Smart Headhunting & Executive Search Service

Hướng dẫn viết CV cho nhân viên kinh doanh chuẩn 2021

Hiện tại, nhu cầu tuyển dụng cho vị trí nhân viên kinh doanh ở nhiều công ty khá lớn, đặc biệt sau trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên nhu cầu cao khồng đồng nghĩa sẽ dễ trúng tuyển. Mỗi ứng viên cần phải có đủ kinh nghiệm, chuyên môn và làm nổi bật bản thân để có thể thu hút được nhà tuyển dụng. Hãy cùng freeC đi tìm hiểu cách viết CV cho nhân viên kinh doanh chuẩn nhất qua bài viết bên dưới.

Thông tin cần có trong CV

CV của từng vị trí, ngành nghề sẽ có những đặc điểm riêng và tất nhiên các ứng viên không nên để CV của mình rập khuôn, không có gì đột phá. Để làm được điều này, nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất bạn phải làm trước khi bắt đầu viết nội dung CV nhân viên kinh doanh là xác định xem thông tin nào tạo nên sự khác biệt.

cv cho nhân viên kinh doanh chuẩn
Làm nổi bật CV với những thông tin riêng bạn

Với nhân viên kinh doanh, số liệu (KPI), dự án kinh doanh mà bạn tham gia, giá trị các hợp đồng bạn đã ký kết… đều là những thông tin quan trọng nhất để ghi vào CV của bạn. Ngoài ra, các kỹ năng như kỹ năng chốt sale và kỹ năng giao tiếp cũng cần được làm nổi bật trong CV vì chúng là những công cụ không thể thiếu của một người kinh doanh giỏi.

>>> Xem thêm Cách viết CV nhân viên kinh doanh kèm Mẫu CV ấn tượng

Mẫu CV cho nhân viên kinh doanh

Hình thức CV không đủ hấp dẫn sẽ khiến ứng viên khó thu hút được nhà tuyển dụng, vì vậy hãy đọc kỹ nội dung các phần trong CV của bạn. Mẫu CV không chỉ thể hiện một phần phong cách của mỗi cá nhân mà thông qua đó, nhà tuyển dụng thường sẽ dựa vào để đánh giá mức độ phù hợp với công việc.

Vậy với công việc của một nhân viên kinh doanh, bạn chọn mẫu CV như thế nào? Đơn giản hơn hay “màu mè” hơn một chút? Các doanh nhân thành công thường có sự tự tin, vì vậy CV của bạn nên thể hiện những đặc điểm này. Màu sắc của CV nên tươi sáng, thiết kế thoáng, dễ nhìn, tránh những mẫu có phông chữ nghệ thuật hoặc khó đọc vì không cần thiết và không thực sự phù hợp.

mẫu cv miễn phí cho nhân viên kinh doanh

Hướng dẫn viết CV cho nhân viên kinh doanh

Phần thông tin cá nhân

Trong hầu hết các CV tìm việc, phần thông tin cá nhân được bố trí ở đầu CV và đây được cho là nội dung dễ viết nhất. Thay vì nghĩ cách trình bày làm sao để tạo ấn tượng, bạn chỉ cần ghi đầy đủ thông tin tên, địa chỉ và email, số điện thoại thật chính xác. Chức danh bạn ứng tuyển cũng nên viết theo mô tả công việc của nhà tuyển dụng. Ví dụ: nếu tin tuyển dụng ghi đang tìm nhân viên kinh doanh, bạn nên viết “nhân viên kinh doanh” cho chức danh mình ứng tuyển.

Phần mục tiêu nghề nghiệp

Khác với những công việc khác, khi ứng viên thể hiện quá nhiều, quá tự tin sẽ khiến nhà tuyển dụng không hài lòng. Ngược lại, nhân viên kinh doanh có thể viết về những mục tiêu lớn, thậm chí hơi vượt quá thành tích kỳ vọng thực tế. Trong khi đó, nhà tuyển dụng sẽ thích bạn với những mục tiêu rõ ràng và đầy tham vọng hơn là những gì bạn làm không rõ ràng. Hãy viết về các mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn của bạn, miễn là chúng được liên kết với công việc bạn ứng tuyển.

viết mục tiêu nghề nghiệp trong cv cho nhân viên kinh doanh như thế nào

>>> Tuyển dụng nhân viên kinh doanh làm việc tại các tập đoàn lớn

Thông tin học vấn

Nhân viên kinh doanh có bằng đại học sẽ là một lợi thế, nhưng nếu bạn tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở, bạn vẫn có thể có cơ hội, bao gồm cả việc làm tốt và đạt được nhiều thành tích. Cái mà người ta thường gọi là “duyên” trong kinh doanh rất khó xác định và quyết định thông qua các chức danh. Tuy nhiên, rõ ràng những người được đào tạo chuyên nghiệp có nền tảng kiến thức và kỹ năng sẽ tốt hơn rất nhiều, đồng thời cũng có nhiều cơ hội và dễ thăng tiến hơn.

Với trình độ học vấn của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liệt kê rõ ràng các yêu cầu trong bản mô tả công việc. Dù trình độ học vấn như thế nào, bạn vẫn cần đảm bảo ghi vào CV nhân viên kinh doanh đúng với chức danh, chương trình học mà bạn đã hoàn thành. Các chuyên ngành như quản trị kinh doanh, kinh doanh thương mại, kinh tế quốc tế, marketing,… được coi là phù hợp nhất, nhưng các chuyên ngành khác cũng sẽ được chấp nhận nếu bạn có kinh nghiệm.

>>> Tham khảo CV online chuẩn và chuyên nghiệp dành cho ứng viên

Trình bày kinh nghiệm trong CV cho nhân viên kinh doanh

Khi xem xét CV của nhân viên kinh doanh, nhà tuyển dụng mong đợi nhìn thấy một ứng viên năng động, có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Đặc biệt là nếu bạn có kinh nghiệm tiếp thị đúng sản phẩm và hàng hóa trên cùng thị trường với doanh nghiệp của bạn. Ví dụ, bạn sẽ có lợi thế hơn nếu ứng tuyển nhân viên kinh doanh dược và đã từng làm việc tại nhiều cửa hàng, công ty phân phối dược trước đó. Khi đã có kinh nghiệm, việc viết CV sẽ khá đơn giản.

kinh nghiệm nhân viên kinh doanh
  • Viết từ 3-5 kinh nghiệm trong CV tìm việc
  • Lựa chọn những kinh nghiệm có liên quan đến công việc bạn ứng tuyển để trình bày
  • Ghi rõ tên công ty, chức vụ, nội dung công việc bạn từng làm

Nếu bạn chưa từng đi làm chính thức, những kinh nghiệm ngắn hạn như thực tập, làm thêm có thể xem như nhân viên kinh doanh bán thời gian, cộng tác viên bán hàng, nhân viên phục vụ bán thời gian hoặc gia sư, tư vấn viên. tư vấn trực tuyến… là những kinh nghiệm hữu ích, được các nhà tuyển dụng cân nhắc và lựa chọn. Bạn có thể ghi 2-4 thông tin vào CV để ứng tuyển nhân viên kinh doanh.

Trình bày kỹ năng trong CV

TRong một CV tìm việc không thể thiếu kỹ năng, thậm chí kỹ năng còn quan trọng, quyết định đến khả năng trúng tuyển của bạn. Nhà tuyển dụng có thể training bạn hiểu biết về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, nhưng sẽ khó phát triển kỹ năng của bạn ngay lập tức trong thời gian ngắn.

Những kỹ năng bạn chọn để viết trong CV cho nhân kinh doanh phải là những kỹ năng bạn có được, cũng như những kỹ năng cơ bản và cần thiết cho công việc. Bạn không nên viết quá nhiều, nhưng nếu mọi thứ chính xác thì sẽ tốt hơn nhiều. Ngoài kỹ năng chuyên môn, ngoại ngữ (tiếng Anh) và tin học thì giao tiếp vẫn là kỹ năng cơ bản mà nếu áp dụng cho một công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm, có thị trường nước ngoài là điều bắt buộc nên có.

Yêu cầu từ vị trí nhân viên kinh doanh

Mỗi công ty, mỗi nhà tuyển dụng đều có những tiêu chí đánh giá ứng viên cụ thể và chi tiết khác nhau. Các tiêu chí sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực, đối tượng hướng đến và cả chiến lược tuyển dụng trong giai đoạn hiện tại của công ty (chỉ tuyển người có kinh nghiệm hoặc sẵn sàng đào tạo người mới). Tuy nhiên, vẫn có một số tiêu chí cơ bản áp dụng cho hầu hết các ứng viên, đó là:

yêu cầu tuyển dụng CV cho nhân viên kinh doanh
  • Có đam mê về lĩnh vực kinh doanh, bán hàng
  • Có mục tiêu, nguyện vọng rõ ràng
  • Năng động, nhiệt huyết, thích thử thách
  • Có kỹ năng giao tiếp, chốt sale tốt
  • Có các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc
  • Có khả năng xây dựng mối quan hệ, mạng lưới đối tác rộng rãi

Là một nhân viên kinh doanh, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, trở nên nhạy bén và nhanh nhẹn hơn mỗi ngày. Đồng thời, kỹ năng giao tiếp và thuyết phục của bạn cũng sẽ trở nên thuần thục hơn. Ngoài ra, cơ hội nhận được mức thu nhập “khủng” bao gồm hoa hồng, tiền thưởng và triển vọng thăng tiến cũng là lợi thế của nghề này. Hi vọng qua bài viết này của freeC, bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích để hoàn thiện CV của mình hoàn chỉnh và gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Bài viết liên quan:

freeC Asia

Giải pháp tuyển dụng đột phá tích hợp công nghệ AI
GIẢI PHÁP TUYỂN DỤNG ĐỘT PHÁ TÍCH HỢP CÔNG NGHỆ AI
freeC hiểu rõ mục tiêu tuyển dụng và tầm quan trọng trong việc tìm kiếm, định vị tài năng. Hãy để freeC đồng hành cùng bạn, tạo nên sự khác biệt trong hành trình tuyển dụng.

Đăng ký để nhận nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC

Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!
Bài viết này mang đến giá trị cho bạn chứ?
Hãy đăng ký để đón xem nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC nhé!
Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!