FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

Phát Triển Sự NghiệpỨng Viên

Business Analyst là gì? (BA) và những điều bạn nhầm tưởng.

Khi nhắc về vị trí Business Analyst, gọi tắt là BA, mình thật sự chả có tí thông tin gì. Có nhiều người bảo rằng chỉ trong ngành IT mới cần đến vị trí Business Analyst này. Tuy nhiên thực tế chứng minh rằng, bất kỳ ngành nghề nào cũng cần đến Business Analyst (BA) vì tính quan trọng của mình. Hãy cùng tìm hiểu Business Analyst là gì này nhé!

Định nghĩa về Business Analyst (BA)

Business Analyst hay BA, được định nghĩa là một “Chuyên viên phân tích nghiệp vụ”. BA là cầu nối giữa khách hàng với bên kinh doanh và đội kỹ thuật của doanh nghiệp. Định nghĩa chi tiết hơn thì Business Analyst là người “giúp định nghĩa ra những yêu cầu để có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác”.

Lấy ví dụ cụ thể cho dễ hiểu hơn: khách hàng phản hồi rằng đội ngũ sales của mình không được chuyên nghiệp, vậy Business Analyst có nhiệm vụ “định nghĩa”, phân tích và tiến hành đưa ra phương án giải quyết vấn đề. Có thể là training chuyên sâu hoặc tuyển những bạn sales mới.

Business Analyst (BA) được chia làm 3 chuyên môn chính

Management Analyst – Chuyên gia tư vấn quản lý

Là một “nhánh” của Business Analyst nói chung. Chuyên gia tư vấn quản lý là người chuyên đề xuất những giải pháp để cải thiện hiệu quả của công ty hoặc tổ chức. Management Analyst tư vấn cho các nhà quản lý làm cách nào để doanh nghiệp có lợi hơn thông qua việc giảm chi phí và tăng doanh thu.

Systems Analyst – Chuyên gia phân tích hệ thống

Đây mới chính là Business Analyst IT trong truyền thuyết. Là người phân tích và thiết kế kỹ thuật để giải quyết các vấn đề kinh doanh có yếu tố công nghệ. Systems Analyst giúp xác định những cải tiến cần thiết, thiết kế hệ thống để thực hiện những thay đổi cho doanh nghiệp. Đào tạo và chuyển giao quyền sử dụng hệ thống.

Data Analyst – Chuyên gia phân tích dữ liệu

Data Analyst là người sẽ thu thập thông tin và kết quả, sau đó trình bày những dữ liệu này ở dạng đồ thị, biểu đồ, sơ đồ hoặc bảng biểu và báo cáo lên trên. Tiếp theo họ sẽ sử dụng các dữ liệu này để xác định xu hướng và dựng mô hình để dự đoán những gì có thể xảy ra. Điều này khá tương đồng những định nghĩa về Business Analyst ở phía trên.

Những công việc cụ thể của Business Analyst

anh-1-business-analyst.jfif
Công việc của một business analyst cụ thể là gì?

  • Làm việc với khách hàng và thấu hiểu mong muốn của họ. Từ đó phân tích và đề xuất những giải pháp phù hợp, tạo dựng các quy trình, tài liệu hóa yêu cầu và xác nhận thông tin với khách hàng.
  • Chuyển giao thông tin cho nội bộ giữa các team có liên quan đến đề xuất.
  • Vì những yêu cầu theo thời gian cần phải được update lại. Do đó, Business Analyst cần phải phân tích được những ảnh hưởng của sự thay đổi đến tổng thể hệ thống và phải quản lý được sự thay đổi đó qua từng phiên bản được cập nhật trong tài liệu.

Hành trình để trở thành Business Analyst (BA)

anh-2-nhung-dieu-can-biet-ve-business-analyst-compressed.jpg
Cần trang bị những gì để trở thành một business analyst

Những người trong lĩnh vực IT (Ví dụ: Lập trình viên, chuyên viên kiểm tra phần mềm,…)

Muốn trở thành một Business Analyst, họ cần bổ sung thêm những kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ khác như kế toán, nhân sự, tài chính… Họ cũng là những đối tượng dễ dàng hơn trong việc trở thành một Business Analyst cũng nhờ vào những kiến thức nền tảng chuyên về mảng IT.

Những người không chuyên (Ví dụ: kinh doanh, marketing,…)

Lợi thế của nhóm đối tượng này là về kỹ năng giao tiếp. Nghề Business Analyst cũng cần những người năng động, linh hoạt, và kỹ năng đàm phán. Rào cản lớn nhất của nhóm này là kỹ thuật, để đàm phán thì họ cần nắm các hệ thống, quy trình kỹ thuật cần thiết, như thế thì mới có thể tư vấn rõ cho khách hàng được.

Những người vừa có cả nền tảng kiến thức IT và lĩnh vực khác

Người thuộc nhóm này thường là những lập trình viên/ quản lý dự án có thâm niên. Họ có kiến thức bao quát từ lĩnh vực IT đến kinh tế. Cũng vì vậy mà nhóm này sẽ dễ dàng trở thành Business Analyst nhất.

Tuy nhiên vẫn có điểm cần cải thiện chính là tính tức thời trong cập nhật công nghệ mới cũng như sự linh hoạt trong lối suy nghĩ của mình.
Đó cũng chính là những điều có thể bạn vẫn chưa biết về nghề việc làm business analyst. Nếu bạn có hứng thú và định hướng trở thành một BA thì hãy ghé website freec.asia để ứng tuyển những vị trí Business Analyst phù hợp với bạn nhé!

Related posts
Nhân Sự & Tuyển dụngỨng Viên

Cách để ứng tuyển 1 vị trí mới trong ngành nhân sự (HR)

Kinh nghiệm phỏng vấnNhà Tuyển DụngỨng Viên

Top 14 nền tảng tuyển dụng được yêu thích nhất

Tìm việcỨng Viên

28 Việc làm cho sinh viên đầy đủ nhất và được ưa chuộng nhất

Kinh nghiệm phỏng vấnKỹ năngỨng Viên

40 Câu hỏi phỏng vấn React phổ biến và cách trả lời hay nhất