Smart Headhunting & Executive Search Service

Cơ hội việc làm ngành Logistic trong tương lai như thế nào?

Kinh tế phát triển, nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa cũng tăng nên ta cần một thứ gì đó ra đời để giải quyết vấn đề này. Thuận theo bối cảnh xã hội, Logistic ra đời. Những sản phẩm, hàng hóa qua khâu sản xuất đến lúc phân phối tới tay người tiêu dùng đã trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn rất nhiều. Mặc dù thời gian xuất hiện không lâu nhưng Logistic đã vươn mình mạnh mẽ và dần khẳng định được vị thế to lớn trên thương trường. Vậy trong tương lai sắp tới thì cơ hội việc làm ngành Logistic sẽ ra sao? Câu hỏi hóc búa này sẽ được làm rõ trong bài viết sau.

Bản chất Logistic là gì?

Trước khi đi tìm hiểu về cơ hội việc làm ngành Logistic thì bạn cần phải có câu trả lời cho câu hỏi “ Logistic là gì? “.

Định nghĩa

Dựa trên định nghĩa chính xác trong kinh doanh thì Logistic là việc quản lý lộ trình di chuyển của sản phẩm, hàng hóa từ nơi tạo ra đến nơi tiêu thụ. Những sản phẩm, hàng hóa được Logistic quản lý phải là thứ hữu hình như thiết bị, vật tư, vật liệu, thực phẩm, hàng tiêu dùng…

Còn để hiểu theo hướng đơn giản hóa vấn đề thì bạn chỉ cần hình dung Logistic như một dịch vụ vận chuyển. Dịch vụ này sẽ dùng cách tiện lợi và nhanh chóng nhất để giao hàng hóa đến tay người cần đến nó.

cơ hội việc làm ngành logistic như thế nào
Source: freepik

Logistic trong thực tế

Những công việc cơ bản mà các công ty chuyên mảng Logistic cần làm bao gồm:

  • Lên kế hoạch cụ thể cho lộ trình vận chuyển hàng hóa.
  • Kiểm soát chính xác sự di chuyển của hàng hóa.

Bởi Logistic là một dạng của dịch vụ chăm sóc khách hàng nên khi các công ty trong ngành muốn cạnh tranh nhau sẽ cần bận tâm về yếu tố: số lượng – chất lượng – thời gian – giá cả. Nếu trước kia, Logistic chủ yếu là giao hàng, vận chuyển, nhận hàng thì ngày nay ngành này đã được mở rộng hơn. Một số hoạt động như đóng gói hàng hóa, lưu trữ, luân chuyển, kho bãi, xử lý hàng có vấn đề…cũng thuộc về ngành Logistic. Và nếu những hoạt động này được các công ty xử lý tốt chắc chắn sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho quá trình vận chuyển.

Ví dụ trong vấn đề kho bãi. Nếu trước kia công ty Logistic cần phải di chuyển qua lại với nhà sản xuất nhiều lần để lấy hàng làm tốn thời gian và chi phí vận chuyển. Thì nay, khi chủ động có kho bãi để chứa hàng hóa cần giao, công ty Logistic chỉ cần một lần qua lấy hàng là đủ. Như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí đi lại, giúp giảm giá thành sản phẩm và tăng được sự canh tranh với công ty khác, đem lại nguồn lợi lớn hơn.

>>> Xem thêm Định nghĩa và sự khác nhau giữa Supply Chain và Logistics

Xin việc ngành Logistic có dễ hay không?

Đây có lẽ là câu hỏi mà khá nhiều người tò mò dù bạn có học hay không học ngành này. Về cơ bản, ngành Logistic là ngành cần rất nhiều nguồn nhân lực. Và hiện tại, ngành này đang trong tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ với số lượng rất lớn. Vậy nên để có thể tìm được công việc trong ngành, bạn cần phải có kiến thức và kỹ năng liên quan đến công việc.

Kiến thức

Đến với giảng đường Đại học đào tạo chuyên sâu về ngành Logistic, bạn sẽ được làm quen từ sớm với cụm từ quản lý chuỗi cung ứng. Bạn được yêu cầu phải nắm rõ quy trình vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến nơi tiêu thụ thông qua nhiều hình thức vận chuyển. Ví dụ: vận chuyển bằng đường bộ, đường hàng không, đường biển, đường sắt,…

Còn về kiến thức chuyên ngành Logistic, bạn cần phải nắm rõ về quản trị logistic, quản trị nhân lực, quản trị chuỗi cung ứng, luật vận tải, tài chính kế toán,… Ngoài ra, lượng kiến thức về marketing, quản trị chiến lược cũng được đưa vào giáo trình đào tạo nhằm nâng cao lối tư duy cho sinh viên.

>>> Việc làm Logistic lương cao toàn quốc

Kỹ năng

Về những kỹ năng ngành Logistic thì trong quá trình giảng dạy và đào tạo, bạn cần làm quen với việc lập kế hoạch, tổ chức vấn đề, điều hành dịch vụ vận tải trên nhiều phương thức.

Ngoài ra vẫn còn một số kỹ năng bổ trợ mà bạn được đào tạo chính là phân tích luồng hàng, xác định nhu cầu khách hàng, quy hoạch trung tâm phân phối, quản trị phân phối hàng hóa,…

yêu cầu của ngành logistic là gì
Source: freepik

Như vậy, sau thời gian được đào tạo và giảng dạy, bạn hoàn toàn có thể lập được kế hoạch và tổ chức thực hiện những công tác liên quan đến công việc như:

  • Đóng gói hàng hóa.
  • Vận hành hệ thống kho bãi.
  • Sắp xếp, phân loại hàng hóa.
  • Giao hàng, nhận hàng.
  • Vận tải và cung ứng hàng hóa.

Bên cạnh đó, một số công việc liên quan đến kế toán trong doanh nghiệp, lập bảng báo cáo tài chính, phân tích báo cáo tài chính, viết báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích kế hoạch hoạt động logistics, thiết kế mạng lưới logistics, xây dựng quy trình khai thác, phát triển chuỗi cung ứng cũng hoàn toàn làm được.

Học logistics có dễ xin việc? Dựa trên những kiến thức và kỹ năng được dạy khi theo học Logistic, bạn có thể nhìn thấy khả năng tìm việc đúng chuyên ngành là vô cùng dễ dàng. Ngoài ra, cơ hội để bạn thử sức với nhiều vị trí, vai trò khác nhau cũng khi đến với Logistic là vô cùng lớn. Chính vì vậy khi bạn đang theo học ngành nghề này thì không cần quá lo lắng điều gì. Bạn chỉ cần chú tâm vào việc nạp kiến thức, luyện kỹ năng là ổn.

Cơ hội việc làm ngành logistic ở thời điểm hiện tại

Đất nước Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế nên việc vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước rất là phát triển. Nên những ai được được học và tiếp xúc với Logistic sẽ rất nhiều cơ hội nắm bắt sự nghiệp trong tay. Vậy tình hình cụ thể cơ hội việc làm ngành Logistic hiện nay sẽ như thế nào?

Sau thời gian đào tạo, những ai học ngành Logistic hoàn toàn có thể tham gia hoạt động tại các doanh nghiệp sau:

  • Công ty về mảng dịch vụ Logistic
  • Doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương diện
  • Doanh nghiệp ở mảng giao thông vận tải
  • Doanh nghiệp về mảng giao – nhận hàng hóa, sản phẩm.
  • Phòng ban làm việc mà bạn có thể tham gia ứng tuyển bao gồm: kế hoạch, phòng Marketing, tài chính – kế toán, khai thác, dịch vụ khách hàng, kinh doanh quốc tế, cung ứng vật tư,…

Dựa theo con số thống kê mới nhất, Việt Nam có khoảng 1500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Logistic. Và theo các chuyên gia phân tích thì con số này chắc chắn còn tăng nhanh trong tương lai. Tốc độ phát triển quá nhanh gây ra áp lực lớn về vấn đề cung cấp nhân sự cho ngành. Việc Logistics đóng góp 21% GDP cả nước cũng là minh chứng cho tiềm năng phát triển của nó trong tương lai. Một ngành phát triển và có tiềm năng luôn là nơi có nhiều cơ hội nghề nghiệp nhất.

Như vậy, cơ hội việc làm ngành Logistic dù là ở thời điểm hiện tại hay trong tương lai là vô cùng rộng mở. Nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cơ bản của ngành này cũng không phải là ít. Tuy nhiên, việc tìm ra được nhân lực chất lượng, có trình độ chuyên môn để đảm đương những trọng trách lớn hơn thì trái ngược hoàn toàn. Vậy nên để có cơ hội gia nhập thị trường nhân lực đội ngũ nhân viên chất lượng cao ngành Logistics, bạn cần không ngừng trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng để bắt kịp xu hướng thị trường. Mong bạn luôn ghi nhớ: mọi cố gắng không ngừng của hiện tại sẽ là bàn đạp cho thành công trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm:

freeC Asia

Giải pháp tuyển dụng đột phá tích hợp công nghệ AI
GIẢI PHÁP TUYỂN DỤNG ĐỘT PHÁ TÍCH HỢP CÔNG NGHỆ AI
freeC hiểu rõ mục tiêu tuyển dụng và tầm quan trọng trong việc tìm kiếm, định vị tài năng. Hãy để freeC đồng hành cùng bạn, tạo nên sự khác biệt trong hành trình tuyển dụng.

Đăng ký để nhận nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC

Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!
Bài viết này mang đến giá trị cho bạn chứ?
Hãy đăng ký để đón xem nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC nhé!
Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!