FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

Phát Triển Sự Nghiệp

Tất tần tật về công việc lập trình viên

Bạn đang tìm kiếm một công việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin? Bạn có những kỹ năng cơ bản của một lập trình viên? Nhưng lại không hiểu rõ: Công việc lập trình viên cụ thể là làm gì? Vậy thì bài viết dưới đây chắc chắn dành cho bạn, hãy cùng theo dõi tiếp để biết công việc lập trình viên thực sự là gì nhé!

tat-tan-tat-ve-cong-viec-lap-trinh-vien.jpg

Tất tần tật về công việc lập trình viên

1. Nghề lập trình viên là gì?

Lập trình viên thực tế là công việc của một kỹ sư phần mềm, có khả năng sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình để xây dựng, phát triển và bảo trì các chương trình trên máy tính hay điện thoại. Có thể xem lập trình viên như là một “nhạc trưởng” trong dàn nhạc đang biểu diễn bởi những “nhạc công code”, để tạo nên những “buổi diễn hoàn hảo” như phần mềm máy tính.

cong-viec-lap-trinh-vien-la-gi.jpg

Công việc lập trình viên là gì?

2. Những việc mà một lập trình viên phải làm

Việc lập trình viên là một công việc đa dạng về các mảng hoạt động, chia làm nhiều phần cụ thể như:

Lập trình web
– Lập trình hệ thống
– Lập trình database
Lập trình mobile
– Lập trình game

Với mỗi mảng hoạt động, việc lập trình đòi hỏi những nhiệm vụ cụ thể, dưới đây là một số nhiệm vụ mà một lập trình viên phải hoàn thành khi đảm nhiệm công việc này:

– Xây dựng ứng dụng mới
– Nâng cấp ứng dụng có sẵn
– Sửa chữa ứng dụng lỗi, chưa hoàn thiện
– Tạo ra chức năng xử lý
– Nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ mới

Để đáp ứng yêu cầu cao của nghề lập trình viên, mỗi cá nhân phải tích lũy cho mình những tố chất đặc biệt, hãy cùng theo dõi tiếp để xem đó là gì và làm thế nào để có được những tố chất này nhé.

3. Những tố chất mà một lập trình viên cần có

Lập trình viên là một công việc cần sự sáng tạo và tập trung cao độ, không phải bất kì ai cũng có thể làm được. Lập trình viên được đòi hỏi phải có tố chất riêng, phù hợp với từng lĩnh vực mà họ đã chọn, cụ thể, những tố chất mà một lập trình viên cần trang bị cho mình chính là:

Tư duy logic, giải quyết vấn đề: Công việc lập trình được ví như việc giải một bài toán và người lập trình viên có thể tự mình viết code, hoặc sử dụng những công thức đã có sẵn để giải quyết bài toán đó sao cho chính xác và nhanh chóng nhất.

to-chat-cua-lap-trinh-vien.jpg

Một lập trình viên cần có những tố chất gì?

Tính kiên nhẫn: Công việc lập trình viên đòi hỏi tính kiên nhẫn cực kì cao .Việc tiếp xúc với những thứ rắc rối như code, đoạn mã, đôi khi sẽ khiến bạn phải mất cả buổi chỉ để sửa một lỗi phần mềm nhỏ. Nếu thực sự thấy mình không phải người kiên nhẫn, thì công việc này không dành cho bạn rồi.

Hòa đồng, biết giao tiếp:Công việc lập trình đòi hỏi ở bạn khả năng làm tập thể, vì thế nên hòa đồng và giao tiếp giỏi là những thứ bạn nên có. Khi làm việc bạn sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều người (từ trưởng nhóm, nhà phát triển cho tới những kỹ thuật viên). Do đó kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm là không thể thiếu.

Tinh thần tự giác: Đối với công việc nói chung và công việc lập trình nói riêng, trưởng nhóm hay sếp của bạn sẽ không bao giờ cầm tay chỉ việc cho bạn,bạn sẽ phải tự mình thu xếp thời gian, tìm hiểu công nghệ để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hiện nay, công nghệ đang và đã đổi mới từng ngày, bạn chỉ cần lơ là một chút thì có thể bạn đã tụt lại rất xa so với những người khác. Vì vậy, sự tự giác đi kèm với đam mê công việc là những điều chắc chắn phải có khi làm công việc lập trình viên

Tính cẩn thận, tỉ mỉ: Để có thể tạo ra một tác phẩm hoàn hảo, bất kỳ một người thợ nào cũng phải thật tỉ mỉ, trong từng chi tiết nhỏ nhất, Và công việc lập trình cũng không phải là ngoại lệ. Để viết được một chương trình tốt, ít lỗi, người lập trình viên phải để mắt đến từng chi tiết nhỏ khi code, không được bỏ qua bất kỳ điều gì dù là nhỏ nhặt nhất. Để ý tiểu tiết sẽ giúp bạn ít gặp lỗi hơn khi viết code, giảm thời gian sửa lỗi, cải tiến.

Ý thức hỏi nâng cao kỹ năng: Để đến được với công việc lập trình viên đã khó, để có thể theo kịp và phát triển lại càng khó hơn. Đặc thù của công việc này là sự thay đổi công nghệ từng ngày, đòi hỏi bạn phải tiếp thu kiến thức mới và thực hành thường xuyên để có thể thành thạo.

Lười biếng: Tuy nghe nực cười nhưng thực ra đầy là một trong những tố chất mà người làm trong công việc lập trình nên có. Thay vì phải bỏ rất nhiều thời gian cày cuốc, viết những đoạn code dài loằng ngoằng thì lập trình viên cần phải biết” làm biếng”. Chỉ khi đó,họ mới có thể tìm ra những cách giải quyết nhanh nhất, tốn ít công sức nhất mà vẫn đạt được kết quả mong muốn

4. Các cấp bậc trong công việc lập trình viên

Ở bất kì một lĩnh vực nào, nhân viên đều được phân chia theo cấp bậc, lập trình viên cũng không ngoại lệ, các cấp bậc trong công việc lập trình viên được phân chia như sau:

cap-bac-trong-cong-viec-lap-trinh-vien.png

Các cấp bậc trong công việc lập trình viên

Junior Developer: là người có kinh nghiệm dưới 3 năm.Hiểu biết về cơ sở dữ liệu, sự phát triển của các ứng dụng và có thể viết được các ứng dụng đơn giản, mức thu nhập từ $500 – $1000

Senior Developer: đạt từ 4 đến 10 năm kinh nghiệm, ở trình độ này Bạn là người có kiến thức khá sâu rộng và đủ khả năng viết những chương trình phức tạp hơn, mức thu nhập từ $1000 – $1500

Leader Developer: có từ 7 đến 10 năm kinh nghiệm,đạt cấp độ này, bạn đã tương đương với một senior developer, có thể làm việc một cách độc lập hoặc lãnh đạo một nhóm các lập trình viên khác. Mức thu nhập rơi vào khoảng $1500 – $2000

Mid-level Manager: là người quản lý những lập trình viên khác, đứng dưới trướng của quản lý cấp cao. Các chức danh bao gồm Product Manager, Project Manager,… Mức thu nhập từ $1500 – $2500

Senior Leader: Mức lương trên 2000$, có nhiệm vụ chỉ đạo các quản lý cấp dưới và làm việc với ban Ban Giám đốc công ty. Cụ thể họ là: VP, CTP hoặc CEO.

5. Công việc lập trình viên làm ở đâu ?

Với công việc lập trình viên, bạn có thể lựa chọn các công ty lập trình, công nghệ, hoặc là bộ phận IT của các công ty khác thuộc lĩnh vực thương mại, công nghiệp, dịch vụ. Tùy thuộc vào tính chất công việc, bạn có thể làm việc ở công ty hoặc làm việc tự do tại nhà.

Trên đây là toàn bộ những vấn đề liên quan đến việc lập trình viên mà chúng tôi thống kê được. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã có thể trả lời được những thắc mắc của mình về công việc lập trình  và có cho mình lựa chọn tương lai. Chúc bạn gặp nhiều thành công, cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết này!

Related posts
Kinh nghiệm phỏng vấnKỹ năngPhát Triển Sự Nghiệp

Cách trả lời mail xác nhận phỏng vấn và 4 ví dụ rõ ràng

Phát Triển Sự Nghiệp

Quy trình Acecook tuyển dụng như thế nào? Đánh giá ưu và nhược điểm

Phát Triển Sự Nghiệp

Bia Saigon tuyển dụng thế nào? Kinh nghiệm ứng tuyển SABECO

Kinh nghiệm phỏng vấnPhát Triển Sự Nghiệp

Cách trả lời bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh