FreeC Blog

Cách trả lời bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh

Nếu bạn muốn biết khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ có các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh nào; cách trả lời ra sao và hỏi lại nhà tuyển dụng như thế nào, hãy đọc tiếp nội dung bên dưới. Trong bài viết này, freeC đã trả lời giúp bạn tất cả các câu hỏi mà bạn đang thắc mắc. 

Bây giờ, bạn hãy cùng freeC đến với cách trả lời những câu hỏi phỏng vấn salesman (nhân viên kinh doanh) thường gặp nhé.

Cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp

1. Bạn đã từng bán hay kinh doanh sản phẩm nào chưa? Nếu có thì sản phẩm đó là gì? Nhóm khách hàng nào mà bạn hướng đến?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng (NTD) muốn biết bạn đã có kinh nghiệm bán hàng và hiểu rõ sản phẩm của doanh nghiệp cũ hay không. 

Cách trả lời câu hỏi này là bạn hãy tưởng tượng những người tham gia phỏng vấn là những khách hàng cũ của bạn. Nhiệm vụ của bạn là thuyết phục họ mua sản phẩm của công ty cũ.

Ví dụ: 

Nếu trước đây bạn làm salesman cho một đại lý xe ô tô. Đây là lúc bạn mô tả lại chiếc xe từng bán có các đặc tính gì; động cơ mạnh mẽ như thế nào; mức giá ra sao và nhóm đối tượng khách hàng của bạn là ai; để nhà tuyển dụng đánh giá về mức độ hiểu biết sản phẩm của bạn. 

2. Bạn đã từng gặp tình huống khó khăn nào ở công việc trước đây và bạn giải quyết nó như thế nào?

Khi hỏi câu này, nhà tuyển dụng muốn biết cách bạn đã giải quyết các khó khăn trong công việc ở công ty cũ như thế nào và kết quả ra sao.

Ví dụ: 

Công ty cũ của bạn từng quản lý danh sách khách hàng thông qua hồ sơ thủ công nên việc thu thập và tìm kiếm rất khó khăn. Đồng thời, nhân viên công ty cũng sẽ khó chia sẻ thông tin khách hàng. Do đó, đề xuất của bạn là nên tạo một biểu mẫu trực tuyến được đồng bộ với nhau để tiện cho việc nhập liệu và xác minh thông tin khách hàng.

3. Theo bạn, yếu tố gì tạo nên một nhân viên kinh doanh thành công?

Với câu hỏi này, bạn có thể trả lời vài yếu tố giúp nhân viên kinh doanh đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp. Bên cạnh đó, tự đánh giá bản thân rằng đâu là những điểm tốt và đâu là những điểm cần cải thiện.

Ví dụ: 

Bạn có thể trả lời rằng, yếu tố tạo nên một nhân viên kinh doanh thành công là khả năng thấu hiểu khách hàng, sản phẩm/dịch vụ; kỹ năng lắng nghe; có chí cầu tiến; khả năng cập nhật thông tin mới mà doanh nghiệp sắp kinh doanh.

4. Bạn đã từng có thành tích lớn gì ở công ty cũ?

Với câu hỏi này, bạn hãy kể các thành tựu đã đạt được ở vị trí salesman trước đây. Nếu bạn nhận được danh hiệu nhân viên kinh doanh/tập thể xuất sắc nhất tháng; hoặc đạt được KPI ở tất cả tháng làm việc ở công ty cũ, hãy kể ra kèm các số liệu chứng minh cụ thể.

5. Bạn xây dựng mối quan hệ với khách hàng như thế nào?

Việc giữ mối quan hệ tốt với khách hàng là điều mà bất kỳ nhân viên/công ty nào cũng muốn. Đó là cách mà doanh nghiệp duy trì doanh thu ổn định; đặc  biệt là các ngành đặc thù có ít khách hàng tiềm năng.

Ví dụ trả lời: 

Bạn có thể nói rằng khách hàng sử dụng các chương trình giảm giá khi mua thông qua bạn; hoặc tặng quà cho khách hàng nhân dịp sinh nhật của họ. 

6. Bạn biết gì về nhóm khách hàng của công ty chúng tôi? Và bạn nghỉ công ty chúng tôi cung cấp giá trị gì cho khách hàng?

Nhà tuyển dụng muốn biết bạn hiểu rõ về công ty họ đến mức nào. Lúc này, bạn nên thể hiện rằng bạn muốn tìm hiểu thêm về công ty và những sản phẩm/dịch vụ của công ty họ. Bạn có thể chuẩn bị cho câu hỏi này, bạn hãy lên Google tìm hiểu về công ty và sản phẩm, cũng như những đánh giá của khách hàng. 

Ví dụ trả lời: 

Bạn có thể trả lời rằng các sản phẩm chăm sóc da và tóc tự nhiên mà công ty hiện đang bán hoàn toàn không thử nghiệm trên động vật. Serum nghệ của công ty là sản phẩm bán chạy hàng đầu trên các trang thương mại điện tử Việt Nam.

7. Để đạt doanh thu cao nhất, bạn đã dùng phương pháp chốt sales nào?

Với câu hỏi này, bạn có thể trả lời dựa trên góc nhìn cá nhân; hoặc dựa vào các kiến thức mà bạn đã học được ở trường nếu bạn là sinh viên chưa từng làm việc trước đây. Ngược lại, nếu bạn đã có kinh nghiệm bán hàng thực tế, hãy đưa ra các phương pháp chốt sale mà bạn đấp dụng thành công. Với mỗi nhóm khách hàng khác nhau, bạn có phương pháp chốt sale khác nhau.

8. Khi là nhân viên kinh doanh, bạn đã từng gặp thất bại lớn nhất nào? Bạn vượt qua nó như thế nào và bạn nhận được bài học gì?

Với câu hỏi này, bạn hãy trả lời chân thành và thành thật. Qua câu chuyện này, nhà tuyển dụng (NTD) có thể đánh giá được khả năng nhìn nhận vấn đề; xử lý tình huống và khả năng học hỏi của bạn.

Nhà tuyển dụng thường đánh giá thấp ứng viên nói rằng chưa bao giờ gặp thất bại nào hay đổ lỗi do hoàn cảnh.

9. Bạn đã gặp áp lực gì và bạn vượt qua nó như thế nào?

Là một nhân viên kinh doanh, việc gặp áp lực là điều không tránh khỏi trong việc chăm sóc khách hàng qua nhiều quá trình và KPI. Với câu hỏi này, hãy dựa vào tính cách của bạn mà đưa ra các giải quyết áp lực phù hợp.

10. Nếu bị khách hàng từ chối, bạn sẽ làm gì?

Khách hàng từ chối là một việc hết sức bình thường trong quá trình chào bán sản phẩm. Với câu hỏi này, bạn có thể trả lời bằng cách đưa ra hướng xử lý khéo léo. Bên cạnh đó, bạn cũng đưa ra hướng giải quyết tình huống này trong tương lai.

Ví dụ trả lời: 

Bạn sẽ hỏi thăm lý do tại sao họ không mua sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Tùy vào trường hợp mà bạn sẽ có những ưu đãi riêng cho khách hàng; hoặc bạn sẽ liên hệ lại với doanh nghiệp để nói về vấn đề mà khách hàng đang gặp phải khiến họ từ chối.

Các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp

1. Các câu hỏi giới thiệu về bản thân

1.1. Giới thiệu về bản thân

bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Bạn đã bao giờ cảm thấy lúng túng và trả lời không rõ ràng khi nhà tuyển dụng nói “Hãy giới thiệu về bản thân bạn” chưa? Đây là câu hỏi tưởng chừng đơn giản và cơ bản nhất nhưng lại chính là lợi thế cạnh tranh của bạn với những ứng viên khác.

>>> Xem ngay Bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn dành cho bạn

Câu hỏi đầu tiên cũng là câu hỏi quan trọng và khiến nhà tuyển dụng ấn tượng nhất – “hãy giới thiệu về bạn”. Trong bài viết này, freeC sẽ chia sẻ với bạn cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh phỏng vấn để lại ấn tượng tốt trong lòng nhà tuyển dụng.

>>> Xem ngay Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh phỏng vấn việc làm

1.2. Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?

Đối câu hỏi điểm mạnh, hãy chọn những đặc điểm mà bạn có để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của công ty, chẳng hạn như khả năng thuyết phục khách hàng hoặc khả năng thấu hiểu khách hàng. Ngoài ra, bạn cần cung cấp bằng chứng cụ thể về những gì bạn vừa nói, đừng chỉ cung cấp thông tin mà không kèm theo bất kỳ bằng chứng nào.

Nếu bạn đang băn khoăn câu hỏi của nhà tuyển dụng “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?”, hãy tham khảo bài viết bên dưới của freeC. Chúng tôi đã soạn sẵn cách trả lời câu hỏi điểm yếu khi đi phỏng vấn cho bạn hay nhất.

>>> Xem thêm: Cách trả lời câu hỏi điểm yếu khi đi phỏng vấn hay nhất

1.3. Mong muốn của bạn trong công việc là gì?

Với câu hỏi này, bạn có thể trả lời rằng, bạn mong muốn nâng cao kỹ năng giao tiếp; có cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn trong công việc… Bên cạnh đó, bạn cần thể hiện được mục tiêu dài hạn của mình để NTD đánh giá bạn là một ứng viên có chí cầu tiến; cũng như đánh giá khả năng phù hợp của bạn với doanh nghiệp.

>>> Xem thêm:

1.4. Bạn mang đến giá trị gì cho công ty chúng tôi?

Với câu hỏi này, bạn hãy cho biết bạn sẽ mang lại giá trị gì cho công ty. 

Ví dụ: 

Bạn có thể trả lời rằng bạn sẽ tìm kiếm khách hàng mới cho doanh nghiệp hoặc đảm bảo KPI hàng tháng của công ty. Bạn cũng có thể đề cập thêm các chiến lược và kế hoạch mà bạn đã nghĩ ra để đạt được những mục tiêu này.

1.5.Tại sao bạn nghĩ mình phù hợp với vị trí này? Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?

Trong buổi phỏng vấn, bạn cần thể hiện bản thân là một nhân tố phù hợp với vị trí đang ứng tuyển bằng cách nhấn mạnh các thông tin đã đề cập trong bản mô tả công việc. Ngoài ra, bạn có thể nói đến các mục tiêu tương lai để NTD thấy được bạn là một ứng viên sẵn sàng trau dồi, học hỏi để hoàn thành tốt công việc.

2. Với chu kỳ bán hàng ngắn hạn và dài hạn, bạn xử lý chúng như thế nào?

Trái nghĩa của hai khái niệm này là chu kỳ bán hàng ngắn hạn tập trung vào việc hoàn thành đơn hàng nhanh chóng; trong khi chu kỳ bán hàng dài hạn tập trung vào việc tiếp cận khách hàng cẩn thận hơn. Tùy thuộc vào chu kỳ, bạn nên cung cấp các cách tiếp cận khác nhau để phù hợp với từng tình huống.

3. Bạn nghĩ tầm quan trọng của việc học đối với vị trí nhân viên kinh doanh là gì?

Vì làm việc ở vị trí bán hàng đòi hỏi phải cập nhật thường xuyên các sản phẩm hoặc xu hướng mới trên thị trường nên việc học hỏi trong khi làm việc ở vị trí nhân viên kinh doanh là rất quan trọng.

4. Đâu là lúc bạn nên dừng chào bán sản phẩm cho khách hàng?

Bạn cần chú ý đến thái độ của khách hàng để quyết định xem bạn có nên tiếp tục theo đuổi khách hàng đó hay không. Nếu họ không có thiện chí mua thì bạn cũng nên hỏi họ tại sao lại không chọn sử dụng sản phẩm / dịch vụ của công ty. Sau đó, bạn sẽ kiểm tra các bộ sưu tập này và phân tích chúng để đưa ra những cách mới để tiếp cận khách hàng mới trong tương lai.

Nguồn ảnh: Bizjournals

5. Bạn nghĩ mẫu khách hàng lý tưởng của mình là gì và tại sao?

Ở câu hỏi này, bạn có thể trả lời hoàn toàn trung thực về nhóm khách hàng mà bạn muốn làm việc để doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tính cách của bạn. Tuy nhiên, bạn đã nói rằng dù sao thì bạn vẫn chào đón tất cả các khách hàng, bởi vì giao dịch với các loại khách hàng khác nhau sẽ giúp bạn tăng trải nghiệm bán hàng của bản thân trong tương lai.

6. Bạn thích điều gì nhất trong quy trình bán hàng?

Tương tự như các câu hỏi khác, ở câu hỏi này, bạn có thể trả lời hoàn toàn trung thực, nhưng vẫn bày tỏ mong muốn được làm việc qua tất cả các bước trong quy trình bán hàng tại công ty. 

Nhưng trước tiên, bạn cũng cần đề cập đến tất cả các bước trong quy trình bán hàng mà bạn đã trải qua để đảm bảo rằng bạn hiểu quy trình làm việc của một nhân viên bán hàng điển hình.

7. Điều gì thúc đẩy bạn bán hàng?

Bạn cần xác định động lực chính của mình là gì khi đến với công việc. Đó có thể là tiền bạc, địa vị hoặc niềm vui khi làm việc với khách hàng. Tùy thuộc vào động lực của bạn, công ty có thể đánh giá liệu bạn có thể tiến xa trong công ty hay không; nhưng NTD cũng muốn xem bạn có phù hợp với văn hóa của công ty họ hay không.

8. Bạn có thể mô tả mục tiêu nghề nghiệp của mình không?

Với câu hỏi này, bạn cần mô tả nơi bạn muốn đến, nơi bạn muốn đi trong tương lai và cách bạn hoạch định con đường của mình để đạt được những mục tiêu đó. Một gợi ý để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng là bạn nói rằng nhận được một vị trí nhân viên kinh doanh tại công ty của họ là một trong những con đường dẫn đến mục tiêu nghề nghiệp của bạn.

Nguồn ảnh: Shafiinspires

9. 3 tính từ mà khách hàng sử dụng để mô tả phong cách bán hàng của bạn là gì (nếu có)?

Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng tính từ mà khách hàng thực sự để lại cho bạn trong quá trình làm việc; nếu không, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tính từ mà sếp thích và đồng nghiệp trong công ty dùng để mô tả về bạn. 

Ví dụ, bạn có thể nói rằng ba tính từ là: chăm chỉ; nhiệt tình và vui vẻ. Ngoài ra, khi họ nhận xét về bạn, bạn cũng nên đưa ra những thông tin cụ thể.

10. Bạn có nghĩ rằng bạn có thể chào đón khách hàng một cách nồng nhiệt ngay cả trong một ngày tồi tệ?

Trong câu hỏi này, bạn cần thể hiện khả năng kiểm soát cảm xúc và tách biệt cuộc sống bên ngoài khỏi công việc kinh doanh. Điều bạn cần chú ý là trong khi làm công việc này, luôn tươi cười là điều bạn phải làm.

11. Tại sao bạn muốn trơ thành nhân viên kinh doanh của công ty?

Có nhiều lý do tại sao bạn nên ứng tuyển vào vị trí này, và bạn có thể nói rằng bạn thấy phúc lợi của công ty tốt; văn hóa công ty phù hợp hoặc dễ dàng thăng tiến lên công việc trong quá trình này.

12. Nếu quy trình bán hàng của công ty có sai sót, bạn nghĩ đó là gì, và nếu có, bạn sẽ đề xuất như thế nào?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra xem bạn đã dành thời gian để hiểu quy trình làm việc của công ty hay chưa. Thêm vào đó, đây là không gian để bạn thể hiện sự sáng tạo của bạn thân. 

Lưu ý rằng việc chỉ ra những sai sót này nên là câu trả lời góp phần cho doanh nghiệp, tránh những lời lẽ chỉ trích gây thiện cảm trong mắt nhà tuyển dụng.

13. Nếu bạn được nhận cho vị trí này, trong tháng đầu tiên làm việc, bạn nghĩ bạn sẽ làm gì?

Trình bày kế hoạch của bạn trong tháng đầu tiên tại công ty và chú ý thể hiện rằng bạn là người sẵn sàng học hỏi các kỹ năng mới trong công việc. Bạn cũng nên đặt ra những cột mốc nhất định trong tháng đầu tiên để đạt được những mục tiêu của bạn.

14. Trong đội ngũ bán hàng, theo bạn yếu tố hợp tác có quan trọng hay không?

Trước khi trả lời câu hỏi này, bạn cần xem xét văn hóa của công ty là như thế nào. Ví dụ: nếu sự hợp tác giữa các nhân viên bán hàng là rất quan trọng đối với công ty bạn ứng tuyển, bạn nên đánh giá cao sức mạnh của tinh thần đồng đội.

15. Theo bạn, mạng xã hội có vai trò gì trong việc thúc đẩy quá trình bán hàng của bạn?

Với câu hỏi này, doanh nghiệp cần biết bạn có kinh nghiệm gì liên quan đến việc tiếp cận khách hàng qua mạng xã hội hay không. Các doanh nghiệp sẽ đánh giá cao những người có tầm nhìn tốt trong việc sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là trong thời đại công nghệ không ngừng phát triển như hiện nay.

Nguồn ảnh: YouCan

Hy vọng bài viết trên đây của blog.freeC.asia đã mang đến cho bạn một số thông tin hữu ích về bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp. Nếu thấy hữu ích, bạn hãy chia sẻ bài viết này với bạn bè có nhu cầu tìm việc salesman nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Exit mobile version