Cho dù bạn đã xét duyệt hàng trăm, thậm chí hàng nghìn CV trong suốt sự nghiệp nhân sự của mình, thì việc viết CV ngành nhân sự cho chính bản thân mình luôn là một thử thách. Có thể khó để dừng lại một nhịp và xem lại sự nghiệp của bạn một cách khách quan để xác định điều gì khiến bạn có đủ năng lực và sự khác biệt so với các ứng viên khác. Tại sao nhà tuyển dụng sẽ nhớ tới bạn? Tại sao họ sẽ muốn tuyển bạn? Giá trị đặc biệt của bạn đối với nhà tuyển dụng mới là gì? Câu trả lời cho những câu hỏi nằm trong chính CV của bạn, nơi bạn sẽ xây dựng những thông tin ấn tượng và thu hút được nhà tuyển dụng.
Mặc dù không có công thức hoặc mẫu duy nhất nào để sử dụng trong việc viết CV nhân sự, nhưng có một số nguyên tắc nhất định sẽ giúp bạn viết, định dạng và thiết kế một CV thể hiện tài năng, thành tích và giá trị lớn nhất của bạn với nhà tuyển dụng mới tiềm năng. Hãy cùng freeC tìm hiểu một số điều cần chú ý khi viết CV xin việc ngành nhân sự.
Quy tắc khi viết CV ngành nhân sự
Sử dụng tiêu đề nổi bật
Tất nhiên, CV của bạn sẽ bắt đầu với tên và thông tin liên hệ (số điện thoại và các liên kết trực tiếp đến cả địa chỉ e-mail và hồ sơ LinkedIn của bạn) ở vị trí nổi bật đầu trang. Tiếp sau đó, hãy viết một câu tiêu đề cho người đọc biết “bạn là ai” về mặt chuyên môn đối với mục tiêu nghề nghiệp hiện tại của bạn. Chỉ cần nhìn thoáng qua, người đọc sẽ ngay lập tức nhận ra rằng bạn là chuyên gia nhân sự tổng hợp, chuyên viên nhân sự cấp cao hay chuyên viên C&B…
Câu tiêu đề của bạn sẽ thay thế tiêu đề “Tóm lược nghề nghiệp” hoặc “Hồ sơ nghề nghiệp” hiện đã lỗi thời mà bạn có thể đã sử dụng trước đây trong CV cũ của mình. Những tiêu đề đó không truyền đạt bất kỳ thông tin nào, trong khi tiêu đề của bạn ngay lập tức cho nhà tuyển dụng biết được bạn là ai.
Sau khi viết tiêu đề, hãy nghĩ đến việc thêm một hoặc hai tiêu đề phụ để xác định thêm kiến thức chuyên môn của bạn. Bạn có chuyên môn trong ngành hay không? Bất kỳ thông tin xác thực cần có để thêm vào. Bạn có kinh nghiệm xử lý những vấn đề nhân sự mới nhất hay không? Chỉ với một vài từ, bạn có thể nhanh chóng truyền đạt thông tin có liên quan và có giá trị về bản thân, giúp bạn khác biệt với các ứng viên khác trong mắt nhà tuyển dụng.
Hãy chắc chắn rằng những gì bạn đang viết không chỉ phù hợp với những gì bạn đã làm trong quá khứ mà còn cả những gì bạn muốn làm trong tương lai. Điều này cực kỳ quan trọng vì bạn muốn người đọc nhìn nhận bạn là một ứng viên có năng lực và kinh nghiệm cho các vị trí mà bạn đang nhắm đến.
>>> Xem thêm Affiliation trong CV là gì? Tips đưa Affiliation vào CV hiệu quả
Chẳng hạn nếu bạn có nhiều kinh nghiệm về C&B, nhưng bạn không muốn đó là một phần chính trong công việc tiếp theo của mình, đừng làm nổi bật nó bằng dòng tiêu đề. Bạn có thể đề cập nó trong phần kinh nghiệm, nhưng đừng mắc sai lầm khi thu hút sự chú ý vào thứ mà bạn không muốn người đọc tập trung vào. Do đó hãy chọn lọc thật kỹ thông tin trước khi viết.
Chi sẻ chi tiết về công việc bạn đã từng làm
Khi viết CV ngành nhân sự, điều quan trọng là bạn cần liệt kê chi tiết các công việc trong quá khứ để giúp người đọc hiểu được chiều sâu và bề rộng kinh nghiệm của bạn. Bạn có thể trích dẫn số lượng nhân viên, số lượng vị trí, tổng doanh thu hàng năm của công ty, ngành kinh doanh… chi tiết đó sẽ cung cấp cho người đọc một hệ quy chiếu.
Bất kể bạn đặt thông tin ở đâu, thông tin đó đều có giá trị. Biết được nơi bạn đã làm việc sẽ giúp nhà tuyển dụng đưa mọi thứ vào ngữ cảnh và giúp cho kinh nghiệm và thành tích của bạn trở nên ấn tượng hơn.
Hãy có chiến lược giống khi bạn viết tiêu đề vậy. Nếu bạn đang làm việc tại công ty lớn và bây giờ muốn chuyển sang một doanh nghiệp tư nhân nhỏ, quy mô của các công ty đó có thể khiến nhà tuyển dụng e ngại. Hãy suy nghĩ về mục tiêu của bạn và thêm các chi tiết giúp bạn phù hợp với các công ty và vị trí bạn muốn ứng tuyển.
Nhấn mạnh thành tích khi viết CV ngành nhân sự
Đây có lẽ là chiến lược quan trọng nhất trong việc viết một chiếc CV ấn tượng và thu hút. Mặc dù kiến thức và chuyên môn của bạn mới là vấn đề chính, nhưng những người quản lý tuyển dụng muốn biết nhiều hơn nữa. Họ muốn biết bạn đã làm công việc cụ thể gì, đóng góp như thế nào cho các mục tiêu kinh doanh, tạo ra sự khác biệt như thế nào trong công việc, có những kết quả có thể đo lường nào, cũng như bạn làm gì để củng cố tổ chức nhân sự và văn hóa công ty.
Trong các mẫu CV online, bạn sẽ thấy cả hai gạch đầu dòng về thành tích được định lượng và không được định lượng. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng cả hai đều bổ sung giá trị cho CV, vì vậy không nhất thiết phải suy nghĩ ra một con số cụ thể cho thành tích đó.
>>> Tham khảo Cách trình bày thành tích trong CV giúp ghi điểm tuyệt đối
Làm nổi bật từ khoá về HR
Nếu bạn không làm nổi bật các từ khoá về HR, bạn có thể bị coi là không đủ tiêu chuẩn và hồ sơ của bạn có thể bị bỏ qua. Đừng để điều đó xảy ra với bạn!
Tận dụng giới thiệu từ khóa trong toàn CV của bạn. Bạn có thể tạo “Năng lực cốt lõi” hoặc “Tóm tắt kỹ năng chuyên nghiệp” ở trên cùng, nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Hãy làm từ khóa trở nên phổ biến trong mọi phần CV của mình.
CV phù hợp với tiêu chuẩn của hệ thống ATS
Với lợi thế là một chuyên viên ngành nhân sự, bạn hiểu và biết một nhà tuyển dụng cần gì trong CV ứng viên. Bạn cũng có cơ hội tìm hiểu hệ thống theo dõi ứng viên (ATS) để xem điều gì xảy ra trong một từ khóa điển hình khi đánh giá CV từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân.
Bởi vì có rất nhiều hệ thống ATS nên bạn không thể đảm bảo kết quả hoàn hảo từ mỗi lần quét ATS. Nhưng bạn có thể điều chỉnh, tích hợp từ khóa và tăng mật độ từ khóa trong CV sao cho phù hợp với ATS.
Chia sẻ những điểm đặc biệt khiến bạn nổi bật
Rõ ràng, kinh nghiệm chuyên môn và các chứng chỉ đào tạo là yếu tố quan trọng trong việc định vị bạn là một ứng viên đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, có nhiều mục khác mà bạn có thể nên đưa vào CV nếu có liên quan đến nghề nghiệp của bạn. Những mục này làm tăng thêm giá trị, sự khác biệt của bạn với những ứng viên khác.
Hãy liệt kê bất kỳ thông tin nào trong số này có liên quan đến bạn: Chứng nhận xác thực chuyên môn (ví dụ: SHRM-SCP); liên kết chuyên nghiệp (ví dụ: SHRM, OD Network); những bổ nhiệm từ hội đồng quản trị và các vị trí lãnh đạo khác; thuyết trình và tham gia phát biểu trước đám đông; các bài viết, ấn phẩm nếu có. Chúng tôi khuyên bạn nên tập trung vào các hoạt động nghề nghiệp ở trên và loại trừ các hoạt động không cần thiết.
Viết CV ngành nhân sự đầy đủ và ngắn gọn
Nội dung CV đầy đủ và súc tích là dấu hiệu của một chiếc CV đầy tiềm năng và chuyên nghiệp. Nhà tuyển dụng đôi khi không có thời gian hoặc cách tiếp cận để lướt qua những trải nghiệm không liên quan, những thông tin rườm rà, những chi tiết không cần thiết và những “phần lấp đầy” khác làm nặng nề CV của bạn.
Không ai viết có thể viết đầy đủ và súc tích ngay trong lần đầu tiên cả. Nó đòi hỏi bạn phải xem xét lại nhiều lần, chỉnh sửa cẩn thận và tập trung liên tục vào chiến lược và mục tiêu để xác định điều gì quan trọng cần đưa vào và điều gì không cần thiết.
Ngoài cách viết, hãy chú ý đến định dạng CV của bạn. Tránh các đoạn văn dày đặc (dài hơn ba hoặc bốn dòng) và cho phép nhiều khoảng trắng để tạo ra một hồ sơ hấp dẫn và thu hút người đọc.
Trên đây là bảy bí quyết giúp bạn viết CV khi đi tìm việc nhân sự ấn tượng và thu hút. Hãy liên tục nhắc nhở bản thân rằng bạn đang viết cho tương lai, cho các vị trí mà bạn đang nhắm đến và nhấn mạnh các kỹ năng, kinh nghiệm, thành tích, từ khóa và kết quả có liên quan nhất. Chúc các bạn thành công.
Có thể bạn quan tâm: