FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

Phát Triển Sự NghiệpỨng Viên

Copywriter và những nhận định sai về nghề copywriter

Nghề Copywriter vẫn còn bị nhiều bạn mới nhầm hiểu. Có nhiều nhận định khi nói đến Copywriter còn sai lầm vì vậy thông qua bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn chính xác hơn về nghề Copywriter.

Viết văn hay sẽ là CopyWriter giỏi

Đây là điều mà Copywriter từng nghe rất nhiều lần. Nhưng không thể phủ nhận là nếu các bạn có khả năng viết văn hay sẽ có lợi thế hơn, nhưng Copywriter khác hẳn với công việc viết lách kia. Copywriter khác nhà văn ở chỗ vận dụng tùy từng đối tượng khách hàng mà sử dụng phong cách viết khác nhau. Còn nhà văn thì sẽ không từ bỏ phong cách riêng của mình để làm hài lòng nhiều người như Copywriter.

Bí quyết để viết hay là viết nhiều

Điều này không đúng nhưng cũng không hoàn toàn sai. Viết nhiều sẽ giúp ta hình thành tư duy câu từ logic và biết cách dùng từ ngữ. Tuy nhiên nghề Copywriter cần trải nghiệm sống và một đầu óc nhạy bén và có góc nhìn khác lạ.

Vì vậy có thể nói, viết nhiều chưa chắc đã hay nhưng nếu bạn bổ sung thêm sự trải nghiệm, thế giới quan đủ rộng thì chắc chắn bạn sẽ trở thành một Copywriter giỏi. Đừng viết quá nhiều, hãy quan sát và tìm hiểu cuộc sống đang diễn ra ở xung quanh.

anh-1-dinh-kien-sai-ve-nghe-copywriter.jpg
Không phải cứ viết hay là phải viết nhiều, mà quan trọng là viết vừa và đủ

Copywriter cũng cần có bằng

Như đã đề cập ở trên, mỗi người sẽ có những trải nghiệm sống khác nhau và sẽ có chuyên môn khác nhau. Do đó “tấm bằng” chứng minh bạn là một Copywriter giỏi chính là những gì bạn đã viết.

Copywriter không dành cho “tay ngang”

freeC khá “chắc kèo” là bất kỳ ai cũng có thể là Copywriter từ người phục vụ đến bà nội trợ nhưng KHÔNG PHẢI AI cũng có thể làm Copywriter. Có trải nghiệm và cá tính riêng có thể giúp bạn trở thành một Copywriter, nhưng khả năng thấu hiểu tâm lý người đọc là những điều quan trọng nhất mà một Copywriter cần có.

anh-2-dinh-kien-sai-lam-ve-nghe-copywriter.jpg
Không phải ai viết cũng có thể trở thành copywriter

Copywriter là đi viết bài SEO

Người ta sẽ không đặt ra một cái chức danh “lộng lẫy” như Copywriter chỉ đi viết bài SEO đâu bạn tôi ơi! Công việc của CopyWriter khá đa dạng như viết Storyboard, Slogan, lên Concept, Tagline… còn viết bài SEO thường là công việc của một Content Writing thì đúng hơn.

Copywriting chính là Content Writing

Về căn bản thì hai tên gọi này hoàn toàn khác nhau: Một là về kỹ năng, cái còn lại là công việc. Copywriting là viết hay để đổi lại là hành động từ người đọc thường làm việc với con chữ là chủ yếu. Còn Content Writing là tạo nội dung hữu ích, thú vị để hấp dẫn mọi người đến với Website, fanpage… mà content không nhất thiết phải là chữ mà có thể là hình ảnh, video…

Người làm Content Marketing nếu áp dụng kỹ năng Copywriting vào công việc thì sẽ khiến nội dung của mình hấp dẫn hơn và ngược lại. Một người Copywriter nếu bổ sung kinh nghiệm của một Content Marketing sẽ giúp cho bài viết của mình mang nhiều giá trị hơn cho người đọc.

Kỹ năng viết là quan trọng nhất với một Copywriter

Có một điều bạn không biết rằng sự sáng tạo mới chính là vũ khí quan trọng nhất của một Copywriter chứ không phải kĩ năng viết. Có thể bạn viết hay nhưng một bài viết thông thường nếu có ý tưởng hay và hướng người đọc tới những góc nhìn thú vị khác thì vẫn gọi là một bài viết hiệu quả. Ngược lại, một bài viết không đưa ra được điều gì mới thì dù có viết hay cũng không thu hút.

Làm Copywriter luôn nói sai sự thật

Nghề Copywriter thật ra không xấu xa như bạn nghĩ đâu. Thực ra nói sai sự thật khác với nói để show ra những mặt hấp dẫn của sản phẩm. Copywriting giúp chỉ ra cho mọi người thấy những mặt hấp dẫn, những công dụng ưu việt của sản phẩm. Việc làm này chả có gì là xấu xa cả. Copywriter chỉ “khoe” rằng sản phẩm của họ có thể giúp cho mọi người thôi, còn quyết định thì vẫn nằm ở bạn mà.

Tóm lại, bạn vẫn sẽ còn nghe những nhận định sai về nghề copywriter. Nhưng quan trọng là người làm Copywriter phải thật sự hiểu bản chất của nghề này và cố gắng phát triển hơn mỗi ngày. Chúc bạn sẽ sớm đạt được thành công!

Related posts
Nhân Sự & Tuyển dụngỨng Viên

Cách để ứng tuyển 1 vị trí mới trong ngành nhân sự (HR)

Kinh nghiệm phỏng vấnNhà Tuyển DụngỨng Viên

Top 14 nền tảng tuyển dụng được yêu thích nhất

Tìm việcỨng Viên

28 Việc làm cho sinh viên đầy đủ nhất và được ưa chuộng nhất

Kinh nghiệm phỏng vấnKỹ năngỨng Viên

40 Câu hỏi phỏng vấn React phổ biến và cách trả lời hay nhất