Smart Headhunting & Executive Search Service

Tester là gì? Công việc của Tester là gì và cơ hội nghề nghiệp hiện nay

Nếu bạn đang tìm hiểu Tester là gì và quan tâm đến công việc của Tester, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của freeC. Bài viết sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về lộ trình nghề Tester cũng như các kỹ năng mà tester cần học để đáp ứng nhu cầu công việc.

Tester là gì?

Tester là tên tiếng Anh của kiểm thử phần mềm. Công việc của nghề Tester là tìm kiếm các lỗi bugs, errors…hay bất cứ vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm mà người dùng, khách hàng có thể gặp phải.

Nói một cách đơn giản, công việc của tester là kiểm tra độ hoàn thiện của sản phẩm phần mềm để báo cáo và cải thiện. Dựa vào từng tiêu chuẩn, kỳ vọng hoặc hoạt động của mỗi sản phẩm/ phần mềm mà sẽ có nguyên tắc và quy luật khác nhau.

>> Game tester là gì? Những điều bạn cần biết về game tester

nghe-tester
Tester là gì? Tester là công việc được thực hiện dựa vào các nguyên tắc, quy luật để tìm ra lỗi bugs.

Tester là làm gì? Công việc của một tester

Chức danh của nhân viên Tester là gì? Tùy từng quy mô của công ty, từng vị trí công việc cụ thể mà bạn sẽ có chức danh khác nhau. Chẳng hạn như QA, QC, Manual Tester, Automation Tester…

Mặc dù không phải là người trực tiếp tham gia lập trình phần mềm, nhưng Tester là người đồng hành cùng team IT cho đến khi sản phẩm đến tay khách hàng. Cụ thể, công việc của Tester sẽ được sắp xếp theo 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Trong giai đoạn lập kế hoạch thử nghiệm và chuẩn bị thử nghiệm, các Tester sẽ tham gia xem xét và đóng góp vào quá trình lên kế hoạch kiểm tra, phân tích, đánh giá yêu cầu và thông số kỹ thuật.

Bởi vì khi đứng trước cấp trên/khách hàng, Tester sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc đặc tả quy trình thử nghiệm và dữ liệu thử nghiệm.

Giai đoạn 2: Tester có thể tự động hóa hoặc tham gia hỗ trợ tự động hóa các bài kiểm tra. Vai trò của người Tester là trực tiếp thiết lập môi trường thử nghiệm hoặc hỗ trợ quản trị hệ thống và nhân viên quản lý mạng hoàn thành việc đó.

Giai đoạn 3: Khi các thử nghiệm đã được triển khai và đi vào vận hành, công việc của Software Tester là giám sát và note lại toàn bộ quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả. Thu thập các số liệu về hiệu suất và ghi lại lỗi được tìm thấy.

>> Mô tả công việc Tester chi tiết và đầy đủ nhất

Các loại Tester phổ biến nhất hiện nay

Thị trường chia làm 2 loại kiểm thử và mỗi loại lại phù hợp với mục đích riêng. Đó là Kiểm thử thủ công bằng tay “Manual Test” và kiểm thử tự động hóa “Automation Test”.

Vì công việc Tester đòi hỏi bạn phải kiểm tra những đơn vị chức năng nhỏ nhất như method, class trong mã nguồn; Đến việc phải đảm bảo phần mềm có thể thực hiện triển khai một chuỗi những hành vi phức tạp trong giao diện người dùng. Vì vậy, lựa chọn được cách kiểm thử phù hợp dự án là điều quan trọng.

nhan-vien-tester
Có 2 loại Tester phổ biến nhất là Manual testing và Automation Testing.

Manual testing

Manual Tester là tên gọi của cách kiểm thử thủ công, được triển khai bằng chính bản thân người Tester. Họ sẽ trực tiếp tương tác với ứng dụng hoặc phần mềm và API bằng những công cụ thích hợp, để tìm ra điểm không tương thích hay những lỗi còn tồn tại của hệ thống.

Với cách làm này, bạn sẽ ít phải đụng tới code, không cần biết quá nhiều và chuyên sâu về kiến thức lập trình. Do đó, đây là lựa chọn hàng đầu của đại đa số các bạn sinh viên công nghệ thông tin sắp ra trường.

Cần có kỹ năng gì để thực hiện Manual testing:

  • Có tư duy logic tốt
  • Nắm thật vững các định nghĩa, các kỹ thuật hỗ trợ test
  • Chi tiết, tỉ mỉ

Như vậy mới có thể tìm ra lỗi một cách nhanh nhất mà không để xảy ra lỗi do con người (lỗi chính tả, bỏ qua những bước trong tập lệnh kiểm thử…)

Automation testing

Automation Tester là cách gọi kiểm thử tự động hóa. Nghĩa là được thực hiện bởi máy móc, tập lệnh kiểm thử đã được viết trước với độ phức tạp khác nhau.

So với kiểm thử thủ công, cách kiểm thử này hơi khác hơn khi bạn phải tự dùng chính những dòng code mình tạo ra để kiểm định lại phần mềm, dò tìm các lỗi bug trong một phần mềm khác.

Để thực hiện tốt công việc này, bạn cần phải:

  • Hiểu rõ các tools và frameworks
  • Nắm được nhiều ngôn ngữ lập trình như: Java, PGP, C#, AutoIT, Python, Ruby, C++,…

Manual testing và Automation testing – Cái nào hiệu quả hơn?

Nhiều người cho rằng Automation testing mạnh mẽ, an toàn và đáng tin cậy hơn so với Manual testing. Nhân viên Automation Tester cũng giỏi và biết nhiều hơn.

Nhưng điều đó không chính xác. Bởi công việc nào cũng có độ khó nhất định, đòi hỏi người làm phải không ngừng tìm hiểu để nâng cao kiến thức của mình.

Tester cần những kiến thức và kỹ năng gì?

Như đã nói ở trên, Tester cần không ngừng trau dồi để phát triển nghề nghiệp. Cụ thể, để trở thành một tester thực thụ, Tester cần những kỹ năng gì và những kiến thức nào cần học gì để trở thành Tester? Hãy tham khảo ngay dưới đây nhé!

tester-la-gi
Ngành Tester là gì và cần học những kiến thức, kỹ năng nào?

Kỹ năng cứng

Các Tester thường được yêu cầu có sự hiểu biết rộng và thành thạo các công cụ có sẵn. Không chỉ phải nắm vững các kiến thức tổng quát, các công cụ và kỹ thuật; mà còn phải hiểu những kiến thức/kinh nghiệm phát triển phần mềm như sau:

  • Kiến thức về Database/SQL để có thể xử lý được nhiều dự án làm việc với một lượng lớn dữ liệu được lưu trữ trong các loại cơ sở dữ liệu khác nhau như Oracle, MySQL…
  • Kiến thức về lệnh Linux vì hầu hết các ứng dụng phần mềm như Web Services, Database, Application Server đều được triển khai trên đó.
  • Làm việc với các công cụ Test Management là một khía cạnh quan trọng trong vai trò công việc của Tester.
  • Làm việc với các công cụ Defect Tracking như QC, Bugzilla, Jira… là kỹ năng cực kỳ quan trọng. Điều này giúp bạn quản lý các lỗi đúng cách và theo dõi chúng một cách có hệ thống.
  • Làm việc với các công cụ tự động hóa như Selenium, Ranorex và Cucumber là điều cơ bản bạn cần biết để trở thành một Tester.

Nếu có thể nắm được tất cả những kiến thức trên, bạn sẽ giải quyết mọi công việc một cách đơn giản. Chẳng hạn:

  • Hiểu sâu sắc sản phẩm cần được kiểm tra trong mỗi dự án
  • Lên kế hoạch chiến lược thử nghiệm chi tiết để nhanh chóng thử nghiệm và dễ dàng tìm ra các vấn đề tiềm ẩn
  • Phân tích cụ thể ưu và nhược điểm của bản kế hoạch cụ thể. Cũng như đưa ra được những rủi ro liên quan đến từng thành phần và giao diện trong sản phẩm.
  • Làm việc với các tập lệnh và công cụ tự động hóa để không ngừng cập nhật các khía cạnh kỹ thuật của cơ sở hạ tầng dự án như ngôn ngữ, trình duyệt…

Kỹ năng mềm

Bên cạnh việc bổ sung kiến thức, bạn cũng cần bổ sung kỹ năng mềm để phục vụ công việc.

Kỹ năng phân tích

Để đảm bảo sản phẩm, phần mềm hoàn hảo khi đến tay người dùng, bạn cần test/nhìn ở 2 góc độ hành vi tiêu biểu để biết sản phẩm sẽ hoạt động ra sao: Hành vi đúng (positive case); Hành vi chưa đúng (negative case)

Kỹ năng học hỏi nhanh

Tester là ngành gì? Đây là lĩnh vực thuộc ngành phần mềm. Như bạn đã biết, ngành phần mềm nói chung và tester ở thị trường Việt Nam nói riêng, người làm nghề cần không ngừng học hỏi, không ngừng đổi mới để đáp ứng thị trường.

Bạn phải chuẩn bị tinh thần luôn sẵn sàng chuyển đổi, học domain khác hoặc cách nhìn các domain ở nhiều góc độ khác nhau. Nếu cảm thấy chật vật trong việc học hỏi, trau dồi những kiến thức mới, bạn sẽ không thể tiến xa trong nghề.

Chi tiết và tỉ mỉ

Đây là yêu cầu để kết quả công việc đạt hiệu quả cao nhất. Bởi vì khi testing, chúng ta phải quan tâm đến từng dấu chấm, dấu phẩy của từng thông điệp. Ngoài ra, ngay cả mức độ logic của thông điệp và các icon nhỏ nhất cũng phải được xem xét một cách kỹ càng.

Nếu thông điệp đưa tới người dùng có bất kỳ lỗi nào, nó không chỉ ảnh hưởng đến bạn mà còn ảnh hưởng đến cả sự phát triển của công ty.

Kỹ năng giao tiếp

Khi làm nghề Tester, bạn sẽ làm việc với nhiều bộ phận, đặc biệt là bộ phận development. Vì vậy, bạn cần trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp và giải quyết mâu thuẫn.

ky-nang-giao-tiep
Bạn cần trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp và giải quyết mâu thuẫn.

Trau dồi tiếng Anh

Ở trên, freeC đã nhắc đến ngành phần mềm ở Việt Nam thuộc thị trường outsourcing. Vì vậy, bạn cần trau dồi thêm vốn tiếng Anh của mình. Không chỉ là tiếng Anh chuyên ngành mà còn phải trau dồi tiếng Anh giao tiếp. Điều này giúp bạn có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc.

Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian

Nếu không thể quản lý, sắp xếp được thời gian, bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong công việc. Một khối lượng công việc lớn cần được giải quyết hiệu quả trong thời gian ngắn là một điều không hề đơn giản.

Tester học ngành gì? Học gì để trở thành Tester

Hiện tại, chuyên ngành Tester không được đào tạo trong các trường Đại học. Trên thực tế, dù xuất phát điểm như thế nào, bạn cũng có thể trở thành Tester nếu đủ quyết tâm, đam mê theo đuổi.

Bạn có thể chọn học chuyên ngành lập trình ở các trường đại học hoặc học khóa học Tester tại các trung tâm uy tín. Chỉ cần bạn bổ sung đủ các kiến thức cần thiết trong ngành để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để nâng cao level và tăng cơ hội thăng tiến trong công việc, bạn có thể đi học để sở hữu một hoặc nhiều các chứng chỉ đảm bảo chất lượng ngành Kiểm thử phần mềm như sau:

Tên chứng chỉNơi cấp
CMSTViện đảm bảo chất lượng
CTM/CSTP/CATEViện quốc tế về kiểm thử phần mềm
ISEBHội đồng hệ thống thông tin thi cử
CTFL/CTALHội đồng Văn bằng quốc tế
CMSQ/CSQA/CSTEViện Đảm bảo Chất lượng (QAI)
CSQE/CQIAHiệp hội chất lượng Hoa Kỳ (ASQ)

Thử thách của nghề Tester

Khi theo đuổi con đường testing, bạn sẽ nhận ra đây là một công việc khá stress vì có nhiều định kiến.

Team test là chiến tuyến cuối cùng, đảm bảo chất lượng cho dự án. Tuy nhiên, khi khách hàng phát hiện ra lỗi của sản phẩm, phần mềm thì team Tester luôn là team bị gọi tên đầu tiên. Nhưng mọi người lại luôn cho rằng: Tester, ai làm chẳng được. Hay nghề Tester không cần qua đào tạo cũng làm được. Hay những lần không hiểu ý nhau giữa Tester và IT làm bạn thấy nản chí, mệt mỏi…

Chính những định kiến đó sẽ làm bạn cảm thấy hoang mang. Vì vậy, cần kiên định với công việc, với đam mê của mình.

Lộ trình thăng tiến nghề Tester

lo-trinh-phat-trien-nghe-tester
Ngành Tester là gì và cần học những kiến thức, kỹ năng nào?

Sau đây là lộ trình cơ bản nhất trên hành trình trở thành Kiểm thử phần mềm:

  • Intern Tester: Intern Tester là gì? Dành cho những ai đang đi học và muốn xin vào thực tập tại các Công ty để lấy kinh nghiệm.
  • Fresher Tester: Fresher Tester là gì? Đây là cách nói dành cho những bạn mới tốt nghiệp các khoá đào tạo cơ bản và bắt đầu đi làm. Vị trí này thường không yêu cầu kinh nghiệm hay các chứng chỉ chuyên môn.
  • Junior Tester: Junior Tester là gì? Chức danh dành cho những người đã có khoảng 1 – 2 năm kinh nghiệm. Ở level này, bạn đã có thể tự mình thực thi các test case và báo cáo các bugs nếu có nên các task được giao cũng ở mức phức tạp thấp trở lên.
  • Senior Tester: Senior Tester là gì? Khi đã có từ 3 năm kinh nghiệm, bạn đã thành thạo về kỹ thuật testing, nắm rõ các yêu cầu kiểm thử phần mềm với các ứng dụng phức tạp như tài chính, sức khỏe, thương mại điện tử… thì bạn sẽ được gọi là Senior Tester.
  • Test Leader: Sau khoảng 5 năm kinh nghiệm trở lên, nếu bạn có đủ tự tin sẽ được nắm giữ vai trò quản lý. Ở vị trí này, công việc của bạn sẽ liên quan đến việc chịu trách nhiệm phân công/tổ chức công việc thực hiện cho các Tester trong team dự án.
  • Test Manager: Thực hiện công việc tổ chức và điều phối các nhóm kiểm thử thực hiện các công việc như: lập kế hoạch chiến lược, đưa ra dự đoán, quản lý metrics, quản lý tài nguyên, giải quyết các vấn đề cản trở…
  • Senior Test Manager: Senior Test Manager đảm bảo vai trò, trách nhiệm cùng với chuyên môn cao nhất nên có khả năng tạo được file report cho cùng lúc nhiều dự án trở lên.

Nếu sau khi lên đến vị trí Test Leader và bạn không muốn trở thành Test Manager thì có thể lựa chọn các hướng đi mới như: BA (viết tắt của Business Analyst) hoặc PM (viết tắt của Project Manager). Những phát triển này cũng vô cùng tiềm năng với mức lương hấp dẫn.

Có thể nói, lộ trình thăng tiến của công việc Tester rất rõ ràng. Nếu có thêm ngoại ngữ, bạn có thể làm việc tại các công ty đa quốc gia hoặc ra nước ngoài làm việc.

>> Mức lương Tester – Có “khủng” như nhiều người vẫn nghĩ?

Cơ hội việc làm nghề Tester

phong-van
Cơ hội việc làm của nghề Tester tại Việt Nam?

Tại Việt Nam, cơ hội nghề nghiệp của công việc này đang rất rộng mở. Bởi vì thị trường nhân công tại Trung Quốc và các nước khác tăng giá. Vậy nên các công ty nước ngoài sẽ tìm kiếm nhân sự tại Việt Nam.

Chỉ cần bạn học một khoá đào tạo cơ bản về Tester, bạn sẽ dễ dàng tìm được công việc ở vị trí Fresher (nếu chưa có kinh nghiệm) hoặc vị trí Junior (nếu đã tích luỹ kinh nghiệm trong thời gian học). Và mức lương cho vị trí khởi điểm này từ 6 – 10,000,000 tuỳ vào Công ty bạn ứng tuyển.

Trên đây là những chia sẻ của blog.freec.asia về nghề Tester cũng như các yêu cầu công việc, cơ hội, thách thức, lộ trình nghề nghiệp của nghề. Nếu có thêm thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Có thể bạn quan tâm:

freeC Asia

Cập nhật nội dung chất lượng chỉ có tại freeC
Giải pháp tuyển dụng đột phá tích hợp công nghệ AI
GIẢI PHÁP TUYỂN DỤNG ĐỘT PHÁ TÍCH HỢP CÔNG NGHỆ AI
freeC hiểu rõ mục tiêu tuyển dụng và tầm quan trọng trong việc tìm kiếm, định vị tài năng. Hãy để freeC đồng hành cùng bạn, tạo nên sự khác biệt trong hành trình tuyển dụng.

Đăng ký để nhận nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC

Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!
Bài viết này mang đến giá trị cho bạn chứ?
Hãy đăng ký để đón xem nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC nhé!
Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!