FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

Phát Triển Sự Nghiệp

Con Đường Phát Triển Sự Nghiệp Và Cơ Hội Thăng Tiến Trong Lĩnh Vực Ngành Marketing

Trong những năm gần đây, Marketing luôn được đánh giá là “ngành nghề của tương lai”. Bởi sự hứa hẹn về tăng trưởng trong cả quy mô hoạt động và vai trò trong kinh doanh. Vậy đâu là con đường phát triển sự nghiệp trong ngành này.

Tại Việt Nam, Marketing đã và đang thể hiện sự ảnh hưởng rõ nét lên xã hội. Điều này thể hiện qua những chương trình truyền thông, hoạt động quảng cáo. Nó có mặt trên vô số phương tiện trong khoảng 10 – 15 năm gần đây. Những quảng cáo sáng tạo và cuốn hút của Omo, Oishi, Vinamilk,Suntory Pepsico… Những chiến dịch quảng cáo đã song hành cùng quá trình trưởng thành của giới trẻ Việt Nam. Góp phần nuôi dưỡng niềm yêu thích đối với quảng cáo, với Marketing.

Con đường marketing riêng dành cho bạn

Con đường marketing riêng dành cho bạn

Marketing hiện là một trong những nhóm ngành nghề có nhu cầu lớn nhất. Theo một thống kê, 49% bản tin tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực marketing. Đây là nghề có nhu cầu nhân lực rất lớn vì nền kinh tế càng phát triển, người ta càng cần đến marketing. Có đến 30% vị trí quản lý doanh nghiệp cấp cao được nắm giữ bởi những người từng ở các vị trí khác nhau thuộc marketing. Cùng tìm hiểu về ngành marketing và gợi ý con đường phát triển sự nghiệp ngành Marketing dưới đây:

Marketing Executive ( Chuyên viên Marketing)

Các công việc trong ngành Marketing:

* Account Executive (Chuyên viên Account)
* Social Media Executive (Chuyên viên viên Truyền thông xã hội)
* Project Coordinator (Điều phối viên dự án)
* Event Marketing Coordinator (Điều phối viên Event Marketing)
* Event Marketing Specialist (Chuyên viên Event Marketing)
* Marketing Specialist (Chuyên viên Marketing)
* Brand Executive
* Content Marketing Executive
* Trade Marketing Executive

Đối với sinh viên mới tốt nghiệp đại học chuyên ngành Marketing hoặc những người chưa có kinh nghiệm Marketing, một công việc Marketing ở cấp độ mới bắt đầu là cách tốt nhất để bước chân vào ngành. Nhiệm vụ mà mỗi công việc Marketing yêu cầu là khác nhau, nhưng thường liên quan đến việc hỗ trợ nghiên cứu, chăm sóc khách hàng, quản trị và báo cáo cho các Account, Media Planner (người lập kế hoạch truyền thông) hoặc Client Services Managers (Quản lý dịch vụ khách hàng).

Một khi một nhân viên cấp Entry-Level thể hiện năng lực và hoàn thiện các nhiệm vụ cơ bản, họ sẽ nhận được nhiều cơ hội trong sự nghiệp. Bước tiếp theo có thể là hỗ trợ quá trình sáng tạo, trình bày báo cáo, dự đoán cho lãnh đạo công ty/ khách hàng tiềm năng, hoặc chịu trách nhiệm điều phối một sự kiện hoặc dự án đặc biệt. Các công việc Marketing cấp Entry-Level có thể không hấp dẫn, nhưng cung cấp cho họ những hiểu biết, kiến thức cơ bản về ngành Marketing và các hoạt động của doanh nghiệp.

Marketing Manager (Quản lý Marketing)

Để trở thành Marketing Manager bạn cần xác định đây là một quãng đường dài, rất nhiều thách thức và không phải câu chuyện dễ dàng. Marketing Manager luôn là một mục tiêu lớn với những bạn trẻ trong những năm đầu sự nghiệp. Thế nhưng, trong một ngành có sự cạnh tranh lớn như vậy, đặc biệt với vị trí Marketing Manager, nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng cùng với sự hỗ trợ từ những người có kinh nghiệm, rất có thể bạn sẽ luẩn quẩn trong một vòng tròn không định hướng.

Giữa câu chuyện của một người mới đi làm và Marketing Manager, về cơ bản, bạn cần trải qua các vị trí Senior Executive và Team Leader. Với những bạn là sinh viên năm 3, 4 ít nhất phải trải qua 4 giai đoạn: Marketing Intern, Junior Executive, Senior Executive, Team Leader và cuối cùng là Marketing Manager.

Các công việc trong ngành Marketing:

* Advertising manager (Quản lý quảng cáo)
* Public relations manager (Quản lý PR)
* Promotions manager (Quản lý quảng bá)
* Brand manager (Quản lý thương hiệu)
* Sales manager (Quản lý bán hàng)
* Social media manager (Quản lý phương tiện truyền thông xã hội)
* Community manager (Quản lý cộng đồng)
* Product marketing manager (Quản lý Marketing sản phẩm)
* Account marketing manager

Có rất nhiều điểm khác nhau giữa việc làm Marketing Manager ở công ty nhỏ và công ty lớn. Khác biệt lớn nhất là việc làm ngân sách, thiết lập mục tiêu và số lượng con người bên dưới mà họ quản lý. Chưa biết bên nào sẽ nhiều nhân sự hơn nhưng những Marketing Manager ở công ty lớn chắc chắn sẽ làm việc trong một hệ thống lớn hơn và hoạt động bị tham chiếu bởi rất nhiều phòng ban khác.

Công ty nhỏ cũng bị ảnh hưởng bởi phòng ban khác nhưng dễ xử lý với nhau và dễ được duyệt hơn. Công ty lớn sẽ phải qua nhiều quy trình cồng kềnh, nhiều khi để được duyệt một thứ thì không thể nhanh được, để được duyệt nhanh thì sự chuẩn bị phải rất kỹ. Ngược lại, công ty nhỏ có thể được duyệt nhanh nhưng vì thế thường hay bị lỗi. Mỗi một hình thái lại có những điểm khác nhau, rất khó để đưa ra lời khuyên cho những bạn trẻ về việc nên làm việc tại đâu, điều đó dựa vào mục tiêu và tố chất con người của bạn.

Thông thường để lên vị trí Marketing Manager ở MNCs (công ty/ tập đoàn đa quốc gia) hay local corporations (tập đoàn địa phương) thường mất từ 5 – 7 năm, với SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) hay start-ups là 3 – 5 năm.

Director of Marketing (Giám đốc Marketing)

Các công việc của Director Marketing:

* Director of Marketing Research (Giám đốc nghiên cứu thị trường)
* Director of Advertising sales (Giám đốc Quảng cáo bán hàng)
* Director of Media (Giám đốc truyền thông)
* Director of Public Relations (Giám đốc PR)
* Director of Marketing Analytics (Giám đốc phân tích Marketing)
* Director of Digital Marketing

Giám đốc marketing thiết kế và thực hiện các chiến lược tiếp thị toàn diện để xây dựng thương hiệu của công ty, tăng cường nhận thức của người dùng, thúc đẩy bán sản phẩm và dịch vụ. Họ cũng giám sát bộ phận marketing, cung cấp hướng dẫn và phản hồi cho các nhân viên marketing khác. Ngoài ra, giám đốc marketing là người đưa ra ý tưởng hoặc phê duyệt ý tưởng cho các sự kiện tiếp thị hoặc hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp.

Để đảm nhiệm vai trò của một giám đốc tiếp thị, ứng viên cần có ít nhất là bằng cử nhân kinh doanh, marketing, truyền thông hoặc lĩnh vực liên quan. Nhiều nhà tuyển dụng ưu tiên ứng viên có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh hoặc tương đương. Bên cạnh đó, ứng viên cũng cần có tối thiểu từ 8 đến 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiếp thị. Thông thường, giám đốc marketing được thăng chức từ vai trò Marketing Manager.

Marketing Director cần có những kỹ năng sau:

* Kỹ năng quản lý dự án và quản lý nhân sự: Giám đốc marketing giám sát bộ phận tiếp thị và phụ trách tất cả các dự án, vì vậy, bạn cần thành thạo kỹ năng tuyển dụng, giám sát và tư vấn cho nhân viên, đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án.

* Kỹ năng lãnh đạo: Vai trò hàng đầu của giám đốc tiếp thị là sáng tạo, tiên phong. Do đó, điều quan trọng là bạn phải thể hiện được phong cách làm việc qua kỹ năng lãnh đạo và giao tiếp tốt. Bạn sẽ thường xuyên phải chỉ đạo công việc chung, báo cáo trực tiếp cho CEO, mô tả tầm nhìn và các ý tưởng, v.v. Nói cách khác, trở thành một giám đốc marketing nghĩa là bạn phải liên tục kết nối và đại diện cho doanh nghiệp.

* Phân tích dữ liệu: Giám đốc marketing liên tục phải phân tích các xu hướng thị trường và định vị đối thủ cạnh tranh. Phân tích này cung cấp nền tảng cho các chiến lược marketing. Phần lớn các nghiên cứu được thực hiện bằng cách đi sâu vào dữ liệu hành vi và trải nghiệm của khách hàng, vì vậy bạn cần theo kịp các kỹ thuật này.

CMO – Giám đốc điều hành Marketing

CMO là vị trí Marketing cao cấp nhất. Họ chịu trách nhiệm hướng tất cả các lĩnh vực Marketing, bao gồm phát triển, lập kế hoạch và giám sát việc thực hiện các sáng kiến Marketing. CMO báo cáo cho Tổng Giám đốc (CEO) và chịu trách nhiệm cuối cùng về ROI của các sáng kiến Marketing trong công ty.

CMO – Chức danh Quân sư

Một cơ cấu Ban Tổng giám đốc, ngoà i vị trí CEO các nhân vật chủ chốt trong bộ sậu thường không thể thiếu: CFO (Chief Finance Officer); CMO (Chief Marketing Officer); cùng với Giám đốc Nhân sự, Giám đốc Công nghệ & Sản xuất hình thành bộ khung điều hành tổng thể. Tài thao lược và thấu hiểu thị trường, khách ha ng, đối thủ cạnh tranh; khả năng nhìn thấu thiên cơ, tầm nhìn chiến lược, sự nhạy bén thời cuộc là những tố chất cần thiết của một Chief Marketing.
Trong thời gian đầu của nền kinh tế chớm phát triển như trong những năm vừa chúng ta thường thấy vai trò và cơ hội kinh doanh trong thị trường tiền tệ, không ít người cho rằng CFO là vị trí đắc lực duy nhất tham mưu cho CEO, bởi CFO có thể phân tích được ngay những cơ hội tìm kiếm lợi nhuận nhãn tiền.

Tuy nhiên một CMO giỏi, không chỉ nhìn thấu những xu hướng phát triển của thị trường để tìm ra những cơ hội kinh doanh khả thi, mà hơn thế CMO còn xác lập những hướng phát triển “bền vững” cho doanh nghiệp, nhất là đối với các chuyên gia marketing thấu hiểu vai trò vả bản chất của thương hiệu (những người này đôi khi được gọi là CBO, Chief Brand Officer). Theo thời gian, những cơ hội nóng sẽ tan nhanh, như chúng ta đã thấy diễn biến thị trường tiền tệ tại Việt Nam trong hai năm vừa qua. Theo đó những lĩnh vực thuần túy mang tính chất “đầu tư tài chính” như chứng khoán, bất động sản đang nhanh chóng trôi qua, để lại thị trường một bức tranh trung thực. Khi đó các yếu tố bền vững vẫn tiếp tục khẳng định vai trò trong việc xác lập lợi thế cạnh tranh.

Việc ứng dụng marketing ở tầm chiến lược và tầm lãnh đạo nhất thiết đòi hỏi những cá nhân xuất sắc, những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực marketing, không chỉ có tầm nhìn quốc gia mà còn đòi hỏi tầm hiểu biết Đông-Tây-Kim-Cổ. Những năng lực này thể hiện trong các lý thuyết chuyên môn như: cross-culture management (quản trị đa văn hóa), organizational behaviour (nghiên cứu hành vi tổ chức), creativity (sáng tạo), brand strategy (chiến lược thương hiệu), leadership (lãnh đạo), marketing research (nghiên cứu tiếp thị), marketing & brand audit (kiểm toán tiếp thị, đánh giá thương hiệu), supply-chain management (quản trị chuỗi cung ứng và hậu cần), distribution (phân phối), MMIS (hệ thống thong tin tiếp thị), marketing finance (tài chính tiếp thị) và marketing innovation (nghiên cứu phát triển).

Vai trò Giám đốc tiếp thị trong tương lai

Trong kỷ nguyên bùng nổ các thiết bị và phương tiện truyền thông số, khi mà người tiêu dùng coi Internet là kim chỉ nam mua sắm và marketing truyền thống thì quá đắt đỏ, Digital Marketing dường như đang vươn lên trở thành “nhu cầu cơ bản nhất” trong tháp nhu cầu Maslow của các doanh nghiệp.
Chính điều này đòi hỏi nâng tầm quan trọng của vị trí Giám đốc tiếp thị (Chief Marketing Officer) như là một chiến lược gia, một nhà cách tân xã hội và trên tất cả, một nhà tư vấn định hướng công nghệ. Mặc dù hiện nay CMO vẫn đang bị bó hẹp vào các hoạt động truyền thông marketing hay quản trị thương hiệu, nhưng chỉ vài năm tới đây thôi, vai trò thực sự của họ sẽ được định nghĩa lại theo chiều hướng bị chi phối bởi công nghệ hiện đại và marketing dữ liệu.

Một CMO phải làm gì để tối đa hóa lợi nhuận đầu tư (ROI) và đón đầu mọi đổi mới sáng tạo? Đầu tiên, thay vì đưa ra những dự đoán cảm tính, CMO tương lai cần “nương tựa” vào khoa học dữ liệu như là một đồng minh đắc lực. Tập trung nghiên cứu Data Insight sẽ cho phép họ đưa ra quyết định đúng đắn nhất tại từng bước tiếp cận khách hàng.

Trong tương lai, chuyển đổi kỹ thuật số (Digital Transformation) sẽ nắm giữ vị trí ưu tiên hàng đầu trong chiến lược tăng trưởng và thu lợi nhuận. Không chỉ là một xu hướng công nghệ, nó còn là trung tâm của chiến lược kinh doanh trên tất cả các ngành công nghiệp và thị trường. Từ đây nhiệm vụ quan trọng tiếp theo dành cho CMO được đặt ra: Điều hành chiến lược cải tiến số của doanh nghiệp.

Xem thêm Top các việc làm marketing lương cao tại freeC

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 50jobsmarketing-min.png

Related posts
Kinh nghiệm phỏng vấnKỹ năngPhát Triển Sự Nghiệp

Cách trả lời mail xác nhận phỏng vấn và 4 ví dụ rõ ràng

Phát Triển Sự Nghiệp

Quy trình Acecook tuyển dụng như thế nào? Đánh giá ưu và nhược điểm

Phát Triển Sự Nghiệp

Bia Saigon tuyển dụng thế nào? Kinh nghiệm ứng tuyển SABECO

Kinh nghiệm phỏng vấnPhát Triển Sự Nghiệp

Cách trả lời bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh