FreeC Blog

Phân biệt Brand Marketing và Trade Marketing

Hiện nay có rất nhiều sự nhầm lẫn giữ Brand Marketing và Trade marketing. Trong lĩnh vực marketing, đây hoàn toàn là 2 ngành khác nhau từ khái niệm, vai trò. Hãy cùng freeC đi tìm hiểu và phân biệt Brand Marketing và Trade Marketing khác nhau như thế nào nhé.

Brand Marketing là gì?

Brand marketing là các hoạt động nhằm củng cố niềm tin và xây dựng sức mạnh thương hiệu. Cụm từ Brand marketing thường dùng để chỉ các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài phát thanh, báo chí, biển quảng cáo, banner và các bài PR trên mạng xã hội. Cụm từ này đã phổ biến ở Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây.

Tìm hiểu về Brand Marketing là gì

Trong thời đại Marketing hiện nay, Brand marketing đang là xu hướng mới nhất. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp chỉ tập trung marketing xoay quanh sản phẩm của mình thì giờ đây, họ quan tâm hơn đến việc quảng bá thương hiệu và danh tiếng của mình.

>>> Tuyển dụng nhiều Việc làm Brand Marketing lương cao

Khái niệm Trade Marketing

Trade marketing là các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động bán hàng được xem là cầu nối giữa các bộ phận kinh doanh và marketing. Nhắm mục tiêu là doanh số bán hàng, thị phần và lợi nhuận của công ty bằng cách hiểu được tâm lý của người mua sắm và khách hàng: đối tác phân phối, nhà bán buôn, nhà bán lẻ và khách hàng chính.

Vì trade marketing là bước cuối cùng trong quyết định mua hàng của người mua, nhiệm vụ chính của bộ phận trade marketing có thể được hiểu là tiến hành các hoạt động truyền thông tại cửa hàng bán lẻ. Chương trình truyền thông này bao gồm các hoạt động sau:

>>> Tuyển dụng Trade Marketing tại các doanh nghiệp lớn

Phân biệt Brand Marketing và Trade Marketing chi tiết

Chúng ta có thể phân biệt Brand marketing và Trade marketing chủ yếu dựa vào hai đối tượng chính người mua hàng (shopper) và người tiêu dùng (customer)

Sự khác nhau giữa người mua hàng và người tiêu dùng

Có thể hiểu đơn giản, người mua hàng (shopper) chính là những người đưa ra quyết định tại điểm bán, nhưng sau đó họ có sử dụng sản phẩm không thì không chắc. Người lại, người tiêu dùng (customer) chính là những người sử dụng sản phẩm ở khâu cuối, có thể họ không phải là người đi mua hàng.

Có thể lấy ví dụ: sản phẩm sữa dành cho người cao tuổi, người mua hàng (shopper) có thể là con, cháu… nhưng người tiêu dùng (customer) lại chính là những người lớn tuổi.

Phân biệt giữa Brand marketing và Trade marketing

Nhìn chung, tâm lý của người mua hàng rất khác nhau. Có thể trước khi vào điểm bán hàng, họ đã có ý định sẽ mua sản phẩm trong đầu (theo thương hiệu, sự yêu thích…). Tuy nhiên khi vào tới điểm bản, người mua hàng dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố truyền thông xung quanh. Các sản phẩm giảm giá, khuyến mãi hay tặng kèm những ưu đãi sẽ dễ làm cho người mua thay đổi ý định ban đầu. Do đó, Trade marketing và Brand Marketing đều có những vai trò riêng trong việc tiếp cận khách hàng.

Phân biệt Brand marketing và Trade marketing

Như đã nêu trên, chúng ta có thể thấy Brand marketing ảnh hưởng đến người tiêu dùng, trong khi đó Trade marketing lại ảnh hướng tác động trực tiếp đến người mua hàng. Có thể phân biệt Brand Marketing và Trade Marketing ngắn gọn như sau:

Chúng ta sẽ dễ dàng phân biệt được hai khái niệm Brand marketing và Trade marketing nếu như dựa vào đối tượng mua và tiêu dùng, hoặc chức năng và vai trò riêng của chúng. Một khi đã nắm rõ hai khái niệm trên, bạn sẽ dễ dàng phân biệt và định hướng được lĩnh vực nào phù hợp với bản thân khi tìm việc làm nhanh trong ngành Marketing nói chung. Chúc các bạn thành công.

Bài viết liên quan:

việc làm marketing tại freeC

Exit mobile version