Smart Headhunting & Executive Search Service

Top 15 câu hỏi phỏng vấn thường gặp ứng viên nhất định phải chuẩn bị trước! (Phần 2)

Lần trước freeC đã điểm qua 7 câu hỏi đâu tiên! Bài viết này là Phần 2 (phần còn lại) trong Top 15 câu hỏi phỏng vấn thường gặp ứng viên nhất định phải chuẩn bị trước.

8. Tell me about a conflict you faced at work and how you dealt with it?

(Kể về một tình huống mâu thuẫn trong công việc & cách giải quyết của bạn)

Hẳn chúng ta không còn lạ gì với hằng hà mâu thuẫn giữa các thành viên khi làm việc nhóm. Đây gần như là chuyện không thể tránh khỏi. Vậy nên nhà tuyển dụng nào cũng muốn tìm hiểu cặn kẽ cách bạn nhìn nhận; và phản ứng trong các tình huống xung đột. Thẳng thắn mà nói, bạn không thể chém gió với câu hỏi này. Cách duy nhất là hãy nhớ lại chuyện xưa; và nghiền ngẫm thật lâu, thật sâu để tìm ra ví dụ đáng chia sẻ nhất nhé. 

Và khi trình bày, bạn chỉ cần nói đơn giản xung đột ở đây là gì, cách giải quyết của bạn (khúc này đừng quên nhấn mạnh sự chuyên nghiệp khi bạn xử lý tình huống nhé), và cuối cùng khép lại câu chuyện với cái kết không thể tốt đẹp hơn, bạn và đồng nghiệp đã hoà giải thành công và nhờ đó, hai người đã hiểu nhau hơn rất nhiều.

9. What is your dream job?

(Công việc trong mơ của bạn là gì?)

câu hỏi phỏng vấn
câu hỏi phỏng vấn (source: freepik)

Cũng tương tự câu hỏi “Bạn sẽ là ai trong 5 năm tới?”, người phỏng vấn muốn biết những mục tiêu của bạn có thực tế hay không; độ tham vọng của bạn, và liệu rằng vị trí này, công ty này là bệ phóng phù hợp cho sự nghiệp của bạn.

Và phải nhắc lại một lần nữa, hãy tạm quên đi những mục tiêu cá nhân; và tập trung chia sẻ về những mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Đừng trả lời nhà tuyển dụng những câu đại khái như “Công việc mơ ước của tôi là được trả tiền để chụp choẹt sống ảo”; hay “Tôi muốn trở thành CEO trong tương lai” đó nha!

10. What do you expect out of your team/co-workers?

(Bạn mong đợi gì ở những đồng nghiệp tương lai?)

Câu hỏi này được đưa ra để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về khả năng phối hợp làm việc nhóm của bạn, cũng như độ “vừa vặn” của bạn với văn hoá của công ty. Rõ mục đích rồi, giờ thì tranh thủ lên website, fanpage của công ty lướt một lượt xem thử những yếu tố mà công ty đang hướng tới là gì nha!

11. What do you expect from your manager?

>>> Xem thêm Top 15 câu hỏi phỏng vấn thường gặp ứng viên nhất định phải chuẩn bị trước! (Phần 1)

(Bạn mong đợi điều gì từ cấp trên của mình?)

Thật ra mục đích của câu hỏi này cũng giống câu số 10. Hẳn bạn sẽ thắc mắc vậy nhà tuyển dụng hỏi tiếp để làm gì? Đơn giản là họ muốn mở rộng câu hỏi qua các chủ thể khác nhau (đồng nghiệp, sếp, văn hoá công ty,…) để có thể đánh giá chính xác độ tương thích của bạn với công việc này. 

Trong một số trường hợp,, người hỏi câu này có thể là sếp trực tiếp của bạn chứ không phải nhân sự. Vì vậy, hãy trả lời thành thật. Và nếu cần đừng quên chia sẻ về vị sếp hiện tại và cách họ đã; và đang làm để giúp bạn trở thành phiên bản tốt hơn nhé.

12. How do you deal with stress?

(Bạn giải quyết áp lực như thế nào?)

câu hỏi phỏng vấn
câu hỏi phỏng vấn (source: freepik)

Bằng cách đặt câu hỏi “Bạn giải quyết áp lực như thế nào?” nhà tuyển dụng sẽ xác định được ở bạn có tiềm ẩn dấu hiệu bất ổn nào hay không. Chắc chắn bạn phải áp dụng những kinh nghiệm xử lý “khủng hoảng” trước đây để trả lời câu hỏi này. Và đừng quên nhấn mạnh sự chuyên nghiệp và tích cực khi bạn giải quyết vấn đề nhé. 

Ngoài ra, bạn cũng cần chia sẻ cụ thể về cách mà bạn “làm hoà” với áp lực. Ví dụ đi bộ 15 phút hay cố gắng gạch bớt vài nhiệm vụ trên to-do list. Khi đó, họ sẽ có được cái nhìn khách quan nhất về mức độ thích nghi và phản ứng của bạn trong các tình huống căng thẳng. 

13. What would the first 30 days in this position look like for you?

( Trong tưởng tượng của bạn, 30 ngày làm việc đầu tiên trông như thế nào?)

Câu hỏi này giúp công ty hiểu bạn có thể làm được những gì trong khoảng 1-3 tháng đầu tiên. Vậy hãy bắt đầu câu trả lời bằng việc liệt kê những thông tin cần thiết cho những ngày đầu tiên của bạn tại công ty. Sau đó, chia sẻ thêm về bộ kỹ năng “tủ” của bạn; và cách bạn đưa nó vào trong công việc. 

14. What are your salary requirements?

(Hãy chia sẻ mức lương bạn mong muốn!)

Không phải nhà tuyển dụng nào cũng đưa ra câu hỏi này. Nhưng để yên tâm tốt hơn hết bạn vẫn nên dành thời gian suy nghĩ về nó. Cốt cũng để đảm bảo bạn sẽ nhận được một mức lương tương xứng với giá trị; mà bạn sẽ đem đến cho công ty.

câu hỏi phỏng vấn
câu hỏi phỏng vấn (source: freepik)

Lưu ý rằng, tất nhiên nhà tuyển dụng phải được biết mức lương bạn mong muốn, nhưng trường hợp họ yêu cầu được biết cả mức lương cũ, bạn có thể cân nhắc trả lời hoặc không, vì điều này thật ra không được hợp lệ lắm đâu. 

15. Do you have any questions?

( Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?)

Câu hỏi siêu kinh điển để kết thúc buổi phỏng vấn cũng là câu hỏi khiến nhiều ứng viên bối rối nhất: “Bạn có câu hỏi nào dành cho công ty không?”. Với những ứng viên khéo léo, đây chính là cơ hội để họ để lại dấu ấn cuối cùng trước khi rời đi. Vì vậy, bạn đừng tỏ ra lúng túng. Hãy trả lời rằng “Tôi không có câu hỏi nào”, “Thắc mắc của tôi đã được giải đáp” hoặc đặt những câu hỏi hết sức chung chung. Điều này hẳn  khiến bạn bị trừ mất vài điểm trong mắt nhà tuyển dụng đó.

Thật ra có rất nhiều câu hỏi bạn có thể đặt ra cho người phỏng vấn, chỉ là bạn có chuẩn bị hay chưa thôi! Bí mật không có gì bí mật ở đây là tìm hiểu trước, rồi ghi nhớ tầm 3-5 câu hỏi và khi được hỏi, hãy nhanh chóng chọn ra 2 câu tiềm năng nhất. 

Bạn ạ, phỏng vấn vốn là một cuộc đối thoại hai chiều. Và kỳ thực, nhà tuyển dụng sẽ rất vui vẻ đổi vai từ người hỏi thành người trả lời, họ đã hỏi bạn cả buổi rồi, và họ cũng rất muốn “được” hỏi để họ có cơ hội chia sẻ nhiều hơn và tìm hiểu thêm về bạn. Chỉ cần hoàn thành tốt phần này, bạn có thể tin rằng mình đã để lại một ấn tượng tốt đẹp sau buổi phỏng vấn!

Có thể bạn quan tâm:

website tuyển dụng

freeC Asia

Cập nhật nội dung chất lượng chỉ có tại freeC
Giải pháp tuyển dụng đột phá tích hợp công nghệ AI
GIẢI PHÁP TUYỂN DỤNG ĐỘT PHÁ TÍCH HỢP CÔNG NGHỆ AI
freeC hiểu rõ mục tiêu tuyển dụng và tầm quan trọng trong việc tìm kiếm, định vị tài năng. Hãy để freeC đồng hành cùng bạn, tạo nên sự khác biệt trong hành trình tuyển dụng.

Đăng ký để nhận nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC

Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!
Bài viết này mang đến giá trị cho bạn chứ?
Hãy đăng ký để đón xem nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC nhé!
Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!