Smart Headhunting & Executive Search Service

Nodejs là gì? Khái quát những vấn đề nổi bật xoay quanh Nodejs

Nodejs là gì? Hiện nay có rất nhiều công cụ lập trình giúp tạo ra các ứng dụng web hiệu quả. Và Nodejs là một trong số đó. Cùng freeC tìm hiểu về Nodejs được hiểu là gì và những vấn đề có liên quan trong bài viết sau đây nhé! 

[no_toc]

Nodejs được hiểu là gì?   

NodeJS được biết đến là một mã nguồn chạy mở trong môi trường JavaScript V8 runtime. Nó nhận được sự quan tâm từ nhiều nhà lập trình. Họ ứng dụng Nodejs để thiết lập các ứng dụng web theo cách đơn giản và dễ dàng mở rộng như ứng dụng dòng lệnh; các mô hình trò chuyện thời gian thực; máy chủ REST API…  

nodejs là gì
nodejs là gì (source: freepik)

Tuy nhiên, chung quy lại ta có thể thấy rằng NodeJS thường được sử dụng để tạo và chạy các chương trình mạng như máy chủ web. 

Bên cạnh đó, Nodejs còn có đặc điểm thú vị khi cho phép người dùng sử dụng miễn phí. Đồng thời liên tục được chỉnh sửa và cải tiến bởi cộng đồng các nhà phát triển cộng đồng toàn cầu. 

Lịch sử ra đời NodeJS  

2009, NodeJS xuất hiện lần đầu tiên bởi Ryan Dahl. Nhiều phân tích và thông tin xác nhận rằng phiên bản đầu tiên của NodeJS chỉ hỗ trợ hệ điều hành Linux và Mac OS X. Theo thời gian phát triển, việc theo dõi, duy trì bảo hành và nâng cấp của Nodejs đã được Joyent quan tâm và trực tiếp đảm nhận; thay vì Dahl như lúc ban đầu  

Mốc thời gian 2010 – 2012 là giai đoạn chứng kiến sự thay đổi khá lớn từ Nodejs. Cụ thể vào tháng 1/2010, một trình quản lý nổi bật của Nodejs được giới thiệu nhằm hỗ trợ tối đa hiệu suất xuất bản và chia sẻ mã nguồn của các gói NodeJS. Đồng thời, nó cũng mang đến những cách thức tiếp cận tốt hơn về vấn đề cài đặt, gỡ cài đặt và cập nhật các phiên bản. 

2019, Nền tảng NodeJS đã được hợp nhất với JS Foundation để tạo thành OpenJS Foundation gồm những nền tảng giúp quản lý dự án phát triển mã nguồn mở, phân tán của NodeJS. 

Đặc điểm của NodeJS  

  • NodeJS không cần đợi API trả dữ liệu về. Vì  thế, mọi APIs nằm trong thư viện NodeJS đều không được đồng bộ 
  • Nó là một nền tảng chứ không phải một Framework như cách nhiều người nhầm tưởng. Chính điều này giúp Nodejs có thể xây dựng một website độc lập, hoàn chỉnh và nhanh chóng nhất 
  • Linh hoạt khi có thể chạy trên nhiều nền tảng khác nhau như: Window, MacOS, Linux 
  • Tính chất là một máy chủ đơn luồng 
  • Người dùng cần có các kiến thức cơ bản về lập trình căn bản như: các giao thức, Javascript,… Đây thật sự là các yêu cầu bắt buộc khi sử dụng Nodejs 
  • Việc sở hữu một cộng đồng và hệ sinh thái đa dạng, Nodejs tạo ra sự kết nối đặc biệt giữa các thành viên, đối tượng để chia sẻ với nhau về kiến thức, dự án,… hỗ trợ lẫn nhau cùng nhau phát triển 
  • Đặc điểm nổi bật quan trọng của Nodejs nằm ở phần core. Do được viết bằng ngôn ngữ C++ nên nó hiệu năng và tốc độ xử lý tương đối cao 

Ứng dụng của NodeJS  

  • Thiết lập trình tạo, mở, đọc, ghi, xóa và đóng các tệp ngay khi đang truy cập trên máy chủ 
  • Hỗ trợ hoặc trực tiếp xây dựng nội dung cho các trang web động 
  • Thực hiện thu thập dữ liệu theo yêu cầu cụ thể 
  • Đảm nhận các thao tác hoạt động truy vấn, sửa, xóa, thêm các dữ liệu trong các hệ quản trị cơ sở như: Microsoft SQL Server, MySQL, MongoDB, PostgreSQL 

Điểm mạnh và hạn chế của NodeJS   

nodejs là gì
nodejs là gì (source: freepik)

Điểm mạnh 

  • Xử lý linh hoạt, đa dạng các đồng thời nhờ IO hướng sự kiện không đồng bộ  
  • Hỗ trợ và đáp ứng các yêu cầu về thời gian thực 
  • Tốc độ cực rất nhanh, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách truy cập ‘khổng lồ’ trong thời gian ngắn 
  • Chia sẻ cùng một đoạn mã với cả phía máy chủ và máy khách 
  • Npm và các module rất mạnh mẽ và vẫn đang tiếp tục được theo dõi, nâng cấp 
  • Có một cộng đồng rộng khắp, có nhiều mã được chia sẻ qua github 
  • Khả năng tương thích với nhiều thiết bị, nhiều hệ điều hành như Mac OS, Window, Linux,… 

Tính hạn chế 

  • Không cung cấp khả năng mở rộng; và không thể tận dụng lợi thế của nhiều lõi thường có trong phần cứng cấp máy chủ ngày nay 
  • Việc triển khai thực hiện các quy trình thao tác dường như rất khó khăn đối với Nodejs  
  • Nếu không am hiểu và có kiến thức lập trình đủ tốt, đặc biệt là về Javascript, việc tiếp cận Nodejs sẽ là một thách thức lớn 
  • NodeJS không tương thích với các tác vụ đòi hỏi nhiều CPU mà chỉ phù hợp với những I/O như máy chủ web 
  • Khi thực hiện dữ liệu trên web hosting dùng chung, các trở ngại rất dễ phát sinh khi tải lên một ứng dụng NodeJS 

Cộng đồng NodeJS  

Nếu đã là một cá nhân tiếp cận Nodejs; học chuyên sâu và có lộ trình phát triển bản thân phù hợp, bạn không thể không biết đến công đồng này. 

Tính cộng đồng của Nodejs rất mạnh mẽ. Năm 2015, Node.js Foundation được thành lập tạo ra một “cơn lốc” lớn trên thị trường; đánh dấu bước phát triển lớn và tiên phong bởi các nhà sáng lập ấn tượng nhất. 

Từ cơ sở phát triển đó, rất nhiều nhà phát triển phần mềm và người hâm mộ Node.js tích cực đóng góp vào cộng đồng Node.js; không ngừng phát triển và chia sẻ kiến thức để hỗ trợ các nhà phát triển đồng nghiệp. Ngoài ra, Node.js được hỗ trợ trên Github, tạo cầu nối đáng tin cậy, chặt chẽ và hỗ trợ framework trở nên cực kỳ dễ dàng và nhanh chóng. 

Trình tự do phát triển ứng dụng của Nodejs 

>>> Xem thêm: Việc làm NodeJS lương cao toàn quốc

Không gò bó và bị giới hạn trong các khuôn khổ, các nhà phát triển làm việc với Nodejs có quyền tự do phát triển các ứng dụng đa nền tảng. Đặc biệt, với các khuôn khổ như Electron và NW.js, người dùng có thể tạo các ứng dụng web đa nền tảng. Lý do nằm ở việc nó tương thích với máy tính để bàn, thiết bị di động và phát triển web cho Mac, Windows và Linux.  

Đối với các giải pháp ứng dụng thực tế nổi bật như IoT, Node.js cũng đang là đối tượng hàng đầu cho việc thực hiện giải pháp này. Nếu bạn đang  tìm kiếm hay khai thác tối đa hiệu suất mã hóa của nhóm dự án, Nodejs chắc chắn không phải là một sự lựa chọn tồi. Nó hiệu quả, hợp thời và có tính ứng dụng cao. 

nodejs là gì
nodejs là gì (source: freepik)

Các Framework nổi tiếng  

  • Hapi.js 
  • Socket.io 
  • Express.js 
  • Mojito 
  • Meteor 
  • Derby 
  • Mean.js 
  • Sails.js 

Tại sao bạn nên chọn Node.JS  

Với bất kỳ lý do gì, Node.js vẫn được nhiều lập trình viên, nhà phát triển sử dụng trong thiết kế web hay phát triển ứng dụng. Tại sao lại như vậy? Cùng freeC check qua nhé! 

  • Ứng dụng Nodejs hầu hết đều được viết bằng ngôn ngữ lập trình Javascript – một ngôn ngữ thông dụng, cực phổ biến và dễ tiếp cận   
  • Nó không quá năng nhờ vào cơ chế non-blocking I/O, chạy đa nền tảng trên Server và dùng Event-driven 
  • Sở hữu khả năng tương thích với nhiều thiết bị.  
  • Cộng đồng phát triển đa dạng, và miễn phí cho mọi người dùng 
  • Chạy đa nền tảng, thiết bị. Đồng thời đáp ứng được yêu cầu về thời gian thực, ít phát sinh các lỗi lớn trong quy trình 
  • Tốc độ cực kỳ nhanh. Vì vậy, Nodejs “cân” được tất cả các nhu cầu khó nhằn của lượng khách truy cập lớn dù chỉ trong thời gian cực ngắn 
  • Dù xử lý nhanh, tính hiệu quả vẫn được đảm bảo; giảm thiểu nguy cơ bị quá tải dữ liệu, “sập” web khi nhiễu quá nhiều do lượng truy cập người dùng siêu khủng 

Lời kết 

Nodejs là gì? Chắc chắn rằng qua bài viết trên, các bạn đã có những lời giải đáp cho mình rồi phải không nào! freeC hy vọng rằng, với bài viết trên, bạn đọc có thể hiểu hơn về những khía cạnh của Nodejs. Mến chúc các bạn có một quá trình tích lũy kiến thức bổ ích và đạt được những thành công trong hành trình nghề nghiệp. 

Có thể bạn quan tâm:

trang web tìm việc làm

freeC Asia

Giải pháp tuyển dụng đột phá tích hợp công nghệ AI
GIẢI PHÁP TUYỂN DỤNG ĐỘT PHÁ TÍCH HỢP CÔNG NGHỆ AI
freeC hiểu rõ mục tiêu tuyển dụng và tầm quan trọng trong việc tìm kiếm, định vị tài năng. Hãy để freeC đồng hành cùng bạn, tạo nên sự khác biệt trong hành trình tuyển dụng.

Đăng ký để nhận nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC

Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!
Bài viết này mang đến giá trị cho bạn chứ?
Hãy đăng ký để đón xem nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC nhé!
Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!