FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

Kinh nghiệm phỏng vấnKỹ năng

Những lời “nói dối” cần thiết khi phỏng vấn xin việc

Trung thực luôn là điều tốt nhất. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều được biết là luôn đưa ra lời nói dối ở một số nơi cần thiết — đặc biệt là trong một cuộc phỏng vấn xin việc. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu từ Đại học Massachusetts phát hiện ra rằng 81% số người đã nói dối về bản thân vào một điểm nào đó trong quá trình phỏng vấn. Nhưng không phải mọi thứ chúng ta nói ra đều là nói dối. Biết cách nói dối đúng trường hợp, đúng thời điểm sẽ mang lại kết quả tốt nhất. Sau đây chúng ta sẽ bàn về những lời “nói dối” cần thiết khi phỏng vấn xin việc mang lại kết quả tốt nhé.

Phỏng vấn xin việc thế nào hiệu quả?

Những lời “nói dối” cần thiết khi phỏng vấn xin việc

“CV này đã bao gồm toàn bộ quá trình làm việc của tôi.”

Mặc dù việc lược bỏ một số công việc bạn đã làm trong quá khứ là đang nói dối. Nhưng thực tế, đây là lời nói dối xứng đáng. Các công việc trong quá khứ không liên quan đến việc bạn sắp ứng tuyển nên được cho qua. Bạn nên xem xét tầm quan trọng kinh nghiệm trong quá khứ của mình với một mốc thời gian gắn liền với nó có quan trọng không. Nếu trải nghiệm trước đó không liên quan, thì việc bỏ nó đi cũng không có hại gì!

“Tôi yêu công việc cũ của mình.”

Bởi vì không ai muốn nói xấu sếp cũ của họ với người có thể là sếp trong tương lai. Đây là một lời nói dối thường xuất hiện trong phỏng vấn xin việc. Và rất may, đây là một sự giả dối thường có lợi cho bạn. Nói những điều tiêu cực về sếp cũ hoặc công ty cũ là một trong những điều tồi tệ nhất trong một cuộc phỏng vấn xin việc.

>>> Xem thêm Unilever tuyển dụng 2021 – Quy trình và lưu ý khi phỏng vấn

“Sếp cũ của tôi rất tuyệt vời.”

Tất nhiên, khi đi làm gặp rắc rối với cấp trên không phải quá hiếm. Trên thực tế, trong một cuộc khảo sát của Gallup với 150.000 nhân viên, 70% số người thừa nhận rằng họ không hòa hợp với sếp. Tuy nhiên, nếu bạn nói thật với người sếp trong tương lai về những rắc rối giữa bạn và sếp cũ, đây có thể là một bất lợi cho bạn. Người phỏng vấn có thể đoán đúng hoặc sai tính cách của bạn dựa trên những gì bạn kể. Vì vậy luôn cẩn thận khi đề cập đến một cá nhân khác trong cuộc phỏng vấn, nhất là sếp cũ.

“Điểm yếu lớn nhất của tôi là tôi quá tham công tiếc việc.”

Người phỏng vấn không hỏi bạn về điểm yếu của bạn chỉ để xem liệu bạn có thể tìm ra những cách sáng tạo để nói nhiều hơn về điểm mạnh của mình hay không. Câu hỏi này kiểm tra xem bạn có thể thừa nhận rằng mình có sai sót hay không và liệu “bạn có đủ tự nhận thức để cải thiện chúng hay không.” Tuy nhiên, chúng ta không nên thành thật quá trong trường hợp này bằng cách nói hàng loạt điểm yếu lặt vặt. Thay vào đó hãy nói: “Điểm yếu lớn nhất của tôi là tôi quá tham công tiếc việc.”. Đây là câu trả lời vừa nêu lên được điểm mạnh của bản thân, vừa nêu được điểm yếu một cách hoàn mỹ nhất.

“Tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi lúc mọi nơi.”

Gần như mọi công việc đều yêu cầu bạn thực hiện các nhiệm vụ ngoài trách nhiệm chính của mình. Vì vậy, nếu vì một lý do nào đó mà bạn thấy mình thường

không nhiệt tình với việc giúp đỡ các bộ phận khác của công ty, cách tốt nhất của bạn có lẽ là chỉ nói dối. Nhưng hãy khắc phục dần vì đây là tính cách quan trọng giúp bạn thành công trong quá trình phát triển sự nghiệp.

“Tôi hoàn toàn phù hợp cho công việc này.”

Dù các nhà quản lý tuyển dụng có thể cố gắng tìm ra ứng viên phù hợp nhất. Nhưng thật tế, ứng viên hoàn hảo vẫn không tồn tại. Và nếu có, họ chắc chắn sẽ không nói về việc họ hoàn hảo đến mức nào. Vì vậy, thay vì nói ra điều này trong cuộc phỏng vấn xin việc, hãy tập trung làm nổi bật các nhiệm vụ của vai trò mà bạn có thể thực hiện với mức độ gần như hoàn hảo. Đưa những dẫn chứng chứng minh bạn đã làm tốt các công việc như vậy trong quá khứ.

>>> Xem thêm VNG tuyển dụng – Kinh nghiệm ứng tuyển thành công

“ Tôi muốn khám phá những thử thách mới”

Nếu bạn vẫn đang có công việc hiện tại ổn định, thì một trong những câu hỏi bạn có thể được nghe khi phỏng vấn là, “Tại sao bạn lại muốn rời bỏ vị trí cũ?” Nhưng nếu câu trả lời thực sự của bạn cho câu hỏi đó liên quan đến mức lương ít ỏi hoặc một vị sếp tồi, thì có lẽ tốt hơn bạn nên nói điều gì đó về việc muốn khám phá những cơ hội phát triển mới.

“Tôi rất vui khi được làm việc vào cuối tuần và ngày lễ.”

Không ai muốn làm việc vào cuối tuần và ngày lễ. Nhưng nếu bạn nói dối và nói với người tuyển dụng rằng bạn thích làm việc theo ca thứ Bảy, thì bạn hãy chuẩn bị mãi mãi là người đi làm cho cuối tuần và ngày lễ nếu bạn nhận được lời đề nghị từ công ty đó. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá tinh thần tích cực năng động của bạn. Đôi khi chuyên môn không phải là tất cả. Những nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao các ứng viên có tinh thần trong công việc hơn là các ứng viên chuyên môn cao.

Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc

Sở thích của bạn

Ngoài việc nói sở thích cá nhân của bạn, hãy tìm hiểu một vài điều có thể liên quan đến công việc và văn hóa của công ty. Cho dù bạn có làm điều đó hay không, bạn nên đề cập đến bất kỳ sở thích hoặc thói quen nào giúp bạn trau dồi các kỹ năng phù hợp với vị trí bạn đang phỏng vấn xin việc. Đảm bảo rằng bạn không nói dối về điều gì đó mà bạn chưa từng làm.

Đừng nói dối rằng bạn thích bơi khi bạn không thể hoặc rằng bạn thích bóng đá khi bạn không thích hoạt động ngoài trời chút nào. Với câu hỏi này, hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng không mấy quan tâm đến việc bạn thích làm gì trong thời gian rảnh rỗi. Điều họ muốn biết là bạn có tính cách phù hợp với văn hoá công ty hay không. Hãy cận trọng với câu hỏi được xem như là không quá quan trọng này nhé.

>>> Xem thêm 10 câu hỏi phỏng vấn Web Developer cần biết khi đi xin việc

Bạn sẽ làm gì trong 5 năm nữa?

Một trong những điều nhà tuyển dụng quan tâm nhất trong các cuộc phỏng vấn xin việc là cam kết của bạn với công ty.Việc thay đổi công việc ngày càng phổ biến khiến các công ty thận trọng hơn trong việc tuyển dụng vì không nhà tuyển dụng nào muốn dành thời gian và tiền bạc để đào tạo một nhân viên có khả năng sẽ ra đi trong vài tháng hoặc hơn. Do đó, mục đích của câu hỏi này là để biết mục tiêu nghề nghiệp của bạn và liệu vị trí đó có được quan tâm hay không.

Bạn không cần phải tiết lộ nơi bạn dự định làm việc trong 5 năm tới. Giữ câu trả lời của bạn chung chung nếu bạn không nghĩ về cam kết làm việc lâu dài.Thay vào đó, bạn có thể nói về định hướng nghề nghiệp mà bạn muốn phát triển trong 5 năm tới. Tập trung vào những điểm chung giữa công việc lý tưởng và công việc hiện tại.

Trên là những kinh nghiệm về những lời “nói dối” cần thiết khi phỏng vấn xin việc. Tất nhiên, bạn không nên quá phô trương bản thân vì có thể nó sẽ phản tác dụng. Hãy thật khéo léo trong từng trường hợp để lời nói dối là điểm mạnh chứ không phải hại bạn trong tương lai nhé!

Các bài viết liên quan:

Related posts
Kỹ năng

Cách tính và Quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương

Kinh nghiệm phỏng vấnNhân Sự & Tuyển dụngThu phục nhân tài

5 bước triển khai đào tạo nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp

Kinh nghiệm phỏng vấnNhân Sự & Tuyển dụngThu phục nhân tài

Mẫu gửi email cho ứng viên chuyên nghiệp kèm các lưu ý

Kinh nghiệm phỏng vấnMẹo viết CVNhân Sự & Tuyển dụng

CV của Senior Human Resource có gì? Mẫu và Các câu hỏi thường gặp - Phần 3