Tuyển dụng qua mạng xã hội hiện nay ngày càng trở nên phổ biến. Nhưng mạng xã hội nào có thể giúp nhà tuyển dụng tìm kiếm, tiếp cận và tuyển được những nhân tài hàng đầu? Liệu nên tập trung nỗ lực vào Facebook, LinkedIn, Twitter hay Instagram?
[quá trình hiển thị khối bị dừng]Mục Lục
Mạng xã hội nào là nền tảng hiệu quả nhất để tuyển dụng?
LinkedIn là mạng xã hội không thể thiếu trong chiến lược tuyển dụng trực tuyến. Nền tảng này được mệnh danh là “mạng lưới mối quan hệ chuyên nghiệp lớn nhất thế giới” và mạng xã hội này đã trở thành một phần quan trọng trong các chiến lược tuyển dụng trên toàn cầu.
Tuy nhiên, LinkedIn không phải là mạng xã hội duy nhất mà chúng ta sử dụng khi tuyển nhân viên. Trên thực tế, nhiều mạng xã hội khác như Facebook, Twitter và Instagram thậm chí có thể hiệu quả hơn khi xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng và tập trung vào các đối tượng, chuyên môn và kỹ năng cụ thể.
Vậy, đâu là mạng xã hội tốt nhất để tuyển dụng? Anh/chị hãy cùng freeC đọc tiếp phần so sánh và phân tích bên dưới ngay!
Ưu và nhược điểm của việc dùng Facebook để tuyển dụng
Tính linh hoạt trong chiến dịch tuyển dụng có quy mô lớn là một yếu tố quan trọng để đạt được kết quả tốt. Việc Facebook giới hạn độ tuổi từ 18-65 đã làm cho nền tảng này trở nên đặc biệt hữu ích khi anh/chị cố gắng thu hút ứng viên từ các tầng lớp và phân khúc dân số khác nhau.
Facebook thường được người dùng xem là một mạng xã hội cá nhân, thay vì mạng xã hội chuyên nghiệp như LinkedIn. Điều này trở thành một điểm mạnh quan trọng khi anh/chị sử dụng Facebook để tuyển dụng. Hãy nghĩ về Facebook như một sự đối lập với LinkedIn: nền tảng này cung cấp số lượng lớn ứng viên chủ động và thụ động để anh/chị nhắm đến, cải thiện khả năng tìm ra ứng viên phù hợp với vị trí.
Các quảng cáo việc làm trên Facebook cũng rất linh hoạt, cho phép anh/chị nhắm đến ứng viên thụ động dựa trên địa điểm, sở thích và lượt thích của họ – những yếu tố quan trọng khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo quy mô lớn.
Ưu điểm của việc tuyển dụng qua Facebook
Mong ước của một chuyên viên nhân sự là tất cả ứng viên hoàn hảo đều tìm kiếm việc làm mới cùng một lúc, nhưng thực tế thì không như vậy. Đôi khi, người phù hợp nhất với vị trí đang tuyển có thể chưa bao giờ nghĩ đến việc chuyển việc – nhưng họ có thể thay đổi ý định khi anh/chị tiếp cận và thuyết phục.
Một trong những lợi thế của việc sử dụng Facebook là anh/chị có thể tiếp cận trực tiếp những ứng viên “thụ động” đó, mở rộng khả năng tìm được một nhóm ứng viên phù hợp với vị trí cần tuyển.
Rất ít mạng xã hội như Facebook có thể tiếp cận một nhiều nhóm nhân khẩu học. Điều này càng làm cho Facebook đặc biệt hữu ích nếu anh/chị tuyển dụng nhiều vị trí khác nhau.
Theo báo cáo Facebook Age Demographics của Oberlo cho thấy những nhóm người dùng thường xuyên sử dụng Facebook theo độ tuổi:
- 22.6%: 18 – 24 tuổi
- 29.6%: 25 – 34 tuổi
- 19%: 35 – 44 tuổi
- 11.3%: 45 – 54 tuổi
- 7.1%: 55 – 64 tuổi
Đây là những đối tượng ứng viên mà anh/chị có thể nhắm đến. Điều đó tùy thuộc vào nhóm đối tượng phù hợp nhất với vị trí cần tuyển.
Nhược điểm của việc tuyển dụng qua Facebook
Sự đa dạng về đối tượng người dùng trên Facebook đòi hỏi anh/chị phải có một chiến lược tuyển dụng rõ ràng để thu hút các ứng viên có kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ phù hợp với vị trí cần tuyển.
Điều quan trọng là nhắm mục tiêu vào nhóm nhân khẩu học mà anh/chị nghĩ họ chính là nhân viên trong tương lai. Nếu anh/chị không có thời gian làm điều đó, kết quả có thể không như anh/chị mong đợi.
Với lượng nội dung khổng lồ, khi tuyển dụng trên Facebook, anh/chị phải có tư duy sáng tạo nội dung để thu hút sự chú ý của ứng viên. Dành thời gian để tạo nội dung tuyển dụng, chẳng hạn như video và blog dành riêng cho nhóm ứng viên muốn thu hút.
Có nên tuyển dụng trên Facebook không?
Câu trả lời là “CÓ” khi anh/chị thực hiện các chiến dịch tuyển dụng lớn và nhắm đến nhiều đối tượng khác nhau.
Tìm hiểu cách tận dụng tối đa việc tuyển dụng trên Facebook:
- Cách đăng tin tuyển dụng trên facebook hiệu quả
- 6 Mẫu content tuyển dụng hay giúp bạn thu hút nhiều ứng viên
Ưu và nhược điểm của việc tuyển dụng trên LinkedIn
Không thể phủ nhận rằng LinkedIn vẫn là mạng xã hội phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi nhất trong quá trình tuyển dụng trực tuyến. Một báo cáo gần đây của Robert Walters về việc sử dụng mạng xã hội trong quá trình tuyển dụng cho thấy 86% nhà tuyển dụng xem LinkedIn là kênh tuyển dụng tốt nhất.
Lý do đằng sau chính là LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp – nơi mà các chuyên gia trình bày lịch sử làm việc của mình; kết nối với người khác và tìm kiếm cơ những hội mới. Vì vậy, nó đã trở thành “mỏ vàng” để tuyển dụng và săn tìm ứng viên. LinkedIn cũng có một số ưu điểm so với các nền tảng khác: đặc biệt là hỗ trợ nhà tuyển dụng hiểu rõ về lịch sử nghề nghiệp và tài liệu tham chiếu của ứng viên.
Ưu điểm của việc tuyển dụng trên LinkedIn
Với hơn 675 triệu thành viên trên toàn cầu, LinkedIn là mạng xã hội lớn nhất tập trung đặc biệt vào sự phát triển nghề nghiệp mà anh/chị có thể tìm thấy. Đa số người sử dụng nền tảng này là “ứng viên thụ động”, do đó Linkedin có thể là một phương pháp hiệu quả để tiếp cận ứng viên lý tưởng cho vị trí cần tuyển mà họ có thể là người chưa có ý định chuyển việc.
LinkedIn độc đáo trong việc người dùng tập trung hoàn toàn vào việc chia sẻ nội dung phát triển sự nghiệp, thay vì quá nhiều nội dung không liên quan. Điều này có thể kích thích tương tác khi tiến hành chiến dịch tuyển dụng.
Nhược điểm của việc tuyển dụng qua LinkedIn
Rất nhiều ứng viên tiềm năng cho các vị trí cần tuyển mà anh/chị sẽ tìm thấy trên LinkedIn có thể là những ứng viên thụ động – những người đang có việc làm và chưa có nhu cầu chuyển việc. Tìm kiếm và liên hệ với những ứng viên này có thể là một quá trình tốn nhiều thời gian và nguồn lực nếu anh/chị không cẩn thận.
Sự thành công của LinkedIn như một nền tảng tuyển dụng có nghĩa là hầu hết các nhà tuyển dụng sử dụng nền tảng này như một phần trong chiến lược tuyển dụng của họ. Kết quả là có rất nhiều cạnh tranh giữa các nhà tuyển dụng để thu hút nhân tài.
Có nên tuyển dụng trên LinkedIn không?
LinkedIn vẫn là mạng xã hội chuyên nghiệp hàng đầu và là một công cụ mạnh mẽ cho việc tuyển dụng. Nếu anh/chị tìm kiếm các chuyên gia và chuyên viên trong lĩnh vực của mình, LinkedIn là một nền tảng mà anh/chị không thể bỏ qua. Tìm hiểu cách tận dụng tối đa hoạt động tuyển dụng trên LinkedIn:
- Cách kết nối x3 trên Linkedin
- Bật mí cách trở thành “Hot LinkedIner”
- Cách tuyển dụng trên Linkedin đơn giản và hiệu quả
- Linkedin đã thay đổi như thế nào kể từ đại dịch Covid-19
Ưu và nhược điểm của việc tuyển dụng với Instagram
Instagram là mạng xã hội để chia sẻ hình ảnh và video, với hơn 1 tỷ người dùng (năm 2020) trên toàn thế giới. Ban đầu, nền tảng này được tạo ra để giao tiếp cá nhân, nhưng ngày nay được sử dụng rộng rãi trong mục đích marketing và tuyển dụng.
Cuộc khảo sát của Pew Research cho thấy 67% trong số những người từ 18 đến 29 tuổi sử dụng Instagram thường xuyên, khiến nền tảng này trở thành một kênh tuyệt vời để tuyển dụng Gen Z và Millennial.
Instagram đặc biệt hữu ích khi anh/chị muốn xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng và thu hút ứng viên dựa vào văn hóa và giá trị của công ty. Đối với các công việc liên quan đến nghệ thuật, thiết kế, truyền thông và các lĩnh vực liên quan, Instagram có thể là một công cụ hữu ích để tìm kiếm ứng viên phù hợp.
Ưu điểm của việc tuyển dụng thông qua Instagram
Ít thấy sự xuất hiện của các nhà tuyển dụng trên Instagram so với các mạng xã hội khác. Tùy nhiên trong những năm gần đây, Instagram bắt đầu trở nên phổ biến hơn với các nhà tuyển dụng, nhưng người dùng trên mạng xã hội này vẫn là một nhóm nhân tài tương đối chưa bão hòa, mang đến cơ hội tuyệt vời để tương tác trực tiếp với họ.
Instagram là nền tảng tốt để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, chia sẻ các câu chuyện thú vị về văn hóa công ty và cuộc sống làm việc tại đó. Điều này có thể thu hút ứng viên chung tay với công ty anh/chị dựa vào những giá trị và tầm nhìn mà công ty thể hiện.
Instagram là mạng xã hội chủ yếu chia sẻ hình ảnh và video. Do đó, đây là một công cụ tuyệt vời để tìm kiếm các ứng viên trong các lĩnh vực nghệ thuật, thiết kế, truyền thông và các lĩnh vực liên quan khác. Nếu công ty của anh/chị cần tuyển dụng nhân tài trong những lĩnh vực này, Instagram là một nền tảng đáng cân nhắc.
Nhược điểm của việc tuyển dụng trên Instagram
Bản chất của Instagram là một nền tảng hình ảnh, video và âm thanh. Điều này có nghĩa là bất kỳ nội dung tuyển dụng nào mà anh/chị đăng tải cũng cần tập trung vào hình ảnh, video và âm thanh để có hiệu quả.
Điều này không hẳn là làm giới hạn đối tượng tuyển dụng, mà sẽ tuỳ thuộc vào những vị trí đặc biệt mà anh/chị muốn tuyển. Instagram chủ yếu hướng đến đối tượng Gen Z và Millennial, vì vậy nếu anh/chị đang cố gắng tuyển dụng các vị trí cấp cao, thì đây có thể chưa là lựa chọn tốt nhất để đầu tư thời gian và công sức vào.
Có nên sử dụng Instagram để tuyển dụng không?
Instagram là sự lựa chọn tốt nhất để tuyển dụng GenZ và Millennial.
Instagram là một công cụ hữu ích trong việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng và thu hút ứng viên dựa vào văn hóa và giá trị của công ty. Nếu công ty của anh/chị hoạt động trong các lĩnh vực nghệ thuật, thiết kế, truyền thông hoặc các lĩnh vực liên quan, Instagram có thể là một nền tảng tuyệt vời để tìm kiếm ứng viên phù hợp. Tuy nhiên, nếu công việc của anh/chị không liên quan đến hình ảnh và video, việc sử dụng Instagram trong tuyển dụng có thể không hiệu quả.
Ưu và nhược điểm của việc tuyển dụng qua Twitter
Twitter không chỉ là nơi để chúng ta chia sẻ suy nghĩ ngay lập tức về một điều gì đó – Twitter cũng là một công cụ tuyển dụng khá mạnh mẽ nếu anh/chị biết cách sử dụng. Nền tảng này kết hợp những tính năng tốt nhất của mạng xã hội cá nhân và mạng xã hội chuyên nghiệp, hỗ trợ anh/chị tìm kiếm và liên hệ với các ứng viên dễ dàng hơn và ít rào cản hơn so với LinkedIn.
Tại thị trường Việt Nam, Twitter không có số lượng người dùng lớn và phổ biến như thị trường nước ngoài. Vì vậy, tuỳ theo khu vực mà anh/chị tuyển dụng, Twitter sẽ trở nên được cân nhắc sử dụng hay không.
Nghiên cứu của Pew Research cho thấy có 330 triệu người sử dụng Twitter trên toàn cầu, đây là một nguồn tài năng khá lớn để tuyển dụng. Về phân phối đối tượng người dùng trên Twitter, nghiên cứu này cho thấy người dùng:
- 44%: 18 đến 24 tuổi
- 31%: 25 đến 30 tuổi
- 26%: 30 đến 49 tuổi
- 17%: 50 đến 64 tuổi
- 7%: 65 tuổi trở lên.
Số lượng nam giới sử dụng nền tảng này cao hơn so với số lượng nữ giới. Nếu anh/chị nhắm đến các chuyên gia trẻ tuổi (thế hệ Millennials và Gen Z), Twitter có thể là một lựa chọn đáng để sử dụng.
Ưu điểm của việc tuyển dụng qua Twitter
Twitter là sự kết hợp độc đáo giữa mạng xã hội cá nhân và chuyên nghiệp, hỗ trợ anh/chị tìm hiểu chi tiết hơn về tính cách của ứng viên so với các mạng xã hội chuyên nghiệp khác như LinkedIn. Xem qua các tweet, retweet và lượt thích của ứng viên, anh/chị có thể đưa ra nhận định tốt hơn về việc liệu họ có chia sẻ giá trị sẻ các giá trị giống như công ty của anh/chị hay không.
Một điểm quan trọng làm Twitter nổi bật so với các đối thủ khác là anh/chị thường không cần tiêu nhiều tiền để đạt được mức độ tiếp cận cao. Việc dùng nền tảng này để tuyển dụng nhân sự thường tiết kiệm chi phí hơn nhiều. Ngoài ra, anh/chị cũng dễ dàng tiếp cận trực tiếp với các nhóm ứng viên mà không cần kết nối (như Linkedin) hoặc gửi lời mời kết anh/chị (như Facebook).
Nhược điểm của việc tuyển dụng qua Twitter
Twitter chủ yếu là một nền tảng tương tác phản ứng (react). Người dùng đăng nội dung phản ánh các sự kiện hiện thực. Điều đó có nghĩa là họ không sử dụng Twitter để ghi lại các sự kiện quan trọng trong cuộc sống như trên LinkedIn hay Facebook. Điều này ảnh hưởng đến chiến lược mà anh/chị sử dụng. Sẽ hiệu quả nếu anh/chị tạo ra nhiều nội dung với thời gian tồn tại ngắn khi sử dụng Twitter để tuyển dụng.
Tính phản ứng của Twitter làm cho anh/chị cần đăng bài thường xuyên và nhắm mục tiêu thông minh để nội dung đăng tải có hiệu quả tốt nhất. Việc tiếp cận trực tiếp với các ứng viên thụ động cũng có thể mất nhiều thời gian và nguồn lực.
Có nên dùng Twitter để tuyển dụng không?
Twitter hữu ích cho các chiến dịch tuyển dụng nhỏ, nhắm đến các đối tượng cụ thể.
Nên sử dụng mạng xã hội nào cho việc tuyển dụng là hiệu quả nhất?
Mỗi mạng xã hội đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, việc chọn nền tảng phù hợp sẽ phụ thuộc vào chiến lược tuyển dụng và mục tiêu của doanh nghiệp. Hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định sử dụng mạng xã hội nào để tối ưu hóa chiến dịch tuyển dụng của anh/chị.
Có thể anh/chị quan tâm: