FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

Marketing/PRPhát Triển Sự Nghiệp

Trade marketing là gì? Kỹ năng cần có của một Trade Marketer

Marketing đang là một trong những nghề hot nhất trong thời gian gần đây, đặc biệt là đối với giới trẻ. So với sáng tạo nội dung, thiết kế hoặc account thì vị trí Trade marketing còn tương đối mới đối với nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về Trade Marketing là gì và những kỹ năng cần thiết để làm có thể đảm nhận vị trí này qua bài viết bên dưới.

trade marketing là gì
Tìm hiểu Trade marketing là gì?

Khái niệm Trade Marketing là gì?

Trade marketing (tiếp thị thương mại) là một chuỗi các hoạt động nhằm tổ chức và xây dựng chiến lược về ngành hàng. Tiếp thị thương mại cũng là tiếp thị tại điểm bán hàng, do đó tối ưu hóa trải nghiệm cho người mua và nhà bán lẻ. Nhờ các hoạt động trade marketing, các công ty sẽ có thể đạt được lợi nhuận cao hơn và tăng doanh thu cho công ty và khách hàng.

Trade marketing đứng trung gian giữa Sales và Marketing. Chúng ta thường chỉ thấy các chiến lược marketing hướng đến khách hàng thông qua nhiều công cụ khác nhau như truyền thông. Mặt khác, trade marketing sẽ nhắm mục tiêu đến người tiêu dùng và điểm bán hàng là trung tâm.

>>> Xem thêm Mô tả công việc Trade Marketing chuẩn

Công việc của một Trade marketing là gì?

Lên kế hoạch phát triển kênh phân phối

công việc của một trade marketing

Trade marketing sẽ lên kế hoạch, phát triển các hệ thống phân phối với nhiều hoạt động khác nhau như:

  • Mở rộng mạng lưới phân phối của công ty trên nhiều khu vực địa lý khác nhau (trong và ngoài nước); Mở rộng các hình thức bán hàng như bán hàng truyền thống, bán hàng trực tuyến …
  • Giảm giá niêm yết cho nhà phân phối mua nhiều và phân phối lại sản phẩm. Hình thức này được gọi là chiết khấu thương mại mà người hưởng lợi cuối cùng là người mua.
  • Xây dựng các chương trình khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng tiềm năng, biến khách hàng hiện tại thành khách hàng thân thiết
  • Tạo sự kiện để thể hiện sự đánh giá cao, nuôi dưỡng quan hệ đối tác…

Phát triển các ngành hàng

Category Development hay còn gọi là phát triển ngành hàng. Các kế hoạch tiếp thị thương mại này là những chiến lược giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận của thương hiệu tại điểm bán hàng. Mục đích là tăng lượng khách hàng mua thông qua một số hình thức khuyến khích tiêu dùng. Ví dụ, để khiến bạn tò mò và muốn dùng thử sản phẩm A. Khi đó thương hiệu sẽ khiến bạn muốn mua các sản phẩm B, C, D liên quan đến sản phẩm A. Các chiến lược phát triển ngành bao gồm:

  • Chiến lược bào phủ và thâm nhập
  • Chiến lược phát triển danh mục sản phẩm
  • Chiến lược kích cỡ và bao bì sản phẩm
  • Chiến lược định giá sản phẩm

Kích thích nhu cầu mua sắm tại điểm bán hàng

Shopper Engagement – hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng . Chiến lược tiếp thị thương mại này tạo ra nhiều trải nghiệm và tương tác hơn với người tiêu dùng. Đặc biệt, ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. Một số hoạt động phổ biến là:

  • Khuyến mãi các quà tặng
  • Trưng bày các sản phẩm mới để thu hút khách hàng
  • Treo các biển quảng cáo sản phẩm
  • Các hoạt động khác nhằm thu hút sự chú ý
chiến lược của trade marketing

Hợp tác cùng Sales để thúc đẩy doanh số

  • Xác định mục tiêu bán hàng cho từng sản phẩm và danh mục cụ thể để đội ngũ bán hàng có thể lập kế hoạch và chiến lược phù hợp.
  • Tổ chức các hoạt động kích thích tinh thần và động lực làm việc của đội ngũ bán hàng.
  • Các cuộc thi kích thích đội ngũ bán hàng làm việc sáng tạo, đưa ra các ý tưởng cho các hoạt động tại điểm bán hàng.

>>> Tuyển dụng trade marketing với mức lương cực cao

Kỹ năng của một trade marketing là gì?

Lĩnh vực trade marketing hỏi những kỹ năng và phẩm chất quan trọng. Dưới đây là chi tiết các yếu tố cần thiết của nghề để bạn tham khảo.

Có khả năng phân tích số liệu

Một trong những kỹ năng cần có của Trade marketing là gì đó chính là kỹ năng phân tích số liệu. Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, các trade marketer cần biết cách nghiên cứu và phân tích thị trường. Công việc này dựa trên dữ liệu có sẵn hoặc trên các cuộc khảo sát hoặc phỏng vấn. Các nhà tiếp thị thương mại sẽ nhận được phản hồi từ khách hàng mục tiêu bằng cách hoàn thành các cuộc khảo sát hoặc sự kiện, triển lãm, tiếp thị trực tiếp,… Làm cho công việc của bạn dễ dàng hơn và giành được thu hút tại điểm bán hàng.

Khả năng đàm phán

Kỹ năng giao tiếp và đàm phán là một trong những kỹ năng quan trọng của người làm marketing thương mại. Đầu tiên, kỹ năng này thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng. Thứ hai, kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt sẽ tạo được sự quảng cáo và tăng thiện cảm của khách hàng đối với sản phẩm. Từ đó, khách hàng có thể tìm hiểu về sản phẩm và dễ đưa ra quyết định mua hàng hơn.

kỹ năng cần có của trade marketer

Có kiến thức về kinh doanh trong trade marketing

Sự nhạy bén trong kinh doanh là hiểu và nắm bắt tâm lý của người mua. Họ thích gì, để ý gì… Ví dụ, sắp xếp hàng hóa trong siêu thị cũng là một nghệ thuật. Hiển thị sản phẩm của bạn theo cách thu hút khách hàng và thúc đẩy họ mua nhiều hơn. Đây là điều cần phải có cái nhìn sâu sắc và nghiên cứu mới có thể làm được.

Có khả năng làm việc nhóm

Có nhiều bước mà một trade marketer cần thực hiện. Ngoài ra, họ thường phải làm việc ở nhiều vị trí khác nhau. Đôi khi ở văn phòng, tại điểm bán hàng, tại các sự kiện,… Để làm việc tốt nhất với nhiều người và bộ phận ở các địa điểm khác nhau, bạn cần một nhà tiếp thị thương mại có kỹ năng làm việc nhóm tốt để kết nối mọi người lại với nhau.

Ngày nay, có rất nhiều nguồn việc làm trong lĩnh vực marketing. Cũng là một ngành hot nên khi tìm kiếm ứng viên cần chú ý lựa chọn những nguồn đáng tin cậy để tránh bị lừa đảo. Các nhóm trên mạng xã hội như Facebook, Zalo có rất nhiều việc phải làm trong lĩnh vực marketing. Tuy nhiên, một lựa chọn lý tưởng hơn cho bạn là vào trang web freeC. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về Trade marketing là gì? Công việc và những kỹ năng cần thiết để theo đuổi lĩnh vực này. Chúc các bạn thành công.

Bài viết liên quan:

việc làm marketing
Related posts
Kinh nghiệm phỏng vấnKỹ năngPhát Triển Sự Nghiệp

Cách trả lời mail xác nhận phỏng vấn và 4 ví dụ rõ ràng

Phát Triển Sự Nghiệp

Quy trình Acecook tuyển dụng như thế nào? Đánh giá ưu và nhược điểm

Phát Triển Sự Nghiệp

Bia Saigon tuyển dụng thế nào? Kinh nghiệm ứng tuyển SABECO

Kinh nghiệm phỏng vấnPhát Triển Sự Nghiệp

Cách trả lời bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh