Nếu là một người quản lý doanh nghiệp thì chắc hẳn bạn sẽ hiểu rõ câu nói “Thương trường như chiến trường”. Điều này đúng ở mọi lĩnh vực trong kinh doanh như cạnh tranh sản phẩm, giành đối tác làm ăn, phân công chức vụ…Và tuyển dụng nhân tài cũng là một vấn đề mang tính cạnh tranh lớn, là một bài toán khó của các nhà quản lý doanh nghiệp. Vậy để giải quyết bài toán đó thì các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 7 lý do quan trọng khiến bạn mất nhân tài vào tay đối thủ.
Mục Lục
Mức lương thấp hơn nhiều so với mong muốn của ứng viên
Có thể nói lương là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình tìm hiểu để người tìm việc quyết định có nên làm ở công ty này hay không. Khi mà một mức lương tốt được đưa ra thì chắc chắn sẽ thu hút được nhiều ứng viên hơn. Và tất nhiên để phù hợp với mức lương đó thì ứng viên cũng phải ở một trình độ nhất định. Vì thế, người tuyển dụng nên tìm hiểu và cân bằng hai yếu tố đó nếu không thì rất dễ khiến ứng viên từ chối công việc.
Bên cạnh đó, việc công khai mức lương một cách rõ ràng cho ứng viên trong quá trình tuyển dụng cũng là một điều thiết yếu mà một doanh nghiệp tốt cần phải thực hiện. Ở nhiều công ty mà chúng tôi tìm hiểu, nhà tuyển dụng không cho ứng viên của mình biết được mức lương chính thức mà bản thân sẽ được nhận khi làm ở công ty là bao nhiêu. Mà chỉ đưa ra thông tin như “mức lương thỏa thuận hay mức lương cạnh tranh”. Điều này khiến công ty đấy mất nhân tài vào tay đối thủ.
>>> Tham khảo Signing bonus là gì? Khi nào công ty đưa ra Signing bonus?
Phúc lợi của công ty chưa cao, không cạnh tranh được với nhiều công ty khác
Ngoài mức lương thì phúc lợi của công ty dành cho nhân viên như thế nào cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tuyển ứng viên. Nếu các phúc lợi của công ty như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thưởng tết, thưởng thêm, tặng gói du lịch cuối năm…không cạnh tranh được so với nhiều công ty khác thì tỷ lệ mất đi những ứng viên tiềm năng là rất lớn.
Vậy làm sao để tìm ra được những phúc lợi tốt, phù hợp với nhu cầu của nhân viên? Điều này phải dựa trên lối sống của xã hội phát triển ngày nay. Chính vì thế, doanh nghiệp cần tìm hiểu và bắt kịp theo lối sống, lối tư duy hiện đại thì mới có thể tìm ra những phúc lợi tốt cho nhân viên.
Thái độ đối xử của cấp trên đối với cấp dưới không tốt
Chúng tôi đã từng chứng kiến được rất nhiều công ty có thái độ đối xử với nhân viên cấp dưới rất kém. Điều này khiến thái độ bất mãn của nhân viên đối với công ty đó ngày một cao. Từ đó dẫn đến rất nhiều hệ lụy khác, không chỉ mất đi những nhân viên tâm huyết tiềm năng mà còn đem lại tiếng xấu cho công ty khiến doanh nghiệp đó khó có thể tuyển thêm những ứng viên tiềm năng khác.
Cho dù công ty bạn có trả lương cao đến đâu, hay phúc lợi dành cho nhân viên tốt nhất đi nữa mà một môi trường làm việc mang tính độc hại như thế thì cũng không thể cạnh tranh được với những công ty khác.
>>> Kênh Đăng tuyển dụng miễn phí hiệu quả và chất lượng
Văn hóa công ty không phù hợp với bản thân ứng viên
Ngoài những yếu tố trên, thì việc môi trường văn hóa công ty phù hợp với ứng viên là vô cùng quan trọng. Vậy như thế nào là văn hóa tốt? Văn hóa công ty tốt là khi nhân viên truyền động lực lẫn nhau, đoàn kết với nhau, không có tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới”.
Đối với nhiều ứng viên thì văn hóa công ty là điều kiện đầu tiên, tiên quyết để họ quyết định có nên gắn bó và nhận việc ở công ty ấy không. Vậy nên việc doanh nghiệp của bạn xây dựng nên một văn hóa công ty lành mạnh là một việc làm vô cùng quan trọng. Ngoài ra, phải không ngừng đổi mới để phù hợp với hoàn cảnh xã hội chứ không thể áp đặt một tư tưởng xưa cũ.
Danh tiếng của công ty chưa tốt khiến mất nhân tài vào tay đối thủ
Việc tạo ra một danh tiếng tốt là điều rất quan trọng mà một doanh nghiệp cần phải thực hiện. Một công ty tốt, môi trường làm việc chuyên nghiệp sẽ là một điểm cộng lớn giúp doanh nghiệp của bạn thu hút những ứng viên tài giỏi và giữ chân nhân viên tốt ở lại.
Vậy làm sao để tạo ra danh tiếng tốt cho doanh nghiệp của mình? Đây là một bài toán nan giải nhưng không phải là quá khó để thực hiện. Đầu tiên, công ty của bạn cần phải có một thái độ chuyên nghiệp, đối xử tốt với nhân viên trong công ty. Một khi nhân viên được làm việc trong một môi trường tốt thì danh tiếng của công ty nhất định sẽ đi lên. Thứ hai việc marketing cho công ty cũng là một yếu tố quan trọng, ngoài việc phát triển nội bộ công ty thì việc quan tâm đến hình ảnh của công ty trong mắt người ngoài như thế nào cũng là một điều mà người quản lý doanh nghiệp cần chú ý tới.
>>> Tham khảo 6 nội dung truyền thông Employer Branding dành cho doanh nghiệp
Không tận dụng những trang mạng xã hội để thu hút ứng viên
Ngày này, với sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội như facebook, tiktok, linkedin, upwork, instagram, twitter thì việc tuyển dụng ứng viên hầu hết sẽ được tuyển dụng thông qua những trang mạng xã hội này. Đây chính là một môi trường lý tưởng giúp kết nối giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Ở đây, ứng viên có thể dễ dàng tìm kiếm được công ty bạn, tìm ra được việc phù hợp với khả năng của bản thân. Ngoài ra, nhà tuyển dụng còn có thể xem được profile của ứng viên như thế nào từ đó giúp chắt lọc và tìm ra được những ứng viên tốt.
Vì thế, nếu công ty bạn không bắt đầu tận dụng những ưu điểm tuyệt vời của những trang mạng xã hội thì khả năng mất đi những nhân tài tiềm năng vào tay các công ty đối thủ là vô cùng lớn đấy.
Cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp không cao
Hiện nay, sự cạnh tranh trong thị trường việc làm giữa các công ty là vô cùng lớn. Ngoài việc đảm bảo cho nhân viên cũng như ứng viên một mức lương cao, một phúc lợi đầy đủ hay một văn hóa công ty lành mạnh thì việc lập ra một lộ trình thăng tiến rõ ràng cũng là một việc làm giúp doanh nghiệp của bạn thu hút được nhiều ứng viên tiềm năng hơn.
Bởi ngày nay, cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà mỗi ứng viên hay nhân viên hướng đến. Lợi dụng tâm lý này, nhà tuyển dụng cần đưa ra một lộ trình thăng tiến chi tiết và đầy đủ cho ứng viên từ những ngày đầu phỏng vấn.
Việc không thể cho nhân viên của mình một cơ hội thăng tiến rõ ràng thì rất dễ khiến hiện suất làm việc của họ không đạt được mức tối đa hoặc thậm chí sẽ gây ra tình trạng nghỉ việc giữa chừng nếu như có một công ty khác đưa ra lời mời chào hấp dẫn hơn.
Bạn thấy đấy, việc cạnh tranh ở môi trường kinh doanh không chỉ xuất phát từ nhu cầu bán hàng, nhập hàng, thị trường mà còn cạnh tranh về nhu cầu tuyển dụng ứng viên tiềm năng. Chính vì sự cạnh tranh lớn đó nên nếu như nhà tuyển dụng không có một lộ trình, một kế hoạch rõ ràng, chi tiết thì những nhân tài sẽ bị thu hút bởi các công ty tiềm năng khác.
Hiểu được điều đó nên bằng những kinh nghiệm lâu năm trên thị trường của mình, chúng tôi đem đến cho các bạn 7 lý do quan trọng khiến bạn mất nhân tài vào tay đối thủ. Các bạn thấy thông tin trên hữu ích cho mình không? Còn những vấn đề nào các bạn muốn chúng tôi đề cập ở bài viết lần sau nữa? Hãy để lại ý kiến của mình thông qua phần bình luận phía dưới nhé.
Có thể bạn quan tâm: