Smart Headhunting & Executive Search Service

Bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn dành cho bạn

Bạn đã bao giờ cảm thấy lúng túng và trả lời không rõ ràng khi nhà tuyển dụng nói “Hãy giới thiệu về bản thân bạn” chưa? Đây là câu hỏi tưởng chừng đơn giản và cơ bản nhất nhưng lại chính là lợi thế cạnh tranh của bạn với những ứng viên khác. Sau đây, freeC sẽ chia sẻ bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho bạn qua bài viết sau đây.

Các thành phần quan trọng của một bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Không phải ngẫu nhiên mà một người có phần giới thiệu bản thân lưu loát. Đó là khi, họ đã trải qua một khoảng thời gian viết kịch bản, luyện đọc và nói trước gương nhiều lần. Một bài tóm tắt bản thân hoàn hảo, là khi nó đáp ứng được các yếu tố cơ bản sau:

Bài giới thiệu là một câu chuyện 

Những câu giới thiệu như: bạn tên gì; học ở đâu; địa chỉ chỗ nào… thì ứng viên nào cũng nói; và nó là những thông tin đã có sẵn trong CV. Thực ra, nhà tuyển dụng muốn nghe bạn nói về kinh nghiệm, kỹ năng và mong muốn của bạn khi đến phỏng vấn. 

Vậy bạn nên nói gì khi nhận được câu hỏi trên? 

Cách mở đầu cho người ít kinh nghiệm 

Nếu là sinh viên mới ra trường, bạn hãy giới thiệu về trường học/ngành học, lý do bạn yêu thích và quyết định theo đuổi công việc này. 

Ví dụ:

“Em vừa tốt nghiệp Cử nhân Quản trị Marketing tại trường Đại học Tài chính – Marketing năm rồi. Em rất yêu thích Marketing vì nó là một ngành sáng tạo và là kênh giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và tăng trưởng doanh thu. Bản thân em là một người yêu khám phá, sáng tạo và tạo ra những điều mới lạ để thu hút người dùng.” 

bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Nguồn ảnh: Nipponlink

Cách mở đầu cho người đã đi làm

Nếu bạn là người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong vị trí sắp ứng tuyển, bạn hãy giới thiệu về vị trí công việc nổi bật trước đây và cách bạn giải quyết những vấn đề xảy ra trong lúc làm việc.

Ví dụ:

“Tôi đã tốt nghiệp Cử nhân Marketing 6 năm trước và làm qua nhiều vị trí Marketing trong nhiều doanh nghiệp. Tôi đã từng giữ vị trí Brand Manager tại công ty XYZ trong 3 năm. Và sau đó trở thành Marketing Manager tại công ty ABC.” 

Làm nổi bật thành tích của bạn

Để lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng, bạn hãy liệt kê vài thành tích nổi bật mà bạn đạt được trong quá trình học tập và làm việc trước đây.

Bên cạnh đó, bạn hãy kể về những bài học mới, kỹ năng mới, và đã vượt qua thử thách trong công việc như thế nào. Nhà tuyển dụng muốn hiểu về ứng viên một cách rõ ràng nhất, nên bạn đừng ngại chia sẻ vì chúng rất đáng giá và đáng được ghi nhận.

Lưu ý: Bạn chỉ nên nói những chuyện có liên quan đến công việc đang ứng tuyển. Nhà tuyển dụng muốn biết khả năng bạn đáp ứng công việc; và họ không có thời gian để “nói chuyện phiếm” với ứng viên.

Nếu bạn là sinh viên mới ra trường 

Là sinh viên mới ra trường thì kinh nghiệm ở đâu ra mà giới thiệu? Đừng lo! Bạn có thể kể về những thành tích và kỹ năng học được ở trường hoặc câu lạc bộ mà bạn tham gia khi còn là sinh viên.

Ví dụ:

“Trước đây, em từng là thành viên của đội tình nguyện ở Trường và có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động lớn. Em được cùng các anh chị trong team xây dựng, quảng bá và tổ chức sự kiện. Những kỹ năng mà em học được qua những việc làm đó là: lập kế hoạch, truyền thông sự kiện, làm việc nhóm,…” 

Nếu bạn là người đã có kinh nghiệm 

làm nổi bật thành tích của bạn với kinh nghiệm và thành tích đã có
Nguồn ảnh: Phuongphapnghiencuu

Nếu bạn đã có nhiều năm trong nghề, bạn hãy kể về những thành tích đã đạt được trong quá khứ một cách cụ thể. 

Ví dụ:

“Trong thời gian làm việc ở vị trí Marketing Leader, tôi đã giúp công ty cũ tăng lượng tiếp cận sản phẩm quý 3 của khách hàng lên 50% so với quý 2 và doanh thu tăng 30%. Tôi đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm về công tác quản lý cũng như cách thức tiếp thị hiệu quả.” 

Kết thúc bài giới thiệu với mong muốn và lý do ứng tuyển

Hãy thể hiện bạn là một người có tham vọng và định hướng nghề nghiệp rõ ràng. 

Đa phần các bạn ứng viên ngày nay không có định hướng rõ ràng nên khi bị hỏi thường trả lời vấp và lúng túng. Trước khi bạn muốn làm việc ở đây, hãy vạch ra lộ trình công việc và định hướng mục tiêu rõ ràng để phát triển công việc và cuộc sống.

Một trong những cách được nhà tuyển dụng chú ý là hãy sự thể hiện bạn đã tìm hiểu về công ty của họ và dành những lời khen cho hoạt động của công ty đó. Ngoài ra, sự tự tin hoàn thành và mang lại giá trị cho doanh nghiệp cũng là một cách ghi điểm tuyệt vời trong mắt nhà tuyển dụng.. 

Cách kết thúc cho sinh viên vừa ra trường 

Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, bạn hãy thể hiện nhiệt huyết, tâm lý sẵn sàng lao vào cuộc chiến, không ngại khó khăn. 

Ví dụ:

“Em mong muốn được học hỏi và phát triển thêm về kỹ năng, kinh nghiệm với mục tiêu trở thành Marketing Leader trong 5 năm tới. Mặc dù chưa được tiếp xúc thực tế nhiều dự án, nhưng em có khả năng học hỏi nhanh và sẵn sàng chấp nhận thử thách trong công việc. Sau khi tìm hiểu về công ty mình, em cảm thấy môi trường ở đây rất năng động, sáng tạo và là cơ hội phát triển lớn với em. Em rất muốn được cống hiến và trở thành một phần tạo nên thành công của công ty trong thời gian tới.” 

Cách kết thúc cho người đã đi làm

Nếu bạn đã có nhiều thời gian cọ xát ở vị trí tương tự công việc đang ứng tuyển, bạn cần thể hiện sự tự tin, đảm bảo đem lại hiệu quả cho công ty. 

Ví dụ:

“Tôi vẫn đang trên hành trình xây dựng sự nghiệp tốt hơn và hướng tới vị trí cao hơn. Tôi cảm thấy công ty là một môi trường đa quốc gia với nhiều cơ hội phát triển, cũng như mức đãi ngộ tuyệt vời. Công ty sẽ không thất vọng khi lựa chọn tôi.” 

Lưu ý khi áp dụng bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

  • Hiểu những gì bạn đang nói. 
  • Chọn lọc thông tin có liên quan đến công việc muốn ứng tuyển.
  • Phần giới thiệu những thông tin nổi bật của bản thân chỉ nên dài khoảng 2 – 3 phút. 
  • Phong thái tự tin và trả lời thẳng thắn.

Người phỏng vấn không chỉ đánh giá bạn qua những thông tin, mà còn qua cách bạn thể hiện khi trả lời câu hỏi.

Lưu ý khi áp dụng bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Nguồn ảnh: Youth+

Đôi khi, màn giới thiệu bản thân này cũng ảnh hưởng đến cách đánh giá, không khí và các câu hỏi phía sau. Bạn có thể sẽ cảm thấy căng thẳng, lo lắng; nhưng hãy hít thở sâu và đều, cũng như suy nghĩ tích cực. Một tâm lý thoải mái sẽ giúp bạn nói chuyện lưu loát và trôi chảy hơn. Đừng để tay, chân lúng túng trong buổi phỏng vấn.

Bây giờ, bạn đã sẵn sàng cho buổi phỏng vấn chưa? Nhớ áp dụng bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn này của blog.freec.asia nhé! Chúc bạn gặp nhiều thuận lợi và đậu vào công ty đúng như nguyện vọng.

Có thể bạn quan tâm:

freeC Asia

Giải pháp tuyển dụng đột phá tích hợp công nghệ AI
GIẢI PHÁP TUYỂN DỤNG ĐỘT PHÁ TÍCH HỢP CÔNG NGHỆ AI
freeC hiểu rõ mục tiêu tuyển dụng và tầm quan trọng trong việc tìm kiếm, định vị tài năng. Hãy để freeC đồng hành cùng bạn, tạo nên sự khác biệt trong hành trình tuyển dụng.

Đăng ký để nhận nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC

Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!
Bài viết này mang đến giá trị cho bạn chứ?
Hãy đăng ký để đón xem nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC nhé!
Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!