FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

Nhân Sự & Tuyển dụng

Phân biệt Hiring Manager và Recruitment Manager trong tuyển dụng

Làm thế nào để phân biệt Hiring manager và Recruitment manager? Nếu bạn sở hữu hoặc quản lý một doanh nghiệp, bạn biết rằng thành công của tổ chức bạn phụ thuộc vào việc tuyển dụng những ứng viên phù hợp. Sau cùng, chính nhân viên của bạn là người giữ cho hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ. Nhưng để thu hút, kiểm tra, tuyển dụng và bổ sung nhân tài, bạn sẽ cần hợp tác chặt chẽ với hai bên chính: Hiring manager và Recruitment manager. Mỗi người có một vai trò riêng trong việc giúp bạn tìm và giữ chân những nhân tài hàng đầu. Hãy cùng freeC đi tìm hiểu và xem sự khác nhau giữa Hiring manager và Recruitment manager qua bài viết bên dưới.

Phân biệt Hiring manager và Recruitment manager

Vai trò của Hiring manager

Hiring manager là người quản lý tuyển dụng cho vị trí trống trong nhóm của mình. Ví dụ: một giám đốc bán hàng đang tìm kiếm một account, người sẽ trực tiếp báo cáo với giám đốc bán hàng – chính là Hiring manager. Nói chung, các Hiring manager chịu trách nhiệm xác định phạm vi vai trò: Họ có trách nhiệm xác định các kỹ năng và trình độ mà một ứng viên cần có, các công việc mà họ sẽ thực hiện, cũng như các mục tiêu và cột mốc quan trọng hơn mà họ sẽ hướng tới khi vào công ty làm việc.

phân biệt hiring manager và recruitment manager trong tuyển dụng
Source: freepik

Thông thường, người Hiring manager sẽ chia sẻ thông tin này với Recruitment manager trước khi quá trình tuyển dụng bắt đầu, để có thể viết mô tả công việc hoặc yêu cầu Recruitment manager tạo một bản mô tả công việc. Recruitment manager chịu trách nhiệm về nguồn ứng viên, còn Hiring manager sẽ là người xem qua CV và chọn ra những ứng viên có tiềm năng phỏng vấn. Thông thường Hiring manager có quyền quyết định cuối cùng về việc có nên tuyển người đó hay không. Đây là một trong những điểm cơ bản để phân biệt Hiring manager và Recruitment manager.

>>> Xem thêm Top HR trends: dự đoán 5 xu hướng nhân sự năm 2022

Vai trò của Recruitment manager

Mặc dù Hiring manager đóng một vai trò tích cực trong quá trình tuyển dụng, nhưng đó thường không phải là công việc chính của họ. Cho dù họ làm việc trong lĩnh vực tài chính, dịch vụ khách hàng, bán hàng, CNTT hay nhân sự, nhiệm vụ chính của Hiring manager là tận dụng lĩnh vực chuyên môn của mình để đóng góp cho công ty. Mặt khác, các Recruitment manager sẽ dành thời gian làm việc để xác định, thu hút và tuyển những ứng viên giỏi. Điều này có thể liên quan đến các công việc như tìm kiếm và liên hệ với các ứng viên đủ tiêu chuẩn, duyệt CV, lên lịch phỏng vấn,… Trong khi các Hiring manager chịu trách nhiệm về con người – nghĩa là đánh giá và cuối cùng là quản lý các ứng viên được tuyển – còn Recruit ment manager chịu trách nhiệm về quá trình tuyển dụng tổng thể. Đọc đến đây, có thể bạn đã có cái nhìn rõ hơn về sự khác nhau khi phân biệt Hiring manager và Recruitment manager trong tuyển dụng.

Sự kết hợp thành công giữa Hiring manager và Recruitment manager

Hiring manager và Recruitment tuy đóng những vai trò khác nhau nhưng bổ sung cho nhau trong quá trình tuyển dụng. Quá trình tuyển dụng diễn ra suôn sẻ khi cả hai phối hợp với nhau và với mục tiêu của họ. Dưới đây là một vài ý tưởng giúp Hiring manager và Recruitment manager làm việc cùng nhau để tìm ra những ứng viên tốt nhất.

phối hợp giữa hiring manager và recruitment manager sao cho hiệu quả
Source: freepik

Thống nhất theo mục tiêu đề ra

Cuộc trao đổi giữa Recruitment manager và Hiring manager thường được gọi là “buổi phác thảo” để đặt ra các kỳ vọng cho việc tìm kiếm và bắt đầu quá trình tuyển dụng. Các nhà Hiring manager nên truyền tải rõ yêu cầu cho Recruitment manager về phòng ban của họ và chức năng, vai trò cụ thể, đồng thời chỉ rõ các bằng cấp và kinh nghiệm mong muốn từ ứng viên. Điều này giúp Recruitment manager có thể thu hẹp các thông số tìm kiếm và kiến thức nền tảng mà họ cần để tương tác thành công với ứng viên. Mặt khác, các Recruitment manager có thể thiết lập thời gian biểu và xác định chiến lược tuyển dụng tổng thể.

Mặc dù có thể bỏ qua một buổi dự thảo sẽ tiết kiệm được thời gian, nhưng có thể sẽ làm mất thời gian tuyển dụng của công ty vì cả hai bên không hiểu yêu cầu và mục đích của nhau.

ƯU ĐÃI KHỦNG TRONG THÁNG
freeC Asia “DISCOUNT” lên đến 50% các dịch vụ!

Quảng bá thương hiệu tuyển dụng công ty

Việc tuyển dụng cần được coi là ưu tiên hàng đầu, được chú trọng tương tự như bất kỳ dự án kinh doanh nào khác. Công ty của bạn sẽ không tồn tại nếu không có nhân viên, vì vậy tuyển dụng phải là một phần thiết yếu trong chiến lược kinh doanh của công ty. Khuyến khích Recruitment manager và Hiring manager mở rộng phạm vi tiếp cận bằng cách thông báo nhu cầu tuyển dụng thông qua các mạng lưới, mối quan hệ của họ.

Mỗi tương tác với ứng viên là một cơ hội để quảng bá thương hiệu công ty cho dù bạn có tuyển thành công ứng viên đó hay không. Hiring manager và Recruitment manager phải hành động như những người tiếp thị thương hiệu, không ngừng nghỉ quảng bá công ty.

>>> Xem thêm Phát triển nguồn lực nhân sự thế nào mới hiệu quả?

Tạo ra nét văn hoá công ty đặc trưng

Hiring manager và Recruitment manager phải thường xuyên liên lạc với nhau để công việc có hiệu quả và năng suất. Một cách tuyệt vời để làm điều này là tổ chức các cuộc meeting sau phỏng vấn qua điện thoại, Skype hoặc gặp trực tiếp. Hình thức giao tiếp thường xuyên này sẽ giúp cả hai nắm được các thách thức thị trường, kỳ vọng của ứng viên và đối thủ cạnh tranh. Mặt khác, nếu phản hồi từ Hiring manager bị trì hoãn hoặc không có, việc lên lịch phỏng vấn, quyết định tuyển dụng và onboard của ứng viên cũng sẽ bị chậm lại.

hiring manager và recruitment manager là gì
Source: freepik

Tất nhiên, giao tiếp cởi mở với các ứng viên cũng là điều cần thiết. Đặt kỳ vọng rõ ràng vào các bước tiếp theo và đưa ra phản hồi nhanh chóng. Ngay cả khi cuối cùng bạn không tuyển được ứng viên nào, thì điều quan trọng là bạn phải cung cấp cho họ một trải nghiệm phỏng vấn tích cực. Từ đó hình ảnh công ty bạn sẽ được ứng viên đánh giá rất cao, có thể họ sẽ giới thiệu các ứng viên tiềm năng khác đến với bạn.

>>> Xem thêm các chia sẻ của chuyên gia trong quy trình tuyển dụng

Hãy nhớ rằng: Nếu bạn không coi trọng việc tuyển dụng, công ty của bạn cũng khó mà phát triển. Tất cả mọi người tham gia vào quá trình tuyển dụng phải hướng tới cùng một mục tiêu: tìm kiếm tài năng càng nhanh càng tốt và tiết kiệm chi phí nhất có thể. Tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ tích cực giữa Hiring manager và Recruitment manager để có quá trình tuyển dụng tốt nhất có thể.

headhunt

Có thể bạn quan tâm:

việc làm nhân sự tuyển dụng
Related posts
Nhân Sự & Tuyển dụngQuy trình tuyển dụng

Tuyển dụng trên mạng xã hội nào là hiệu quả nhất?

Kinh nghiệm phỏng vấnNhân Sự & Tuyển dụngThu phục nhân tài

5 bước triển khai đào tạo nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp

Nhân Sự & Tuyển dụngThu phục nhân tàiXu hướng tuyển dụng

Top 14 công ty headhunt uy tín và chất lượng nhất Việt Nam

Kinh nghiệm phỏng vấnNhân Sự & Tuyển dụngThu phục nhân tài

Mẫu gửi email cho ứng viên chuyên nghiệp kèm các lưu ý