FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

IT/Phần MềmPhát Triển Sự Nghiệp

Roadmap Business Analyst là gì? Tất tần tật những điều cần biết

Roadmap Business Analyst là lộ trình phát triển của vị trí BA trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đây là bộ phận kết nối giữa khách hàng và đội ngũ nhân viên nội bộ. Cụ thể hơn, BA là người đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh và hiệu suất kỹ thuật trong công việc. Hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về công việc của vị trí BA này.

Các công việc BA theo nhiệm vụ

Business Analyst được viết tắt là BA, là người kết nối tìm kiếm nhu cầu các bên trong doanh nghiệp. Từ đó có thể xác định các vấn đề, phân tích để đưa ra giải pháp nhằm giúp đảm bảo hiệu quả kinh doanh và yếu tố kỹ thuật.

Trong đó, Roadmap Business Analyst có lộ trình rất phát triển với nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Dưới đây là một số công việc của nhân viên BA được phân theo nhiệm vụ đảm nhiệm. 

>>> Xem thêm Business Analyst là gì? (BA) và những điều bạn nhầm tưởng.

Roadmap Business Analyst
Lộ trình nghề nghiệp BA – BA roadmap. Nguồn ảnh: HocvienAgile

Business Requirement Analysis (BRA)

Vị trí nhân viên Business Requirement Analysis có tên viết tắt là BRA được nhiều người lựa chọn khi tìm việc. Đây là bộ phận có nhiệm vụ định hướng giải pháp về mặt business cho tổ chức, doanh nghiệp.

Business System Analyst (BSA)

Business System Analyst có tên viết tắt là BSA. Đây là một trong những vị trí công việc của nghề Business Analyst. BSA là cầu nối giữa đội nhóm Business và team Technical trong doanh nghiệp.

System Analyst (SA)

System Analyst có tên viết tắt là SA, là bộ phận chuyên xử lý các vấn đề liên quan trực tiếp đến giải pháp công nghệ. 

>>> Xem thêm Lương Business Analyst một tháng như thế nào, có cao không?

Functional Analyst (FA)

Functional Analyst có tên viết tắt là FA, là bộ phận chuyên về giải pháp triển khai cho doanh nghiệp. Cụ thể như việc tiếp nhận yêu cầu và điều chỉnh hệ thống cho hạng mục nào đó của doanh nghiệp. Ví dụ như nhân viên thực hiện dự án hệ thống ERP, CRM,…

Functional Analyst(FA)
Functional Analyst(FA) chuyên các giải pháp triển khai cho doanh nghiệp. Nguồn ảnh: Zippia

Agile Analyst (AA)

Agile Analyst có tên viết tắt là AA, đây là những đối tượng làm công việc phân tích và đưa ra giải pháp theo triết lý Agile. Đặc biệt bộ phận này có thể tiếp cận dự án theo hướng đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Ví dụ về công việc này như vị trí BA, PO trong team Scrum.

Service Request Analyst(SRA)

Service Request Analyst được viết tắt là SRA, là những người hỗ trợ người dùng cuối cùng. Họ tư vấn và chăm sóc khách hàng về những giải pháp đã triển khai của doanh nghiệp. 

Mỗi vị trí công việc sẽ có những điểm nổi bật khác nhau. Nhìn chung Roadmap Business Analyst có cơ hội phát triển rất rộng mở với nhiều vị trí làm việc khác nhau.

>>> Xem thêm business analyst intern tuyển dụng

Lộ trình thăng tiến Business Analyst Manager

Theo Roadmap Business Analyst, để trở thành Business Analyst Manager cần trải qua các vị trí khác nhau. Cụ thể, lộ trình thăng tiến công việc của Business Analyst Manager như sau:

Entry level

Entry level là những đối tượng BA mới ra trường, đang thực tập hoặc có kinh nghiệm từ 1-2 năm ở vị trí này. 

Nhiệm vụ của vị trí này là trực tiếp đi gặp khách hàng dưới sự hỗ trợ của Senior BA, phân tích các yêu cầu ở mức cơ bản. Yêu cầu ở level này, bạn cần tích lũy kiến thức nền tảng BA và cần sự hỗ trợ từ các bạn có level cao hơn giúp nâng cao hiệu quả công việc.

>>> Xem thêm Bên trong mô tả công việc Business Analyst gồm những điều gì?

Entry level BA
Entry level là những nhân viên BA mới ra trường, ít kinh nghiệm. Nguồn ảnh: The Audiopedia

Junior level

Junior level là những đối tượng làm BA với từ 2 – 3 năm kinh nghiệm trong ngành Business Analyst.

Nhiệm vụ đối với Junior level là cần sự hỗ trợ của các Senior BA ở các dự án lớn, phức tạp hơn. Từ đó có thể trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để đưa ra giải pháp ở dự án có quy mô lớn. 

Yêu cầu ở vị trí này là bạn có kiến thức cơ bản về BA, phân tích và viết tài liệu thành thạo. Ngoài ra, bạn cần có khả năng làm việc độc lập trong dự án của team.

>>> Xem thêm Business Analyst là gì? Tìm hiểu chi tiết vai trò của một BA

Senior level

Senior level là vị trí của người làm BA trên 3 năm kinh nghiệm, đã thực hiện nhiều dự án khác nhau.

Nhiệm vụ của vị trí này là phân tích và viết tài liệu cho dự án thành thạo, chính xác.

Yêu cầu ở vị trí Senior level là cần có khả năng làm việc độc lập; kỹ năng mềm và xử lý vấn đề tốt. Ngoài ra, họ cần có khả năng sử dụng các công cụ linh loạt khi xử lý các bài toán khó nhằn. Khả năng hỗ trợ và hướng dẫn các thành viên khác trong cùng đội nhóm. Senior level cần thành thạo các nhóm kỹ năng nền tảng của BA.

Ở vị trí Senior level sẽ có nhiều hướng đi và mục tiêu nghề nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, Roadmap Business Analyst ở vị trí BAC này lại chia ra làm 3 nhóm chính dưới đây.

Senior level Business Analyst
Có nhiều hướng đi nghề nghiệp khác nhau ở vị trí Senior level. Nguồn ảnh: Amela Technology

Nhóm Delivering Path

Nhóm Delivering Path là nhóm đi theo hướng vận hành. Cụ thể nhóm công việc này có nhiệm vụ tìm hiểu và làm việc sâu về các dự án liên quan đến thời gian, con người và chi phí. Một số vị trí công việc mà nhân viên BA có thể đảm nhiệm như: Project Manager, Product Manager, CIO,…

>>> Xem thêm Nghề Business Analyst và thị trường tuyển dụng Business Analyst

Nhóm Managing Path

Nhóm Managing Path là những vị trí công việc đi theo hướng quản lý BA như BA Team Lead; BA Practice Lead; BA Program Lead; BA Manager. Roadmap Business Analyst của nhóm vị trí này rất rõ ràng và cụ thể, để các bạn có thể dễ dàng đặt mục tiêu. 

Nhóm Planning Path

Nhóm Planning Path là những vị trí nhân viên xây dựng chiến thuật, chiến lược cho doanh nghiệp. Cụ thể một số vị trí công việc phù hợp theo nhóm này như Business Architect, Enterprise Architect.

Kỹ năng cần thiết để đạt trình độ masters trong BA

kỹ năng cần có của nhân viên BA
Những kỹ năng cần có đối với nhân viên BA. Nguồn ảnh: TopDev

Trên Roadmap Business Analyst, để đạt trình độ master bạn cần sở hữu những kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm khác nhau.

Kỹ năng chuyên môn

Các kỹ năng chuyên môn mà Business Analyst cần sở hữu để có thể phát triển tốt hơn trong công việc như:

Kỹ năng công nghệ

Nhân viên BA cần biết ứng dụng các công nghệ mới để xác định các giải pháp kinh doanh. Cụ thể như: kỹ năng Testing phần mềm và design hệ thống kinh doanh. Ngoài ra nhân viên BA cần hiểu biết về ngôn ngữ công nghệ để có thể giao tiếp với team kỹ thuật. Còn để giao tiếp với khách hàng, bạn cần dùng ngôn ngữ kinh doanh.

Kỹ năng phân tích vấn đề

Theo Roadmap Business Analyst để trở thành master BA, bạn cần trau dồi kỹ năng phân tích vấn đề. Nhờ khả năng này bạn có thể xác định nhu cầu kinh doanh của khách hàng và truyền đạt chính xác vào sản phẩm. 

Mặc khác, BA cần phân tích số liệu, tài liệu, kết quả khảo sát với người sử dụng để khắc phục vấn đề kinh doanh. Do đó sở hữu kỹ năng phân tích mạnh là lợi thế của một BA thành công.

Ngoài ra bạn cần tích lũy cho mình các kỹ năng thiết kế tài liệu, báo cáo và thuyết trình. Nhờ đó có thể phục vụ tốt nhất cho công việc BA của bạn trong doanh nghiệp.

Kỹ năng phân tích vấn đề của Business Analyst
Sở hữu kỹ năng phân tích giúp tăng cơ hội thành công cho BA. Nguồn ảnh: Freepik

Kỹ năng mềm

Một số loại kỹ năng mềm rất cần thiết cho Roadmap Business Analyst được liệt kê chi tiết dưới đây. Mỗi kỹ năng có những lợi thế riêng và việc tích lũy chúng là điều cần thiết và quan trọng.

Kỹ năng giao tiếp

Nhân viên BA cần có khả năng giao tiếp rõ ràng về yêu cầu dự án, thay đổi yêu cầu, kết quả test. Kỹ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của dự án. Do đó đây là kỹ năng mềm quan trọng mà bạn cần sở hữu để thành công trong công việc. 

Kỹ năng xử lý, giải quyết vấn đề

Công nghệ thông tin luôn có sự thay đổi, cải tiến mạnh mẽ và không ngừng. Do vậy các BA cần có kỹ năng xử lý, giải quyết vấn đề phát sinh nhanh. Nhờ đó có thể hoàn thành dự án. 

Kỹ năng đưa ra quyết định

Khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả là rất quan trọng trong Roadmap Business Analyst. Vì khi BA có khả năng đánh giá tình hình tốt, lựa chọn một hướng xử lý phù hợp sẽ giúp công việc thuận lợi phát triển hơn.

Khả năng đưa ra quyết định của BA
Khả năng đưa ra quyết định giúp công việc của bạn hiệu quả hơn. Nguồn ảnh: Freepik.

Kỹ năng quản lý công việc

Khả năng quản lý dự án, chỉ đạo nhân viên, xử lý yêu cầu, dự báo ngân sách… rất quan trọng để bạn có thể phát triển thành master BA. Đây là kỹ năng cần có giúp công việc của bạn thuận lợi và phát triển hơn.

Kỹ năng đàm phán, thuyết phục 

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục người nghe là kỹ năng quan trọng khi đấu thầu các dự án. Nhờ kỹ năng này, các BA có thể thỏa thuận đem lại kết quả tốt cho công ty và khách hàng. 

Ngoài ra kỹ năng đàm phán, thuyết phục cũng giúp Roadmap Business Analyst phát triển tốt hơn. Bởi thông qua việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các bên.

Kỹ năng đưa ra quyết định của Business Analyst
Đàm phán, thuyết phục người khác là kỹ năng quan trọng. Nguồn ảnh: Freepik.

Ngoài ra, nhân viên BA cần bổ sung thêm các kiến thức khác như tài chính, kế toán, nhân sự,… Thông qua việc phân tích nghiệp vụ cùng sự am hiểu rộng sẽ giúp BA hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trên đây là những chia sẻ về Roadmap Business Analyst cùng những kỹ năng cần thiết để phát triển sự nghiệp. Thông qua những chia sẻ này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về công việc BA trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đừng quên tham khảo nhiều tin tức hữu ích khác mà blog.freeC.asia chia sẻ trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm:

Related posts
IT/Phần MềmTìm việc

Hệ thống nhúng là gì? 5 Bước trở thành kỹ sư lập trình nhúng

Kinh nghiệm phỏng vấnKỹ năngPhát Triển Sự Nghiệp

Cách trả lời mail xác nhận phỏng vấn và 4 ví dụ rõ ràng

IT/Phần MềmKinh nghiệm phỏng vấnTìm việc

Các câu hỏi phỏng vấn JAVA cốt lõi và Mẫu trả lời ấn tượng

Phát Triển Sự Nghiệp

Quy trình Acecook tuyển dụng như thế nào? Đánh giá ưu và nhược điểm