Smart Headhunting & Executive Search Service

Top 15 câu hỏi phỏng vấn thường gặp ứng viên nhất định phải chuẩn bị trước! (Phần 1)

Có thể nói mỗi lần gặp mặt nhà tuyển dụng là mỗi lần tâm trạng chúng ta căng thẳng tột đỉnh, dù cho bạn có dày dạn kinh nghiệm phỏng vấn đến cỡ nào. Như mọi lần, bạn dậy thật sớm, sửa soạn trang phục thật chỉnh tề, in sẵn CV và tự động viên mình phải thật bình tĩnh và tự tin. Nhìn chung, mọi chuyện trông có vẻ tốt đẹp cho đến khi bạn bước vào phòng và chạm trán với những câu hỏi mà bạn chưa hề nghĩ đến.

Nhưng bạn yên tâm, freeC luôn sẵn lòng chỉ đường dẫn lối giúp bạn chinh phục thành công mọi buổi phỏng vấn. Và mình nghĩ điều cơ bản nhất bạn cần làm là hãy dành thật nhiều thời gian tìm hiểu về công ty bạn đang ứng tuyển!

Ngoài ra, nếu bạn đang tất bật chuẩn bị cho buổi phỏng vấn sắp tới thì bộ 7 câu hỏi phỏng vấn này sẽ cực kỳ hữu ích để giúp bạn tiền gần hơn với công việc mong muốn đó. Cùng khám phá nào!

1. Tell me about yourself?

(Hãy chia sẻ vài điều về bản thân bạn!)

Khi bắt đầu buổi phỏng vấn, phần lớn nhà tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên giới thiệu ngắn gọn về bản thân. Đây chính là cơ hội để bạn ghi lại những ấn tượng đầu tiên trong mắt họ. Vậy nên bạn hãy ưu tiên soạn thật kĩ phần trả lời cho câu hỏi này nhé, tránh tỏ ra ngắc ngứ, chần chừ hoặc thao thao bất tuyệt về những thành tựu của bản thân. 

câu hỏi phỏng vấn (source: freepik)

Gợi ý cho bạn đây, hãy tưởng tượng bạn sắp gặp đối tác cực kỳ quan trọng trong thang máy và bạn chỉ có 20-60 giây để thuyết phục họ. Lúc đó, bạn chọn nói điều gì? Thử ngẫm nghĩ và phác thảo 2-3 dòng về định hướng sự nghiệp và mong muốn hiện tại của bạn chính là vị trí này, ngay tại công ty này. Tránh sa đà kể lể không cần thiết bạn nhé, vẫn còn nhiều câu hỏi đang chờ nghe bạn kể đó. Tóm lại, hãy tìm cách nói chuyện để thu hút sự chú ý và khơi dậy sự tò mò của nhà tuyển dụng để họ hào hứng muốn tìm hiểu về bạn nhiều hơn nữa. 

2. Why do you want to work for [insert company name]?

(Tại sao bạn muốn làm việc tại [tên công ty]?)

Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này nhằm 2 mục đích chính. Thứ nhất là tìm hiểu lý do khiến bạn muốn làm việc tại công ty, và thứ hai là đánh giá độ hiểu biết của bạn về công ty (lĩnh vực hoạt động, tầm nhìn, thành tựu,…). Thông qua đó, họ sẽ đánh giá được bạn có thật sự nghiêm túc và tâm huyết với vị trí này hay không. Do vậy, đừng quên “điều tra” cặn kẽ về công ty bạn đang ứng tuyển và thành thật chia sẻ về mong muốn được trở thành một mảnh ghép của công ty. 

3. How did you hear about this job?

>>> Xem thêm Những kinh nghiệm tìm việc thực tập hữu ích mà sinh viên nên biết

(Bạn biết đến công việc này từ đâu?)

“Tôi thấy tin tuyển dụng trên website của công ty” là câu trả lời của đại đa số ứng viên… thất bại. Hãy xem đây là cơ hội thứ hai để chia sẻ cụ thể hơn về những lý do, những động lực thúc đẩy bạn mong muốn gắn kết lâu dài với công ty này. Ngoài ra, nếu bạn được “người trong nhà” giới thiệu, nhớ chia sẻ cho nhà tuyển dụng biết về người đó nha. 

4. Tell me about something on your resume

(Chia sẻ một vài chi tiết trong CV của bạn đi!)

Mọi thông tin xuất hiện trong CV chắc chắn đã được bạn chắt lọc kĩ càng, và sẽ luôn có những cụm thông tin thực sự sáng giá mà bạn muốn “khoe” với nhà tuyển dụng. Đó có thể là một kỹ năng, thành tựu hay chỉ đơn giản là tên công ty cũ của bạn. 

câu hỏi phỏng vấn
câu hỏi phỏng vấn (source: freepik)

Ở câu hỏi này, số đông ứng viên chỉ tập trung chia sẻ về công việc gần nhất của mình. Việc này không sai, chỉ là làm vậy thì bạn đang tự lãng phí cơ hội của mình bởi vì nhà tuyển dụng có hẳn những câu hỏi riêng biệt để tìm hiểu về vị trí mà bạn vừa rời khỏi. Do vậy, chúng tôi khuyên bạn nên lùi về quá khứ và chia sẻ về một công việc mang tính cột mốc, một công việc dạy bạn nhiều bài học quý giá và giúp bạn trở thành chính mình hôm nay. 

5. Why are you looking for a job? Or, why are you looking for a different job?

(Điều gì thúc đẩy bạn tìm kiếm một công việc mới?)

Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả giúp nhà tuyển dụng sàng lọc ứng viên thành các nhóm như: “Có việc là được!”, mới bị sa thải và cuối cùng, những chuyên gia nhảy việc. Có 2 từ khoá bạn cần ghi nhớ khi trả lời câu hỏi này là hãy đưa ra những lý do tích cực và thật cụ thể. Ví dụ như “Tôi vừa tốt nghiệp và đang tìm kiếm công việc đầu tiên của mình” hay “Sau một thời gian nghiêm túc cân nhắc, tôi quyết định thay đổi lộ trình nghề nghiệp của mình, vì…”

Và nếu bạn đang công tác ở một nơi khác, tốt nhất bạn nên nói rõ tại sao bạn muốn rời vị trí hiện tại để ứng tuyển công việc này!

6. Why should we hire you?

(Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?)

Đây là cơ hội để bạn thể hiện những điều bạn có thể đóng góp cho công ty nếu bạn được tuyển dụng. Vì vậy, nên hạn chế những câu trả lời chung chung như “Tôi khá hoà đồng và cực kỳ siêng năng”. Thay vào đó, bạn cố gắng trình bày thật rõ ràng, hãy tóm tắt quá trình làm việc và dùng những con số để chứng minh những thành tựu bạn đã đạt được.

Số năm kinh nghiệm, số lượng khách hàng mới, % tăng trưởng,… chính là những con số quan trọng bạn nên chia sẻ. Tóm lại là, bạn càng nói cụ thể về những kỹ năng và giá trị bạn có thì nhà tuyển dụng càng dễ đánh giá mức độ phù hợp của bạn với vị trí này. 

7. Where do you see yourself in five years?

(Bạn sẽ là ai trong 5 năm nữa?)

Câu hỏi này sẽ khá cam go nếu bạn chưa chuẩn bị trước. Nhưng cũng đừng lo lắng quá, vì cuối cùng đây cũng chỉ là một buổi phỏng vấn, bạn không cần phải kể sạch sành sanh các mục tiêu cá nhân của mình đâu. Ở đây, bạn chỉ cần hướng trọng tâm câu trả lời vào mục tiêu nghề nghiệp là được. 

câu hỏi phỏng vấn
câu hỏi phỏng vấn (source: freepik)

Nếu bạn có ý định làm việc ở công ty này trong 5 năm tới, hãy chắc chắn rằng bạn biết rõ về sếp của mình cũng như cơ hội thăng tiến trong công việc. Điều nhà tuyển dụng tìm kiếm trong câu hỏi này là tính thực tế khi thiết lập mục tiêu, sự tham vọng trong sự nghiệp và sự phù hợp giữa hai bên – vị trí mơ ước của bạn và những mục tiêu bạn đã đặt ra.

Trường hợp vị trí này không quá hứa hẹn, bạn chỉ cần trả lời đơn giản là “Tương lai ra sao tôi không thể nói trước, nhưng ở hiện tại, tôi tin vị trí này phù hợp với hướng đi của tôi.”

Có thể bạn quan tâm:

website tuyển dụng

freeC Asia

Cập nhật các nội dung chất lượng nhất, chỉ có tại freeC
Recruiter FreeC
GIẢI PHÁP TUYỂN DỤNG ĐỘT PHÁ TÍCH HỢP CÔNG NGHỆ AI
freeC hiểu rõ mục tiêu tuyển dụng và tầm quan trọng trong việc tìm kiếm, định vị tài năng. Hãy để freeC đồng hành cùng bạn, tạo nên sự khác biệt trong hành trình tuyển dụng.

Đăng ký để nhận nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC

Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!