Năm 2025, thị trường lao động Việt Nam bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết.
Các doanh nghiệp không chỉ đối diện với áp lực thu hút nhân tài mới, mà còn phải tìm mọi cách giữ chân đội ngũ chủ chốt, đặc biệt là sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán – thời điểm nhạy cảm khi làn sóng nghỉ việc thường bùng phát mạnh mẽ.
Đối với đội ngũ lãnh đạo nhân sự, việc xây dựng chiến lược lương thưởng phù hợp chính là chìa khóa đảm bảo tính ổn định nhân sự và duy trì động lực đội ngũ trong bối cảnh đầy biến động này.
Bức tranh lương thưởng Việt Nam 2025: Cơ hội & Thách thức
Theo Báo cáo lương thưởng của ManpowerGroup và dữ liệu từ freeC Asia, năm 2025, mức lương tại Việt Nam dự kiến tăng trung bình từ 6% – 9%, nhưng ở nhóm nhân sự cấp cao, lĩnh vực công nghệ, tài chính và chuỗi cung ứng, con số này có thể đạt 10% – 20%.
Sự tăng trưởng tích cực về mức lương: Kinh nghiệm càng nhiều, giá trị càng cao!
- Mức lương khởi điểm: Hầu hết giữ nguyên, nhưng một số vai trò, vị trí ghi nhận mức giảm nhẹ.
- Mức lương tối đa: Người có trên 5 năm kinh nghiệm được săn đón với mức lương tăng đáng kể – lên đến 500 USD/tháng, khẳng định vị thế của những chuyên gia trong ngành nghề phát triển của mình.
Ngành nghề nào có mức lương cao nhất?
- Ngân hàng & Tài chính: Dẫn đầu với mức lương hấp dẫn, thể hiện sức mạnh khó có thể thay thế được trong bối cảnh nền kinh tế luôn phát triển.
- Công nghệ và chuyển đổi số: Sở hữu thị trường đầy tiềm năng, cho thấy chất xám về nhân tài công nghệ đang lên ngôi với nhu cầu nhân lực ngày càng cao.
- Cấp lãnh đạo và quản lý cấp cao: Lương dao động từ 8.000 – 15.000 USD/tháng, minh chứng cho cuộc chiến thu hút nhân tài cấp chiến lược.
Đọ sức về tốc độ tăng trưởng: Ngành nào chiếm ưu thế?
Logistics và chuỗi cung ứng: Mức lương với sự tăng tốc vượt bậc, dẫn đầu chỉ số dao động với mức từ 10% – 20%/năm, nhờ sự bùng nổ của thương mại điện tử và nhu cầu vận chuyển toàn cầu.
FMCG và bán lẻ: Tăng 3% – 7%/năm, thể hiện sự ổn định và bền vững của ngành.
Bứt tốc tuyển dụng, thu hút ứng viên: Top 5 chiến lược về lương thưởng mà mọi HR cần chuẩn bị!
1. Đón đầu xu hướng về lương thưởng: Tạo lợi thế thu hút và giữ chân nhân tài!
HR cần theo dõi báo cáo thị trường lao động, tài liệu khảo sát lương – thưởng. Từ đó, có cơ sở để để phân tích dữ liệu thị trường, dự báo xu hướng đãi ngộ và cập nhật kịp thời mức lương cạnh tranh cho từng vị trí, nhóm ngành.
Điểm qua một số xu hướng đáng chú ý trong 2025, bao gồm:
- Lương linh hoạt: Xây dựng lộ trình lương thưởng linh hoạt theo năng lực và hiệu suất công việc.
- Mức thưởng đa dạng: Ngoài tiền mặt, doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức thưởng bằng cổ phiếu, quyền chọn mua cổ phần (ESOP) hoặc nhóm phúc lợi phi tài chính (sức khỏe tinh thần, làm việc từ xa,…)
- Lương thưởng ứng với kỹ năng: Người lao động được trả lương dựa trên năng lực và kỹ năng thực tế thay vì chỉ dựa trên chức danh.
2. Phúc lợi – “Điểm cộng” giữ chân nhân tài!
Bên cạnh lương, chính sách phúc lợi đóng vai trò quan trọng trong quyết định ứng tuyển của nhân sự. HR nên cân nhắc thực hiện:
- Phúc lợi cá nhân hóa
Tăng cường các chương trình sức khỏe và an toàn lao động. Cho phép nhân viên tự chọn gói phúc lợi phù hợp với nhu cầu (bảo hiểm cao cấp cá nhân và mở rộng cho gia đình, trợ cấp sức khỏe, khóa học về phát triển bản thân,…).
Kết hợp lương cứng với các khoản thưởng hiệu suất, thưởng gắn kết dài hạn cũng được xem là một chiến lược hấp dẫn.
Một số tổ chức có quy mô phát triển lớn có thể xây dựng Chương trình phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP – Employee Stock Ownership Plan), bonus theo KPI, giúp tăng động lực làm việc dài hạn.
>>> Xem thêm:
- Làm việc linh hoạt
Áp dụng mô hình hybrid, giờ làm linh hoạt, chính sách nghỉ phép mở rộng giúp nâng cao trải nghiệm nhân viên, giúp tăng cường sự cân bằng trong cả khía cạnh công việc lẫn cuộc sống.
- Sức khỏe tinh thần
Hỗ trợ tư vấn tâm lý, các chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần sẽ giúp tăng cường sự gắn kết.
3. Tạo chiến lược truyền thông về đãi ngộ lương thưởng
Bên cạnh sách lương thưởng có hấp dẫn, HR và doanh nghiệp vẫn cần có chiến lược truyền thông hiệu quả để thu hút ứng viên tiềm năng, tạo sức hút cạnh tranh trong “cuộc đua” thu hút nhân tài trong năm.
Đảm bảo minh bạch thông tin về lương | Kết hợp quảng bá phúc lợi trên các kênh tuyển dụng | Tăng cường giao tiếp nội bộ | Sử dụng Employee Advocacy |
Thực hiện công khai mức lương (hoặc khoảng lương) ngay trong JD giúp ứng viên dễ dàng đưa ra quyết định. | Với mỗi tổ chức, việc minh bạch và xây dựng niềm tin ở mỗi nhân viên, giúp họ hiểu rõ giá trị nhận được là điều rất quan trọng.
HR có thể tận dụng các trang truyền thông nội bộ, website công ty và các nền tảng tuyển dụng để truyền tải thông điệp về chính sách đãi ngộ hấp dẫn. |
Sử dụng các nền tảng giao tiếp và phản hồi để tạo kênh thông tin minh bạch giữa lãnh đạo và nhân viên. | Khuyến khích nhân viên ở tổ chức chia sẻ trải nghiệm tích cực về phúc lợi (theo nhiều hình thức) trên mạng xã hội.
Mỗi nhân sự ở tại doanh nghiệp với sức lan tỏa và giá trị “branding” cá nhân là cầu nối quan trọng tạo ra mạng lưới thông tin thương hiệu mạnh mẽ giúp thu hút ứng viên tiềm năng bằng những lợi ích hấp dẫn. |
4. Ứng dụng công nghệ vào quản lý lương thưởng
HR và doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm HRM, phần mềm quản lý C&B để hiện đại để tính toán lương thưởng minh bạch, tối ưu chi phí.
nh nghiệp chưa xây dựng được một môi trường làm việc hấp dẫn và minh bạch, khiến nhân viên có xu hướng rời đi khi có cơ hội tốt hơn.
>>> Xem thêm:
Điều này giúp doanh nghiệp:
• Tự động hóa tính lương và thưởng giúp giảm sai sót và nâng cao hiệu suất làm việc.
• Tích hợp hệ thống đánh giá hiệu suất để đảm bảo công bằng trong phân bổ lương thưởng.
• Phân tích dữ liệu lương thưởng giúp HR điều chỉnh chính sách dựa trên dữ liệu thực tế.
• Công cụ khảo sát nội bộ giúp đo lường mức độ hài lòng của nhân viên với chính sách hiện tại.
5. Đánh giá và điều chỉnh chính sách thường xuyên
Để tối ưu trải nghiệm phúc lợi tích cực cho nhân viên, HR và doanh nghiệp cần thực hiện các đánh giá, tiến hành theo dõi và điều chỉnh kế hoạch theo từng thời điểm cụ thể.
- Thu thập phản hồi từ nhân viên: Thực hiện các khảo sát định kỳ để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của nhân viên về lương thưởng và phúc lợi.
- Điều chỉnh chính sách kịp thời: Dựa trên phản hồi và thay đổi của thị trường, điều chỉnh chính sách lương thưởng để đảm bảo sự hài lòng và gắn bó của nhân viên.
Giải pháp tuyển dụng đột phá từ freeC Asia – Tối ưu chiến lược nhân sự 2025
Với Talent Pool 600.000+ ứng viên senior, 60+ chuyên gia tư vấn, mạng lưới 2.000 freelance cùng sự cam kết gửi CV chất lượng chỉ trong 24-36 giờ, Dịch vụ Headhunt tích hợp AI hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện trong chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài.
- Benchmark lương thưởng: Cập nhật dữ liệu thị trường theo ngành nghề và cấp bậc.
- Tư vấn chiến lược nhân sự: Theo dõi và cập nhật chính sách lương – thưởng, đề xuất chính sách phúc lợi cạnh tranh giúp nâng cao
- Sàng lọc & tuyển dụng nhân tài nhanh chóng: Quy trình tuyển dụng tích hợp AI giúp tối ưu thời gian tuyển dụng lên đến 40%, nâng cao chất lượng tuyển dụng tổng thể.
Hãy để freeC Asia đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình nâng cấp chiến lược nhân sự 2025. Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí!