lĩnh vực dự án.”

7. Các tài liệu được sử dụng bởi một Business Analyst trong một dự án là gì?

Gợi ý trả lời: “Một BA cần sử dụng các tài liệu như: Functional Specification, Business requirement, Technical Specification,…

8. Là một business analyst, bạn định nghĩa Pareto Analysis là như thế nào?

Gợi ý trả lời: “Pareto Analysis là quy tắc 80/20. Đây là một kỹ thuật ra quyết định phù hợp để giải quyết khiếm khuyết và kiểm soát chất lượng. Với quy tắc này, 20% nguyên nhân tạo ra 80% lỗi trong hệ thống.”

pareto-analysis
Phân tích Pareto trong một sơ đồ cho thấy nguyên nhân nào nên được giải quyết trước tiên.

9. Phân biệt Risk và Issue?

Gợi ý trả lời: “Risk là một phần có thể ước tính và nắm bắt bằng cách thực hiện các chiến thuật giảm thiểu. Trong khi Risk đã xảy ra được gọi là Issue. Khi Risk đã xảy ra, nó được giải quyết bằng cách quản lý sự kiện hoặc quản lý vấn đề. Khi các vấn đề không được giải quyết thì bạn có thể lấy ví dụ từ đó cho các dự án bổ sung.

10. Giải thích ngắn gọn vai trò của Business Analyst trong một nhóm làm việc?

Gợi ý trả lời: “Business Analyst là người tạo sự kết nối với các bên liên quan trong một nhóm làm việc. BA đóng vai trò là cầu nối mang lại lợi ích cho quá trình làm việc nhóm. Vì điều quan trọng đối với một nhà phân tích nghiệp vụ là khả năng sắp xếp và đưa ra các yêu cầu của các nhà đầu tư này, đồng thời đáp ứng được mục đích kinh doanh.”

11. Business Analyst cần có điểm mạnh gì?

Gợi ý trả lời: “Một Business Analyst cần sở hữu những điểm mạnh về kỹ năng như kỹ thuật sử dụng công cụ cần thiết để phục vụ công việc; kỹ năng quản lý và kinh doanh; kỹ năng phân tích vấn đề. Khi thành thạo những kỹ năng này, chắc chắn công việc của BA sẽ rất hiệu quả, xây dựng được những chiến lược mới cho sự phát triển của công ty.”

12. Trước đây, bạn đã từng dùng cách tiếp cận dự án điển hình nào?

Gợi ý trả lời: “Tôi từng dùng cách quản lý các yêu cầu hiệu quả để tiếp cập dự án điển hình mà mình đã tham gia. Từ việc quản lý các yêu cầu, tôi có thể tìm kiếm, tổ chức, truy vết về sự thay đổi các yêu cầu trong hệ thống của một dự án điển hình.”

13. Trong tình huống khó khăn, bạn sẽ xử lý với các bên liên quan như thế nào?

Để trả lời câu hỏi phỏng vấn Business Analyst này, bạn nên đưa ra tình huống khó khăn mà bạn đã gặp phải, sau đó chia sẻ cách bạn xử lý tình huống. Cách trả lời này sẽ giúp bạn thuyết phục nhà tuyển dụng được tốt nhất.

Gợi ý trả lời: “Tôi đã từng gặp tình huống các bên tham gia dự án không thống nhất được quan điểm với những đối tượng tham gia dự án. Việc tôi đã làm là lắng nghe toàn bộ quan điểm của các bên và đề xuất một quan điểm thống nhất, lợi nhất với dự án phân tích kinh doanh để mọi người cùng đồng ý.”

ky-nang-giao-tiep
Giao tiếp và giải quyết vấn đề là kỹ năng quan trọng của BA

14. Bạn đã từng làm việc với những công cụ, hệ thống nào?

Với câu hỏi phỏng vấn Business Analyst này, để thuyết phục nhà tuyển dụng, bạn nên dùng dẫn chứng cụ thể về những công vụ và hệ thống mà bạn đã sử dụng.

Gợi ý trả lời: “Tôi đã dùng một số công cụ, hệ thống: mô hình Pest, 7S, Swot. Mỗi mô hình mà tôi sử dụng đều sở hữu những ưu điểm khác nhau. Tuy nhiên, trong phân tích kinh doanh, tôi thích sử dụng mô hình Swot bởi nó mang lợi thế về nguồn lực, vốn, kỹ năng, thương hiệu, mạng lướt,… Điều này giúp khách hàng chọn tôi mà không chọn đối thủ.”

15. Business Analyst sử dụng phổ biến nhất loại Diagram nào?

Gợi ý trả lời: “Những loại Diagram thường được sử dụng phổ biến hiện nay: Activity Diagram, State Transition Diagram, Context Diagram.”

16. Trong dự án xuất hiện sự thay đổi của yêu cầu thì bạn sẽ xử lý như thế nào?

Câu hỏi phỏng vấn Business Analyst này dùng để đánh giá tư duy logic, kỹ năng giải quyết vấn đề về năng lực của ứng viên.

Gợi ý trả lời: “Trong một dự án, khi khách hàng đưa ra thay đổi trong yêu cầu thì BA chuyên nghiệp cần xử lý vấn đề như sau. Tìm hiểu kỹ và xem xét các yêu cầu thay đổi. Sau đó, lắng nghe và thấu hiểu các thay đổi này để đưa ra được giải pháp đáp ứng được điều mà khách hàng mong muốn. Đây là công việc và trách nhiệm của một Business Analyst.”

17. Flowchart có vai trò quan trọng như thế nào?

Đây là một câu hỏi phỏng vấn Business Analyst không chỉ để đánh giá về chuyên môn mà còn dùng để tìm kiếm sự tự tin của ứng viên. Một câu trả lời chuẩn, ngắn gọn, tự tin là điều mà nhà tuyển dụng cần.

Gợi ý trả lời: “Flowchart giải thích chi tiết và đầy đủ khái niệm, quy trình phức tạp với đội ngũ kỹ thuật và các bên liên quan trong dự án. Từ đó, bên liên quan, đội kỹ thuật hay những người đọc sẽ có được cái nhìn tổng quan, hiểu chính xác vấn đề được đề ra. Chính vì vậy, Flowchart là kỹ năng cần thiết và rất quan trọng trong một dự án.”

18. Bạn sẽ làm gì để quản lý hiệu quả thời gian của bản thân?

Câu hỏi phỏng vấn Business Analyst này được đặt ra là muốn biết ứng viên sẽ hoàn thành công việc được giao như thế nào. Việc sắp xếp công việc khoa học chính là cách thể hiện tác phong làm việc chuyên nghiệp của Business Analyst.

Gợi ý trả lời: “Tôi luôn sắp xếp hợp lý thời gian cho các công việc quan trọng. Sử dụng thời gian mà bản thân có để xử lý toàn bộ công việc trong ngày, tránh trường hợp để việc tồn đọng sang những ngày tiếp theo. Sắp xếp thời gian để xử lý công việc cần thiết trước để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong công ty.”

ƯU ĐÃI KHỦNG TRONG THÁNG
freeC Asia “DISCOUNT” lên đến 50% các dịch vụ!

19. Công việc yêu cầu nghiệp vụ gọi là hoàn thành khi nào?

Gợi ý trả lời: “Công việc yêu cầu nghiệp vụ hoàn thành là khi công việc tập hợp đầy đủ kết quả theo yêu cầu nghiệp vụ đầu ra, phù hợp với nhu cầu kinh tế và được phê duyệt bởi cấp trên.”

20. Những kỹ năng cần có của một Business Analyst là gì?

Câu hỏi phỏng vấn này được đặt ra để biết được ứng viên có thực sự hiểu về công việc mà mình đang ứng tuyển hay không. Nếu bạn đã có kinh nghiệm và hiểu rõ về vị trí này thì bản thân sẽ có được đáp án chính xác.

Gợi ý trả lời: “Một Business Analyst nhất định cần có những kỹ năng như:

  • Kỹ năng cứng về chuyên môn và nghiệp vụ cần thiết của Business Analyst.
  • Kỹ năng mềm trong công tác quản lý công việc, xử lý vấn đề, giao tiếp,…”

21. Bạn hiểu thế nào về PaaS và SaaS?

Đây là một câu hỏi phỏng vấn Business Analyst rất đơn giản nhằm khai thác mức độ chuyên môn của ứng viên. Bạn chỉ cần trả lời đơn giản theo ý hiểu là sẽ có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Gợi ý trả lời: “PaaS là một dạng thuộc điện toán đám mây, cung cấp môi trường, nền tảng để nhà phân tích kinh doanh phát triển ứng dụng và dịch vụ qua mạng internet. Thông qua đó, mọi dữ liệu được lưu dữ trên đám mây giúp người dùng dễ dàng truy cập vào. SaaS là mô hình phân phối phần mềm cho các nhà cung cấp bên thứ 3. Thông qua đó, có thẻ lưu trữ dữ liệu ứng dụng và cho phép khách hàng truy cập qua internet.”

mo-hinh-dich-vu-dam-may
Mô hình dịch vụ đám mây PaaS và SaaS

22. Mô tả theo ý hiểu của bản thân về Personas?

Gợi ý trả lời: “Personas giúp nhà phát triển thực hiện công bằng trong hành vi của người dùng ở các tình huống khác nhau. Personas chỉ một nhóm đối tượng khách hàng hoặc người dùng cuối cùng.”

23. Vai trò và trách nhiệm của một Business Analyst trong dự án là gì?

Một câu hỏi phỏng vấn Business Analyst mang tính chất đánh giá ứng viên về vai trò trách nhiệm trong công việc. Để có câu trả lời chính xác nhất, bạn hãy tìm hiểu kỹ về công ty và vị trí ứng tuyển.

Gợi ý trả lời:

“Vai trò, trách nhiệm của một BA trong dự án:

  • Giải quyết tất cả các thắc mắc và câu hỏi truy vấn về kỹ thuật từ phía khách hàng.
  • Thực hiện phân tích tài liệu, đánh giá dự án hoặc chuẩn bị các tài liệu khi được yêu cầu.
  • Đưa ra các yêu cầu liên quan đến truy vấn từ nhóm dự án trong thử nghiệm và phát triển.
  • Tiến hành sửa đổi khi có yêu cầu của khách hàng.”

24. Theo bạn, một Business Analyst giỏi cần sở hữu những phẩm chất nào?

Gợi ý trả lời:

“Một BA giỏi cần sở hữu phẩm chất:

  • Hiểu rõ vấn đề mình làm để biết cách xây dựng những hướng đi và thực hiện công việc hiệu quả.
  • Kết hợp với các thành viên, phòng ban để đưa ra được các giải pháp phù hợp, mang đến một giải pháp tốt nhất cho khách hàng.
  • Có kỹ năng trong giao tiếp giúp BA thành công trong công việc và phát triển trong tương lai.”

25. Phát triển kinh doanh gồm những giai đoạn quan trọng nào?

Gợi ý trả lời:

“Phát triển kinh doanh gồm các giai đoạn quan trọng như:

  • Forming – định hướng
  • Storming – lập ý tưởng
  • Norming – đánh giá
  • Performing – thực hiện.”

Kinh nghiệm phỏng vấn business analyst

cau-hoi-phong-van-BA
Kinh nghiệm phỏng vấn Business Analyst

Vậy ngoài việc tham khảo kỹ các câu hỏi phỏng vấn Business Analyst, bạn còn cần phải có một sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đến gặp nhà tuyển dụng. Chẳng hạn:

  • Chuẩn bị sẵn bộ câu hỏi tuyển dụng Business Analyst chuẩn cho mình kèm với đáp án.
  • Lựa chọn trang phục đơn giản, nhã nhặn và lịch sự để gặp nhà tuyển dụng.
  • Chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ. Bạn có thể tải và sử dụng các mẫu CV, đơn xin việc từ các nguồn uy tín trên Internet.
  • Đặt hẹn giờ và chuẩn bị trước các tình huống có thể xảy ra trên đường di chuyển đến nơi phỏng vấn để đảm bảo không đến trễ thời gian.
  • Chuẩn bị tốt tinh thần trước khi đối diện với nhà tuyển dụng để có kết quả cao nhất.

Một số lưu ý để vượt qua vòng phỏng vấn Business Analyst

phong-van
Phỏng vấn Business Analyst

Để có thể vượt qua được các câu hỏi phỏng vấn Business Analyst của nhà tuyển dụng, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Bạn nên chuẩn bị sẵn các câu hỏi có thể gặp phải trong buổi phỏng vấn qua những thông tin chia sẻ ở mục trên của bài viết này. Sau đó, hãy nghiên cứu những câu trả lời trước để biết cách trả lời và chuẩn bị tốt hơn.
  • Đối với những câu hỏi dù khó hay dễ, bạn cũng không nên quá gấp gáp để trả lời mà cần có thời gian vài giây suy nghĩ và chuẩn bị để có câu trả lời thuyết phục và chính xác nhất.
  • Khi trả lời, bạn nên sử dụng âm thanh phù hợp, đủ nghe để đảm bảo nhà tuyển dụng có thể nghe được chính xác đáp án mà bạn đưa ra.
  • Sử dụng giọng điệu nghiêm túc trong tất cả các câu trả lời để đáp lại nhà phỏng vấn.
  • Bạn nên thoải mái sử dụng ngôn ngữ cơ thể để giúp bản thân tự tin và thuyết phục được nhà tuyển dụng.

Trên đây là tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn Business Analyst hay và phổ biến nhất trong các đợt tuyển dụng được FreeC sưu tầm. Danh sách câu hỏi và trả lời này giúp bạn làm quen với kiến thức phỏng vấn. Từ đó, có chuẩn bị tốt nhất cho buổi tuyển dụng của mình. Bên cạnh đó, bạn nên thi chứng chỉ Business Analyst, việc này sẽ giúp bạn trở nên đáng tin cậy và phù hợp với vị trí BA. Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp Business Analyst.

Có thể bạn quan tâm:

freeC Asia

Giải pháp tuyển dụng đột phá tích hợp công nghệ AI
GIẢI PHÁP TUYỂN DỤNG ĐỘT PHÁ TÍCH HỢP CÔNG NGHỆ AI
freeC hiểu rõ mục tiêu tuyển dụng và tầm quan trọng trong việc tìm kiếm, định vị tài năng. Hãy để freeC đồng hành cùng bạn, tạo nên sự khác biệt trong hành trình tuyển dụng.

Đăng ký để nhận nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC

Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!
Bài viết này mang đến giá trị cho bạn chứ?
Hãy đăng ký để đón xem nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC nhé!
Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!