Giải pháp tuyển dụng đột phá tich hợp công nghệ AI

Angular là gì? Tìm hiểu những vấn đề cơ bản về Angular

Angular là gì? Có những gì thú vị xoay quanh thuật ngữ này? Trong bài viết hôm nay, freeC sẽ phân tích các nội dung nhằm giải đáp các thắc mắc của ứng viên về Angular. Nào, đọc bài viết ngay thôi! 

[no_toc]

Angular nghĩa là gì?  

Thuật ngữ Angular trong chuyên ngành IT được hiểu là mã nguồn mở (open source) hoặc các framework miễn phí chuyên dụng cho công việc thiết kế trang web. 

angular là gì
angular nghĩa là gì (source: freepik)

Từ những năm 2009, Angular  đã có những vị thế ổn định và được duy trì bởi “ông lớn” Google. Các Framework này được xem là frameworks front end mạnh mẽ nhất; thể hiện năng lực chuyên môn cao bởi những đội ngũ lập trình viên cắt HTML cấp độ chuyên gia. 

Song song với quá trình biến động và phát triển, Angular được ứng dụng rộng rãi với mục đích xây dựng project Single Page Application (SPA). Hiện tại, các phiên bản mới của Angular đã có được những dấu ấn rõ ràng hơn. Điển hình nhất chính là Version stable – Angular 9 (ra mắt 7/1/ 2020) với TypeScript lần lượt là 3.6 và 3.7.  

Lịch sử phát triển Angular 

Ra đời từ 2009 với cái tên AngularJS, tiềm năng của Angular lúc này được nhiều người trong giới chuyên môn đánh giá rất cao. Khi đó, Misko Hevery và 2 lập trình viên khác đã viết lên hơn 17.000 dòng mã khác dành cho dự án Google Feedback trong khoảng 6 tháng.  

Với số lượng mã ngày càng nhiều khiến cho quá trình sửa lỗi kiểm soát phát sinh ngày càng phức tạp hơn. Với những phán đoán và việc mạnh dạn viết lại toàn bộ mã nhờ sử dụng dự án GetAngular của mình, các mã dự án đã giảm nhanh xuống chỉ còn 1.500 dòng. Chính sự thành công là bước ngoặt lớn đánh dấu bước phát triển của AngularJS. 

Các phiên bản của Angular  

Angular có 2 phiên bản cụ thể như sau: 

Phiên bản 1: Tên chính thức được công bố là AngularJS. Hiện vẫn đang được nghiên cứu, nâng cấp bởi các chuyên gia trong ngành. Phiên bản 1.7.3 đã được nhà sản xuất phát hành vào năm 2018. 

Phiên bản 2: Tên chính thức là Angular với việc sở hữu tư duy thay đổi hoàn toàn với phiên bản thứ đầu tiên; mang lại tham vọng giúp cho Angular có thể đánh bại ReactJS.  

Điểm khác biệt giữa AngularJS và Angular  

Dưới đây là các thông tin khảo sát sự khác biệt giữa AngularJS và Angular 

angular là gì
angular nghĩa là gì (source: freepik)

Năm ra đời: Angular – 2016; AngularJS – 2020 

Ngôn ngữ: 

  • Angular: TypeScript phiên bản nâng cao của JavaScript 
  • AngularJS: JavaScript 

Kiến trúc:  

  • Angular: Sử dụng các components và directives. Components là directives có template 
  • AngularJS: AngularJS hỗ trợ thiết kế Model-View-Controller. Chế độ xem xử lý thông tin có sẵn trong mô hình để tạo ra kết quả đầu ra 

Routing: 

  • Angular: Dùng @Route Config{(…)} cho cấu hình định tuyến 
  • AngularJS: Dùng $routeprovider.when() cho cấu hình định tuyến 

Ưu điểm và nhược điểm của Angular  

Về Ưu điểm  

Là một giải pháp hữu hiệu dành cho các Single Page Application làm việc 

  • Nhờ khả năng Binding data, Code front end trở nên khá thân thiện trên các nền tảng  
  • Dễ dàng Unit test; có thể tái sử dụng component tiện ích 
  • Hỗ trợ cho các lập trình viên có thể viết code được ít hơn với nhiều chức năng hơn 
  • Chạy AngularJS linh hoạt trên nhiều loại trình duyệt khác nhau: cả PC và mobile 

Về nhược điểm: 

  • Bản chất của AngularJS là một trong những các Front End. Và front end này có độ bảo mật không cao. Vì thế, các vấn đề phát sinh về dữ liệu thường không an toàn. Nếu có sử dụng, bạn cần thiết lập một hệ thống kiểm tra dữ liệu sao cho việc trả về được tốt nhất  

Sử dụng Angular sẽ làm được gì?  

>>> Xem thêm: tuyển dụng angular

Khi đã biết Angular là gì? Những vấn đề cơ bản của nó, bạn có thể áp dụng việc thực hiện điều dưới đây (ở góc độ tập tiếp cận hoặc thuần thực sử dụng): 

  • CRUD Web Apps: được người dùng biết đến là những tính năng mà Angular được ưu tiên sử dụng nhiều nhất 
  • Mobile Apps: Dân IT có thể dùng Angular kết hợp cùng Phonegap để tạo ra một loại Mobile App  bạn có thể tạo một Mobile Web App 
  • Chrome Extensions: 1 hướng tiếp cận đơn giản nhất. Được khái quát trong vấn đề tạo ra Chrome Extension là sử dụng Yeoman- một Chrome Extension Generator. 
  • CSS3 Animations, Testable JS Apps, Firebase Powered Apps 

Các đặc trưng cơ bản của Angular  

  • Có thể được phát triển dựa trên cơ sở nền tảng JavaScript 
  • Có khả năng tạo các ứng dụng client-side dựa trên mô hình MVC 
  • Sở hữu khả năng tương thích cao. Angular có thể xử lý các vấn đề phát sinh khi viết mã; và quá trình này diễn tiến tự động, linh hoạt và nhịp nhàng  
  • Khi có open source và miễn phí, nó được sử dụng rộng rãi hơn 

Cách thức hoạt động của Angular  

Cách vận hành của Angular luôn được nhiều ứng viên quan tâm. Song không quá phức tạp, chúng ta có thể nắm bắt cách thức hoạt động như sau. 

angular là gì
angular là gì (source: freepik)

Sau quá trình AngularJS được nhúng vào trang thì nó sẽ hiển thị các thông tin tương ứng cho việc phân tích các mã lệnh HTML. Mã lệnh HTML gắn với các thuộc tính ng-app=””. Khi đó, thuộc tính này có ý nghĩa quan trọng khi nó giúp kích hoạt để bắt đầu cho việc khởi tạo ứng dụng.

Thẻ tiếp theo sau đó sở hữu thuộc tính ng-model=”name”; giúp tạo ra biến name bên trong ứng dụng AngularJS trên. Đó cũng là lý do cớ sở cho việc giá trị của biến luôn bằng với giá trị của trường cuối cùng của thẻ thứ 2. Khi có bất kỳ thay đổi nào trong biến name, Angular sẽ được sử dụng; và nó sẽ gắn giá trị này trở thành nội dung HTML rồi đặt bên trong thẻ thứ 2 này. 

Tính năng cơ bản của Angular  

Cùng freeC điểm qua các tính năng cơ bản của Angular nhé! 

  • Controller: Mục đích xử lý các dữ liệu cho đối tượng $scope 
  • Data-binding: Vận hành tự động và đồng bộ dữ liệu giữa model và view 
  • Service: Có khả năng khởi tạo 1 lần duy nhất dành riêng ứng với mỗi ứng dụng bất kỳ. Các phương án về giải pháp dữ liệu cũng được chia sẻ cụ thể ($rootElement, $document,  $httpBackend,…) 
  • Scope: 1 trong những đối tượng có nhiệm vụ giao tiếp giữa controller và view của các ứng dụng 
  • Filter: Tính năng dùng để lọc các tập hợp con từ bên trong item ở các mảng khác nhau 
  • Directive: Tạo ra các thẻ HTML riêng nhằm mục đích phục vụ một số nhu cầu nhất định. Ví dụ như ngBind, ngModel,… 
  • Temple: Là một thành phần thuộc view. Nó có khả năng hiển thị thông tin từ controller 
  • Routing: Mối quan hệ về sự chuyển đổi giữa các action trong controller, qua lại ngay giữa các view 
  • MVC & MVVM: Được biết đến là mô hình thiết kế nhằm mục đích phân chia các ứng dụng có nhiều thành nhiều phần khác nhau 
  • Deep link: Liên kết sâu. Tính năng hữu dụng cho phép dân lập trình IT mã hóa các trạng thái của ứng dụng bên trong URL; và có thể bookmark với nhiều công cụ tìm kiếm khác. Đặc biệt, với cơ sở những URL cùng trạng thái, các ứng dụng đều có thể được phục hồi lại 
  • Dependency Injection: Tính năng hỗ trợ bạn tạo ra các ứng dụng có tiềm năng phát triển, dễ nắm bắt và kiểm tra 

Lời kết  

Angular nghĩa là gì? Có lẽ thông qua bài viết trên, freeC đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc cụ thể nhất về Angular là gì. Hi vọng, các bạn ứng viên đã có cho mình những hành trang bổ ích trên hành trình chinh phục vị trí Angular nói riêng và các vị trí lập trình IT khác nói chung. 

Có thể bạn quan tâm:

trang tuyển dụng việc làm

freeC Asia

Giải pháp tuyển dụng đột phá tích hợp công nghệ AI
GIẢI PHÁP TUYỂN DỤNG ĐỘT PHÁ TÍCH HỢP CÔNG NGHỆ AI
freeC hiểu rõ mục tiêu tuyển dụng và tầm quan trọng trong việc tìm kiếm, định vị tài năng. Hãy để freeC đồng hành cùng bạn, tạo nên sự khác biệt trong hành trình tuyển dụng.

Đăng ký để nhận nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC

Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!
Bài viết này mang đến giá trị cho bạn chứ?
Hãy đăng ký để đón xem nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC nhé!
Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!