FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

Mẹo viết CV

6 lỗi viết CV cơ bản thường gặp

Viết thông tin CV cơ bản luôn là vấn đề mà nhiều ứng viên mắc phải. Đó cũng chính là lý do làm ứng viên bị mất điểmkhông tạo được ấn tượng ban đầu với các nhà tuyển dụng. Cùng freeC điểm qua những lỗi phổ biến mà ứng viên thường gặp nhất.

Viết CV sai chính tả và ngữ pháp

Việc thiếu chú ý đến chi tiết có thể khiến CV của bạn trở nên không hoàn hảo. Đồng thời, không phải lúc nào bạn kiểm tra chính tả cũng sẽ phát hiện lỗi sai. Nhưng việc kiểm tra và điều chỉnh sẽ giúp bạn kiểm soát chất lượng CV tốt hơn. Chắc chắn rằng, một CV chỉn chu sẽ tạo được ấn tượng đặc biệt với nhà tuyển dụng.  

lỗi chính tả
Source: freepik

Ngữ pháp hay cú pháp cũng là lỗi viết thông tin CV cơ bản thường gặp nhất. Vì nó cho thấy sự diễn đạt trong CV; thể hiện một phần năng lực của bạn. Đừng viết dài dòng, không đúng trọng tâm hoặc thiếu xác thực về thông tin. Điều đó chỉ làm cho CV của bạn trông nặng nề, khó đọc và thiếu sức hút.

>>> Xem thêm Hướng dẫn viết CV xin việc làm thêm dành cho sinh viên

Hãy tập trung vào nhiệm vụ hơn là thành tích

Hãy đưa ra các minh chứng để tạo sự thuyết phục về thành tích. Tuy nhiên, bạn không nên chia sẻ quá nhiều về chúng. Không phải tất cả các vai trò đều có KPI và có thể đo lường được. Thay vào đó, hãy nghĩ đến những lý do và ví dụ về cách bạn tạo ra tác động; những gì bạn có thể mang lại cho nhà tuyển dụng của mình. 

lỗi viết cv
Source: freepik

Tập trung vào nhiệm vụ bằng cách đánh giá hiệu quả công việc, những gì bạn nhận được và cả những khó khăn bạn phải đối mặt. Từ đó, bạn đã trưởng thành thế nào, có sự thay đổi gì. Việc khai thác ra thế mạnh và tìm thấy giải pháp cho những khó khăn thường là điều các nhà tuyển dụng mong muốn tìm kiếm ở các ứng viên.

Thông tin sai sự thật 

Ngày tháng không trùng khớp, thông tin cá nhân không chính xác hay những câu chuyện quá lố sẽ chỉ khiến bạn lộ rõ sự thiếu tự tin khi đối diện với nhà tuyển dụng mà thôi. Đặc biệt, bạn thậm chí có thể bị đánh rớt ngay từ vòng đầu nếu bạn “diễn” quá tệ. Hãy đảm bảo rằng khi viết CV, những gì bạn chia sẻ từ CV phản ánh đúng con người bạn!

Viết thông tin CV sơ sài về hình thức

>>> Xem thêm Tuyển tập các câu hỏi phỏng vấn IT Helpdesk mà ứng viên cần biết

Nếu nội dung rất quan trọng vì hình thức của CV cũng quan trọng không kém. Đặc biệt, nếu bạn ứng tuyển vào các vị trí liên quan đến sáng tạo, nghệ thuật thì CV cũng được đánh giá khắt khe hơn. Hãy thống nhất về hình thức phông chữ, màu sắc, bố cục trình bày,… để thông tin từ bạn được truyền tải một cách trọn vẹn nhất. Đừng cẩu thả và sơ sài vì nó không phải biểu hiện của một người khao khát thành công!

Biểu hiện nhảy việc và khoảng cách làm việc

Khoảng cách nhảy việc và thời gian làm việc quá ngắn có thể được xem là một điểm trừ lớn trong CV. Nó cũng là một vấn đề được nhà tuyển dụng đánh giá là khá tiêu cực.  Tuy nhiên, thường thì đây là những giai đoạn mà bạn đã học và phát triển các kỹ năng quan trọng. Do vậy, nhà tuyển dụng có thể hiểu và đặt các câu hỏi để làm rõ hơn quá trình thay đổi của bạn. 

>>> Trang tuyển dụng việc làm lương cao từ các công ty lớn

Source: freepik

Thế nhưng, chúng ta không chắc rằng ai cũng đủ thời gian để lắng nghe bạn chia sẻ! Vì thế, cách tốt nhất là hãy chọn lọc kinh nghiệm và diễn tiến nghề nghiệp mà bạn đã trải qua sao cho phù hợp, khoa học nhất. 

Độ dài khi viết CV 

CV về lý thuyết không phải là một cuốn tiểu thuyết hay một quyển nhật ký. Nó là thứ mô tả ngắn gọn về bản thân. Đối với nhà tuyển dụng giàu chuyên môn, họ cũng chỉ mất khoảng  từ 5-7 giây để xem thoáng CV trước khi đi đến quyết định đọc và đánh giá chi tiết. Vì vậy, một CV quá dài đối với họ là không cần thiết. Thậm chí, một số nhà tuyển dụng còn xem việc đó là thiếu chuyên nghiệp. Hãy tạo CV chuẩn, ngắn gọn và súc tích bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Related posts
Kinh nghiệm phỏng vấnMẹo viết CVNhân Sự & Tuyển dụng

CV của Senior Human Resource có gì? Mẫu và Các câu hỏi thường gặp - Phần 3

Kinh nghiệm phỏng vấnMẹo viết CVNhân Sự & Tuyển dụng

CV của Senior HR có gì? Cách viết và các lưu ý quan trọng - Phần 2

Mẹo viết CV

Chia sẻ Mẫu CV xin việc viết tay và Cách trình bày ấn tượng

Kỹ năngMẹo viết CV

Objective trong CV là gì? Cách viết Mục tiêu CV ấn tượng