Android là một trong những hệ điều hành di động được ứng dụng phổ biến nhất thế giới. Vì vậy, cơ hội việc làm đối với lập trình viên Android thường rất cao. Nếu bạn đang có ý định theo học lập trình Android thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây. freeC sẽ giúp bạn tìm hiểu toàn bộ kiến thức về lập trình Android.
Lập trình Android là gì?
Android là hệ điều hành trên điện thoại di động được phát triển bởi Google trên nền tảng Linux. Để có thể trở thành lập trình Android chuyên nghiệp, bạn cần phải hiểu được chính xác lập trình Android là gì.
Lập trình Android là một lập trình ứng dụng di động rất phổ biến hiện nay. Bằng việc sử dụng các ngôn ngữ lập trình sẽ giúp viết và phát triển các hệ phần mềm. Đồng thời làm gia tăng thêm nhiều tiện ích cho thiết bị di động. Theo thống kê thực tiễn, Android vẫn là hệ điều hành được đông đảo người dùng tin tưởng sử dụng vì nó mang tới sự tùy biến đa dạng chứ không khó khăn với độ bảo mật như iOS.
Các nhà phát triển ứng dụng cho Android thường dựa trên ngôn ngữ lập trình Java. Đặc biệt, sự ra mắt của Android vào ngày 5 tháng 11 năm 2007 đã gắn với sự thành lập của liên minh thiết bị cầm tay mã nguồn mở với 78 công ty phần cứng, phần mềm và viễn thông để hướng tới mục tiêu chuẩn mở cho điện thoại di động trong tương lai.
Công việc của Android Developer
Công việc chính của một Android Developer là thiết lập ứng dụng cho các thiết bị trên nền tảng Android. Bao gồm cả smartphone và tablet, các thiết bị ngoại vi kết nối với hệ điều hành Android như smartwatch, các thiết bị trong hệ thống IoT của nhà thông minh. Cụ thể hơn, công việc của Android Developer trong dự án lập trình phần mềm Android bao gồm:
Trực tiếp tham gia nghiên cứu các sản phẩm và những yêu cầu riêng của từng dự án.
- Tham gia thiết kế và xây dựng hệ thống tính năng cho ứng dụng thuộc nền tảng Android.
- Xử lý data và phát triển giao diện lập trình ứng dụng nhằm hỗ trợ cho các thiết bị tương thích.
- Thực hiện mã hóa ứng dụng di động, xử lý thread, service, custom views…
- Tham gia thiết kế giao diện nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng.
- Tiến hành thử nghiệm, khắc phục mọi sự cố và fix lỗi xảy ra trên ứng dụng.
- Xuất bản ứng dụng dưới file APK để tải lên chợ ứng dụng.
- Đề xuất các phương án nâng cấp phiên bản, fix lỗi của ứng dụng.
>> Mô tả công việc Lập trình viên Android
Kiến trúc cơ bản của hệ điều hành Android
Hệ điều hành Android gồm 5 phần chính và được chứa trong 4 lớp như sau:
Nhân Linux
Nhân Linux là nhân nền tảng mà bất cứ hệ điều hành Android nào cũng phải có để phát triển. Tại đây, toàn bộ các thiết bị giao tiếp ở mức thấp sẽ dùng để điều khiển các phần cứng khác trên thiết bị Android.
Thư viện
Thư viện sẽ chứa toàn bộ các mã cung cấp những tính năng chính của một hệ điều hành Android như:
- WebKit: thư viện cung cấp tính năng cho trình duyệt web,
- SQLite: thư viện cung cấp cho việc lưu trữ và chia sẻ dữ liệu ứng dụng,
- SSL chịu trách nhiệm bảo mật Internet.
Android runtime
Android Runtime nằm ở lớp thứ 2 từ dưới lên, cung cấp Dalvik Virtual Machine – 1 dạng Java Virtual Machine được thiết kế đặc biệt để tối ưu cho Android. Nhờ tập thư viện cốt lõi mà Android Runtime cung cấp, lập trình viên có thể phát triển ứng dụng bằng việc sử dụng ngôn ngữ lập trình Java.
Dalvik Virtual Machine sử dụng các tính năng quản lý bộ nhớ và đa luồng để mọi ứng dụng Android chạy trong tiến trình của nó. Đồng thời giúp tối ưu năng lượng pin cũng như CPU của thiết bị Android.
Android framework
Android framework sẽ cung cấp các dịch vụ cấp độ cao hơn cho các ứng dụng dưới dạng các lớp Java. Thông qua Android framework, các lập trình viên, nhà phát triển ứng dụng có thể thuận tiện hơn trong các dịch vụ cấp độ cao như:
- Activitymanager : Giúp kiểm soát tất cả khía cạnh của vòng đời ứng dụng. Đồng thời ngăn xếp các Activity.
- Content Providers: Cho phép các ứng dụng có thể chia sẻ dữ liệu với các ứng dụng khác.
- Resource Manager: Mang tới quyền truy cập vào các tài nguyên như chuỗi, màu sắc, các layout giao diện người dùng…
- Notifications Manager: Cho phép các ứng dụng có thể hiển thị cảnh báo và thông báo cho người dùng.
- View System: Giúp tạo giao diện cho người dùng.
Application
Application là tầng để bạn có thể tìm thấy mọi ứng dụng đã viết như nhà, danh bạ, tin nhắn, trò chơi,…
Ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong lập trình Android
Bạn cần phải biết được ngôn ngữ lập trình Android là gì và có những loại ngôn ngữ nào để có thể chọn lựa được cách học phù hợp. Dưới đây là một số ngôn ngữ lập trình phổ biến được sử dụng trong lập trình Android:
Lập trình Android bằng java
Java là ngôn ngữ được sử dụng rất phổ biến trong lập trình Android. Ưu điểm của ngôn ngữ Java là đơn giản, linh hoạt và dễ dàng sử dụng.
Nếu như mới bắt đầu tìm hiểu, bạn nên cài đặt các công cụ hỗ trợ để có thể sử dụng ngôn ngữ Java tốt nhất. Sau đó, tìm hiểu Android Studio để phát triển ứng dụng.
Lập trình Android bằng python
Mặc dù Android không hỗ trợ ngôn ngữ Python gốc nhưng bạn hoàn toàn có thể tạo ứng dụng bằng Python rồi chuyển thành APK để chạy trên hệ điều hành Android. Bên cạnh đó, việc làm quen với ngôn ngữ Python sẽ giúp bạn có thể viết thử các script và chạy thử ngay lập tức.
Lập trình Android bằng C#
Sử dụng ngôn ngữ C# trong lập trình Android chính là giải pháp đa nền tảng giúp tiết kiệm chi phí xây dựng và duy trì ứng dụng. Ưu điểm của C# đó là loại bỏ được những nhược điểm của Java. Đây cũng là loại ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, dễ học, dễ thực hiện với nhiều mục đích sử dụng.
Lập trình Android bằng Kotlin
Kotlin thuộc nhóm ngôn ngữ lập trình kiểu tĩnh để chạy trên máy ảo Java. Ưu điểm của ngôn ngữ là dễ học, dễ làm và dễ sử dụng. Nhờ vậy mà bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian để viết code. Ngoài ra, trong quá trình học lập trình Android, sử dụng ngôn ngữ Kotlin còn giúp lập trình viên tránh được những lỗi cơ bản.
Đặc biệt, Kotlin cũng là ngôn ngữ lập trình được Google cho phép sử dụng trong lập trình ứng dụng cho hệ điều hành Android.
Flutter – Ngôn ngữ lập trình Darf
Flutter là một Mobile UI Framework của Google được tạo ra nhằm hoàn thành những giao diện Native chất lượng cao trên iOS và Android. Bên cạnh đó, Flutter còn được đánh giá cao vì hoạt động với source code có sẵn và nó hoàn toàn miễn phí.
Ngoài ra, Dart cũng là một ngôn ngữ hướng đối tượng với cơ chế garbage-collected và được xác định theo lớp. Dart sử dụng cú pháp kiểu C để có thể dịch mã tùy ý sang JavaScript. Hiện nay ngôn ngữ Darf hỗ trợ interface, mixin, abstract, generic, static typing và sound type. Được biết, Dart cũng là là ngôn ngữ mã nguồn mở và miễn phí.
Lập trình Android bằng C++
C++ được đánh giá là một trong những ngôn ngữ lập trình Android mạnh mẽ nhất. Thừa hưởng toàn bộ ưu điểm của ngôn ngữ lập trình C, C++ không chỉ sử dụng cho lập trình cấp thấp mà còn cho phép ứng dụng hoạt động được trên mọi nền tảng.
Dù vậy, C++ lại không được đánh giá cao về tính trending. Tuy nhiên, với những ưu điểm trên, ngôn ngữ lập trình này vẫn mở ra cuộc cách mạng điện thoại thông minh và là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu với những lập trình viên Android mới theo học.
Thiết kế App bằng ngôn ngữ Lua
Mặc dù Lua là ngôn ngữ lập trình hệ điều hành Android cũ nhưng vẫn được ứng dụng khá phổ biến. Đặc biệt, học ngôn ngữ Lua, bạn còn có thể sử dụng cho nhiều hệ điều hành khác nhau để hỗ trợ cho việc thiết kế game hoặc những tiện ích kinh doanh khác.
Bộ ba ngôn ngữ HTML5 + CSS + JavaScript
Hiện nay, bộ ba ngôn ngữ HTML5 + CSS + JavaScript được ứng dụng rất rộng rãi. Nó giúp bạn có thể thiết kế được nhiều loại App, phù hợp với máy tính lẫn điện thoại di động.
Để có thể ứng dụng bộ ba ngôn ngữ này trong lập trình Android, bạn chỉ cần sử dụng Adobe Cordova. Lưu ý, Cordova đòi hỏi kỹ năng cao và rất nhiều công sức để tạo ra được một ứng dụng hoàn chỉnh. Vì thế, bạn có thể chọn Ionic Framework để thay thế và dùng Cordova để triển khai các nền tảng khác nhau.
Học lập trình Android bằng ngôn ngữ nào là tốt nhất?
Có thể thấy được ngôn ngữ lập trình Android tốt nhất chính là Java. So với C++ hoặc các ngôn ngữ lập trình khác, Java được thiết kế với độ tương thích cao hơn ở nhiều môi trường phát triển và đảm bảo tính linh hoạt.
Ngoài ra, học lập trình Android nên chọn ngôn ngữ Java bởi vì đây là ngôn ngữ miễn phí. Đồng thời, Java nâng cao có thể viết ra được chương trình thực thi nhiều tác vụ cùng một lúc, cực kỳ phù hợp với lập trình game và được đánh giá cao về bảo mật.
Hiện nay, ngôn ngữ Java đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Ước tính đã có tới 9 triệu nhà phát triển. Bên cạnh đó, học Java còn giúp bạn có thể phát triển ứng dụng Android tốt hơn và mang tới hiệu suất cao khi có thể thu gom rác, giải phóng bộ nhớ…
>> Tìm hiểu chi tiết các ngôn ngữ lập trình Android phổ biến nhất hiện nay
Cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành lập trình Android
Hiện nay, nhu cầu phát triển ứng dụng hệ điều hành Android là rất lớn, trong khi số lượng Android Developer lại không hề nhiều. Vì thế, cơ hội nghề nghiệp của các lập trình viên Android là rất rộng mở.
>> Xem các tin tuyển lập trình Android mới nhất
Vì nhu cầu tuyển dụng Android Developer cao nên mức lương của một lập trình viên Android thường dao động trong khoảng 15 – 30 triệu đồng/tháng. Mức lương này sẽ thay đổi dựa theo số năm kinh nghiệm và vị trí công việc. Bên cạnh đó, nếu thăng lên vị trí Team Leader, quản lý kỹ thuật, quản lý dự án… thì mức lương cùng đãi ngộ sẽ cao hơn.
Bài viết trên đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết về lập trình Android và biết thêm những kiến thức cơ bản để trở thành một Android Developer giỏi. Nếu bạn thực sự yêu thích và có đam mê với lập trình viên, hãy tập trung học hỏi, rèn luyện để có thể hiện thực hóa ước mơ của mình nhé.
Có thể bạn quan tâm: