FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

Kinh nghiệm phỏng vấnNhân Sự & Tuyển dụngThu phục nhân tài

Các giai đoạn của quá trình phỏng vấn tuyển dụng hiệu quả

Đối với hầu hết doanh nghiệp thì quá trình phỏng vấn đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Mục đích của các buổi phỏng vấn là để tìm ra nhân tài phát triển tình hình kinh doanh. Nếu muốn quá trình này diễn ra thuận lợi, đòi hỏi nhà tuyển dụng phải chuẩn bị kỹ càng. Thấu hiểu điều đó, freeC đã chuẩn bị sẵn thông tin về các giai đoạn của quá trình phỏng vấn tuyển dụng giúp bạn ở bên dưới. 

Quy trình phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là gì?

Quy trình tuyển dụng và trả lời phỏng vấn là một loạt các hoạt động nhằm sàng lọc và lựa chọn ứng viên có tiềm năng của nhà tuyển dụng để đáp ứng yêu cầu công việc của vị trí đang tuyển.

Một quy trình tuyển dụng (phỏng vấn và trả lời phỏng vấn) gồm nhiều phần như: Phạm vi, định nghĩa, mục đích, nội dung tuyển dụng,… Thực tế, bộ phận nhân sự của từng công ty sẽ căn chỉnh lại quy trình tuyển dụng sao cho phù hợp.

Ví dụ, một quy trình tuyển dụng cấp quản lý sẽ khác với quy trình tuyển dụng một thực tập sinh. Vì vậy, bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu tính chất và tình hình doanh nghiệp của mình trước khi xây dựng quy trình tuyển dụng cho doanh nghiệp.

các giai đoạn của quá trình phỏng vấn tuyển dụng
Nguồn ảnh: Biginterview

Mục đích của quá trình tuyển dụng

Mục đích của quá trình tuyển dụng là chọn được nhân sự đủ tâm và đủ tài để vận hành các hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một quá trình tuyển dụng tối ưu nhất cũng giúp nhân viên hòa nhập tốt với môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp. Xây dựng quá trình tuyển dụng hiệu quả cũng góp phần xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng.

ƯU ĐÃI KHỦNG TRONG THÁNG
freeC Asia “DISCOUNT” lên đến 50% các dịch vụ!

Các giai đoạn của quá trình phỏng vấn tuyển dụng

Quá trình phỏng vấn tuyển dụng tại từng công ty thì sẽ có những giai đoạn khác nhau. Tùy công ty mà quá trình tuyển dụng có thể 8,9 hoặc 10 giai đoạn. Sau đây, freeC sẽ hướng dẫn bạn 7 giai đoạn cốt lõi nhất của quá trình phỏng vấn tuyển dụng hiệu quả.

Giai đoạn 1: Chuẩn bị trước chân dung ứng viên

Giai đoạn chuẩn bị là giai đoạn quan trọng nhất của mọi quá trình. Nếu bạn không có sự chuẩn bị tốt, bạn sẽ phải sửa đi sửa lại nhiều lần khi đang thực thi. Bạn nên dành thời gian để xây dựng một chân dung ứng viên lý tưởng trước khi bắt đầu.

Hãy tự hỏi, bạn đang tìm một ứng viên như thế nào? Điều gì tạo nên một hồ sơ ứng viên lý tưởng? Người có khả năng như thế nào thì có thể đạt được mục tiêu của vị trí tuyển dụng? Những ứng viên tài năng thường sẽ quan tâm đến điều gì khi tìm kiếm công việc mới? Làm thế nào bạn có thể thu hút ứng viên tốt nhất? Thông điệp tiếp thị nên như thế nào?

Những câu hỏi đó sẽ là những gì bạn cần liệt kê vào bản mô tả công việc một cách rõ ràng. Khi bạn đã xác định đúng chân dung, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận đúng ứng viên phù hợp.

chuẩn bị chân dung ứng viên
Nguồn ảnh: Recruitrobin

Giai đoạn 2: Tìm nguồn cung cấp và thu hút nhân tài

Sau khi hoàn thành giai đoạn chuẩn bị, nhà tuyển dụng cần đăng tin tuyển dụng. Nội dung phỏng vấn này phải ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn có những thông tin cơ bản nhất.

Bạn có thể đăng tin tuyển dụng trên nhiều nền tảng, như:

  • Nền tảng tuyển dụng thông minh freeC.
  • Website chính thức của công ty.
  • Mạng xã hội.
  • Các hội nhóm tuyển dụng.
  • Diễn đàn.
  • Báo hoặc kênh truyền hình.

>>> Xem thêm ảnh tuyển dụng ấn tượng có thể áp dụng khi đăng tin trên mạng xã hội

Ngoài ra, bạn cần lựa chọn lựa chọn kênh tuyển dụng phù hợp với đối tượng ứng viên mà công ty đang hướng đến. Từ đó, việc tiếp cận và sàng lọc ứng viên chính xác cũng dễ dàng hơn.

>>> Tham khảo nền tảng tuyển dụng ứng viên bằng công nghệ AI, miễn phí không giới hạn tại kênh freeC dành cho nhà tuyển dụng.

Giai đoạn 3: Phỏng vấn sơ lược và kiểm tra trắc nghiệm

Ở giai đoạn này, nhà tuyển dụng sẽ phỏng vấn sơ bộ và hỏi những câu hỏi tổng quát; nhằm sàng lọc ứng viên tiềm năng. Bạn có thể cho ứng viên làm trắc nghiệm test MBTI, DISC, MI,… để hiểu thêm về nội tâm của ứng viên. 

Sau khi ứng viên đã vượt qua tất cả bài test và câu hỏi phỏng vấn của bạn; kể cả họ thể hiện tốt kỹ năng ở lĩnh vực khác, bạn cũng khoan từ chối. Bạn có thể chuyển họ sang một bộ phận khác để đánh giá vì có thể bộ phận khác đang cần.

>>> Xem thêm Trắc nghiệm MBTI – Test tính cách – Chọn đúng nghề

Phỏng vấn sơ lược và kiểm tra trắc nghiệm
Nguồn ảnh: Hireology

Giai đoạn 4: Sàng lọc ứng viên

Giai đoạn này là lúc bạn sẽ nói với ứng viên về quy trình tuyển dụng; như, sau khi đậu phỏng vấn, họ sẽ được gì từ công ty bạn (lương thưởng cao, môi trường thân thiện, thời gian làm việc linh hoạt,…). 

Như vậy, bạn đã giúp ứng viên biết được những gì họ đáng mong đợi từ công ty bạn. Hãy tôn trọng thời gian của ứng viên như cách bạn mong đợi họ sẽ trở thành nhân viên tài năng của công ty bạn.

Giai đoạn 5: Chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn

Sau khi sàng lọc được ứng viên tiềm năng, bạn cần chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn trực tiếp. Qua cuộc phỏng vấn này và những bài test ở giai đoạn trước, bạn sẽ có cái nhìn bao quát hơn. Bạn cần chuẩn bị: chốt thời gian và địa điểm phỏng vấn; người tham gia phỏng vấn,…

Bạn cũng nên gửi một email thông báo với ứng viên về thông tin buổi phỏng vấn, trang phục, hồ sơ,… Đây là giai đoạn nâng cao trải nghiệm của ứng viên, cũng như nâng cao hình ảnh tuyển dụng của công ty bạn.

Chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn
Nguồn ảnh: Parade

Giai đoạn 6: Giới thiệu đôi nét về doanh nghiệp

Đây là giai đoạn cần thiết trong quy trình tuyển dụng. Với giai đoạn này, bạn giúp ứng viên hiểu được họ có phù hợp với công ty bạn hay không; cũng như xây dựng hình ảnh thương hiệu nhà tuyển dụng. Bạn cần giới thiệu về công ty, như: lĩnh vực kinh doanh, chế độ đãi ngộ, chương trình đào tạo nhân viên,…

Giai đoạn 7: Kiểm tra tham chiếu

Đây là giai đoạn xác minh thông tin của ứng viên. Kiểm tra tham chiếu là giai đoạn nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với các liên hệ tham chiếu (sếp cũ/đồng nghiệp cũ) của ứng viên; để làm rõ thêm trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm và tính cách của ứng viên. Thông qua giai đoạn này, nhà tuyển dụng có thể đưa ra quyết định cuối cùng.

Kiểm tra tham chiếu
Nguồn ảnh: Practicegrowth

Kết luận

Bên trên, blog.freec.asia đã chia sẻ với bạn các giai đoạn của quá trình phỏng vấn tuyển dụng. Không có quy trình nào là hoàn hảo nhất, chỉ có quy trình tuyển dụng phù hợp nhất. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể áp dụng linh hoạt vào doanh nghiệp của mình, để tìm kiếm và xây dựng một đội ngũ nhân sự tài giỏi.

headhunt

Có thể bạn quan tâm:

Related posts
Nhà Tuyển DụngNhân Sự & Tuyển dụng

Nhà tuyển dụng: Hiểu về vai trò, kỹ năng và kinh nghiệm

HR InsightsNhà Tuyển DụngQuy trình OnboardingQuy trình tuyển dụngThu phục nhân tài

15 Mẹo từ chuyên gia giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng (Quality of Hire)

Nhân Sự & Tuyển dụngQuy trình tuyển dụng

Tuyển dụng trên mạng xã hội nào là hiệu quả nhất?

Mẫu mô tả công việcThu phục nhân tài

Để điều kiện lao động trở thành lợi thế cạnh tranh cho công ty (Phần 2)