“Danh tiếng”, “uy tín” và “tầm cỡ” 3 từ khóa để miêu tả về ngân hàng BIDV. Bất kỳ ai muốn trở thành nhân viên chính thức của ngân hàng này đều phải đạt tiêu chuẩn; và tất nhiên, bạn sẽ phải vượt qua một phỏng vấn căng thẳng. Nếu bạn không biết BIDV tuyển dụng sẽ hỏi những gì và cách trả lời thế nào để ghi điểm, hãy đọc bài viết bên dưới của freeC!
Mục Lục
1. BIDV tuyển dụng thường hỏi những câu cơ bản nào?
Trong bất kỳ cuộc phỏng vấn nào, ứng viên luôn phải đối mặt với những câu hỏi dễ và những câu hỏi khó. Chúng có thể được ưu tiên từ dễ đến khó, nhưng đôi lúc không thường xuyên như vậy. Nhà tuyển dụng có thể đặt câu hỏi cho ứng viên trong từng trường hợp cụ thể để để biết ý định cuối cùng của ứng viên. Vậy những câu hỏi cơ bản dành cho ứng viên BIDV gồm những gì?
1.1. Vì sao bạn lại chọn BIDV là nơi để phát triển sự nghiệp?
Đầu tiên, cách trả lời câu hỏi này là bạn hãy nêu điều gì đó mà bạn muốn phù hợp với môi trường làm việc của BIDV. Có rất nhiều lý do, bạn có thể lựa chọn một trong số đó, chẳng hạn như bạn thích môi trường làm việc của BIDV; muốn phát triển bản thân trong môi trường chuyên nghiệp,…
Bạn đừng bao giờ đề cập đến việc bị sa thải ở đơn vị cũ, vì xích mích với đồng nghiệp, bất đồng với sếp trước,… Tóm lại, mọi lý do liên quan đến nơi làm việc cũ đều không nên xuất hiện ở đây.
1.2. Theo bạn làm sao để giảm thiểu rủi ro khi cho khách hàng vay vốn?
Với câu hỏi này, bạn cần đưa ra câu trả lời chính xác; thể hiện kinh nghiệm và trải nghiệm của bản thân như là một ứng viên có chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng xử lý công việc thực tế.
Bạn có thể trả lời như sau:
“Đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh (hoặc đầu tư) thì cần phải có nguồn vốn riêng, điều này sẽ giúp ngân hàng hạn chế rủi ro ở mức độ nhất định”.
1.3. Thời hạn cho vay hợp lý căn cứ vào những gì?
Một câu hỏi về kiến thức chuyên môn, nếu bạn tự tin vào kiến thức và khả năng của mình thì có lẽ câu hỏi lý thuyết này không khó đối với bạn.
Một số cơ sở để xác định thời hạn cho vay bao gồm:
- Căn cứ tham gia của người vay vào chu trình sản xuất và hoạt động của khách hàng
- Thời hạn cho vay được xác định dựa trên mục đích vay của khách hàng
- Các ngân hàng có thể xem xét cho vay dựa trên thời gian hoàn vốn của dự án đầu tư
- Căn cứ vào khả năng cân đối vốn của ngân hàng
- …
1.4. Bạn có những ưu điểm gì phù hợp với vị trí ứng tuyển?
Đây là câu hỏi không có đáp án chính xác, đáp án chủ yếu do thí sinh đưa ra nhưng phải cân đối sao cho hợp lý.
Các ứng viên của BIDV có thể mô tả bản thân rằng có khả năng giao tiếp; ngoại ngữ và kỹ năng phục vụ khách hàng tốt khi ứng tuyển vào vị trí giao dịch viên, lễ tân; Hoặc có năng lực quản lý, lãnh đạo, thuyết trình khi ứng tuyển vào vị trí quản lý ngân hàng;…
Tùy từng vị trí công việc mà bạn sẽ đưa ra câu trả lời phù hợp, và tuy không quá khó để đưa ra câu trả lời nhưng bạn phải liên hệ với bản thân để biến tất cả các kỹ năng trên đều có thật.
2. BIDV tuyển dụng sẽ hỏi những câu nâng cao gì và cách trả lời ra sao?
2.1. Hãy kể tên một số ngân hàng có Nhà nước góp vốn?
Ứng viên quan tâm đến các vị trí công việc ngân hàng phải có những thông tin cơ bản liên quan với ngành. Cụ thể, nhà tuyển dụng BIDV muốn tìm hiểu xem kiến thức của bạn có phải là những gì họ mong đợi bằng cách hỏi một câu hỏi khá đơn giản như tiêu đề trên.
Gợi ý:
- Một số ngân hàng do nhà nước góp vốn bao gồm:
- Ngân hàng Trách Nhiệm Hữu Hạn MTV Dầu khí toàn cầu (GP Bank);
- Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (Oceanbank);
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank);
- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank);
- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV);
- Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (CB);
- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
>>> Xem thêm ABBank tuyển dụng thường hỏi những câu tiếng Anh gì?
2.2. Những trường hợp nào không được vay vốn tại ngân hàng?
Đây là một số trường hợp chưa được ngân hàng chấp thuận cho dù có đầy đủ hồ sơ. Mọi hoạt động cho vay không mang lại giá trị kinh tế sẽ bị ngân hàng từ chối nên người vay cần lưu ý tìm hiểu lý do.
Bạn có biết điều gì sẽ xảy ra khi ngân hàng không chấp thuận cho vay không?
Gợi ý:
Các trường hợp cụ thể mà ngân hàng không chấp nhận cho vay như sau:
- Vay tiền ngân hàng để mua hàng lậu.
- Vay ngân hàng cho các hoạt động đầu tư bất hợp pháp.
- Vay tiền ngân hàng để mua vàng miếng để tích trữ.
- Vay ngân hàng trả nợ ngân hàng cho vay.
- Vay ngân hàng để trả nợ các tổ chức tín dụng khác.
- Vay tiền ngân hàng để trả các khoản phí bất hợp pháp
Bạn có thể đưa ra tất cả những điều trên để thuyết phục nhà tuyển dụng.
2.3. Hãy phân biệt 2 khái niệm cho vay và tín dụng?
Nhiều người lầm tưởng tín dụng và cho vay và là cùng một khái niệm, vì vậy nhà tuyển dụng cũng muốn biết xem bạn có đang nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này hay không.
Gợi ý:
Bạn có thể nói ngắn gọn và súc tích như sau:
“Cho vay là một trong những hoạt động của tín dụng. Tín dụng cũng có nghĩa là cho vay nhưng hàm ý rộng hơn. Theo đó tín dụng là chi tiền ra trước sau đó thu tiền về gồm cả gốc lẫn lời. Ngoài cho vay, tín dụng còn là bảo lãnh,…”
3. BIDV tuyển dụng còn hỏi những câu nào khác?
Ngoài các câu hỏi trên, ứng viên BIDV khi phỏng vấn cần trả lời thêm một số câu hỏi sau:
- Trong hoạt động tín dụng, anh/chị quan tâm nhất đến điều gì?
- Bạn nghĩ “Thương trường là chiến trường?” là gì?
- Bạn biết những gì về Ngân hàng BIDV?
- Bạn có biết chúng tôi có bao nhiêu chi nhánh không?
- Nêu các bước trong quy trình tín dụng?
- Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu cho vị trí này?
Ngoài việc được gợi ý trả lời phỏng vấn như trên, bạn cần chuẩn bị thêm tinh thần thép và đáp ứng một số điều kiện sau để sớm ghi điểm trước cửa nhà tuyển dụng của bạn.
4. Kinh nghiệm khi đi phỏng vấn tại ngân hàng BIDV
Tất cả những gì nhà tuyển dụng cảm nhận về bạn có thể quyết định cuối cùng của cuộc phỏng vấn. Vì vậy, ngoài chuyên môn cần thiết, bạn cần phải lưu ý đến những gợi ý sau:
Đầu tiên, hãy tạo một hình ảnh chuyên nghiệp thông qua cách ăn mặc và phối đồ. Nhân viên ngân hàng có thể mặc trang phục công sở như áo sơ mi, quần âu; lựa chọn màu sắc phù hợp và chú ý đến kiểu tóc, phụ kiện đi kèm.
>>> Xem thêm Đi phỏng vấn mặc gì để không mất lòng nhà tuyển dụng?
Thứ hai, thái độ là yếu tố quyết định kết quả của một cuộc phỏng vấn. Vì vậy, dù bạn là sinh viên hay người đã có kinh nghiệm, đừng dao động trước nhà tuyển dụng mà hãy nhìn thẳng vào mặt họ để chứng tỏ bạn có đủ tự tin.
>>> Xem thêm 11 Cách trả lời phỏng vấn thông minh
Thứ ba, khi đi phỏng vấn, hãy đến sớm hơn giờ hẹn, điều này có thể giúp bạn ổn định tâm lý, có thời gian xem xét lại và không bị mất hình ảnh,…
Bên trên, blog.freec.asia đã chia sẻ với bạn BIDV tuyển dụng sẽ hỏi những gì và kinh nghiệm vượt qua vòng phỏng vấn tại đó. Hy vọng bạn sẽ thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và sớm trở thành nhân viên chính thức tại BIDV.
Có thể bạn quan tâm: