FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

Kinh nghiệm phỏng vấnMẹo viết CV

Cách viết CV nhân viên kinh doanh kèm Mẫu CV ấn tượng

Để đạt được công việc mơ ước có đãi ngộ hấp dẫn, trước tiên, bạn phải có một bản CV hoàn chỉnh và đẹp mắt. Đó là lý do, freeC viết bài chia sẻ cách viết CV nhân viên kinh doanh chỉn chu và độc đáo này.  

Với freeC, bạn có thể dễ dàng tạo CV online trong vài phút và tải xuống miễn phí ở định dạng PDF. Thu hút nhà tuyển dụng và đạt được công việc mơ ước của bạn với một bản CV hoàn hảo ngay hôm nay!

Một số mẫu CV nhân viên kinh doanh 

Mẫu CV nhân viên kinh doanh tiếng Việt

Võ Thảo Trâm

Sales assistant

0930000000

[email protected]

Hòa Bình, Việt Nam

Linkedin.com/in/thaotramvo

Mục tiêu nghề nghiệp

Tôi đang tìm kiếm vị trí Sales Manager để tận dụng 5 năm học hỏi và tích lũy kinh nghiệm của mình giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu tiếp thị và kinh doanh bằng cách xác định các cơ hội mới. Có chuyên môn về sales và marketing, năng khiếu bán hàng vượt trội và khả năng quản lý trên 50 nhân viên.

Kinh nghiệm làm việc

Sales and Marketing Leader tại Công ty AVC

02/2018 – Hiện tại

  • Quản lý đội ngũ bán hàng để đạt được sự tăng trưởng và đạt được các mục tiêu bán hàng
  • Thiết kế và thực hiện một kế hoạch kinh doanh chiến lược để mở rộng tập khách hàng của công ty
  • Xây dựng và thúc đẩy các mối quan hệ khách hàng bền chặt, lâu dài bằng cách làm việc với họ và hiểu nhu cầu của họ
  • Tuyển dụng cá nhân, thiết lập mục tiêu, huấn luyện và giám sát hiệu suất cho các đại diện bán hàng
  • Trình bày báo cáo bán hàng, thu nhập và chi phí và dự báo thực tế cho đội ngũ quản lý
  • Phân tích dữ liệu để xác định các cơ hội bán hàng
  • Phát triển ý tưởng và tài liệu quảng cáo
  • Tham dự các hội nghị thương mại và công nghiệp

Sales Assistant tại Công ty USKA

02/2017 – 01/2018

  • Phỏng vấn ngắn ý kiến của khách hàng trong cửa hàng
  • Quản lý và Tư vấn và hỗ trợ hàng hóa cho khách
  • Chịu trách nhiệm xử lý các khoản thanh toán bằng tiền mặt và thẻ.
  • Quản lý kho và đảm bảo vệ sinh trong cửa hàng
  • Xử lý tình huống và giải quyết khiếu nại của khách hàng

Giáo dục

Tốt nghiệp bằng cử nhân tại Trường Kinh Doanh UEH

Chuyên ngành Kinh doanh thương mại

2013 – 2017.

Các hoạt động ngoại khóa

Tình nguyện viên Chiến dịch Mùa hè xanh

  • Tham gia phát quần áo và gạo cho trẻ em khó khăn ở miền núi.
  • Tham gia xây dựng trường học giúp các em nhỏ có nơi học tập

Giấy chứng nhận

  • Digital Marketing 
  • SEO
  • Google Advertising
  • Facebook Blueprint
  • Toeic 600
  • Ielts 6.0
tạo cv online freeC

Mẫu CV xin việc nhân viên kinh doanh

Vo Thao Tram

Sales assistant

0930000000 VND

[email protected]

Hoa Binh, Vietnam

Linkedin.com/in/thaotramvo

Career goals

I am looking for a Sales Manager position to use my five years of learning and experience to help my business achieve its sales and marketing goals by identifying new opportunities. I have sales and marketing expertise, excellent sales talent, and the ability to manage over 50 employees.

Work experience

Sales and Marketing Leader at AVC Company

02/2018 – Present

  • Manage sales team to achieve growth and achieve sales goals
  • Design and implement a strategic business plan to expand the company’s customer base
  • Build and foster strong, long-lasting customer relationships by working with them and understanding their needs
  • Personal recruitment, goal setting, coaching and performance monitoring for sales representatives
  • Present sales, income and expense reports and realistic forecasts to the management team
  • Analyze data to identify sales opportunities
  • Develop ideas and brochures
  • Attend trade and industry conferences

Sales Assistant at USKA Company

02/2017 – 01/2018

  • Brief interview of customers in the store
  • Managing and Consulting and supporting goods for customers
  • Responsible for processing cash and card payments.
  • Manage inventory and ensure hygiene in the store
  • Handling situations and resolving customer complaints

Education

Graduated with a bachelor’s degree from UEH

Specialization in Commercial Business

2013 – 2017.

Extra-curricular activities

Volunteer Green Summer Campaign

  • Participating in distributing clothes and rice to disadvantaged children in mountainous areas.
  • Participating in building schools to help children have a place to study

Certificate

  • Digital Marketing
  • SEO
  • Google Advertising
  • Facebook Blueprint
  • TOEIC 600
  • IELTS 6.0

Thông tin cơ bản CV nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh còn được gọi là nhân viên sales, là người đại diện kinh doanh của doanh nghiệp. Công việc của họ là tiếp cận với khách hàng tiềm năng để giới thiệu và bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Thông thường, nhân viên kinh doanh gặp gỡ và gọi điện cho khách hàng để thuyết phục họ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp nhằm tạo ra doanh thu.

Vì vậy, nội dung cần được nhấn mạnh trong CV nhân viên kinh doanh là kinh nghiệm làm việc thực tế hoặc các hoạt động ngoại khóa liên quan. Đừng chỉ tập trung vào bằng cấp. Hãy dành chút thời gian để hoàn thiện bản CV xin việc nhân viên kinh doanh của bạn trước khi gửi đến từng doanh nghiệp!

Cách viết CV nhân viên kinh doanh

Hãy nhập đầy đủ thông tin cá nhân

Điền đầy đủ thông tin là bước cơ bản nhất khi bạn làm CV, đặc biệt bạn không được mắc lỗi chính tả, lỗi đánh máy. Qua lỗi đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn là người cẩu thả, không cẩn thận.

Sau đây là những phần có trong thông tin cá nhân.

Nếu bạn làm CV xin việc nhân viên kinh doanh, bạn có thể đính kèm tên tiếng Anh của mình vào tên tiếng Việt, như: Đỗ Hồng Phúc (Rose Do).

Đừng quên thêm thông tin liên hệ như số điện thoại, địa chỉ email, địa chỉ… Nhà tuyển dụng sẽ dùng chúng để liên hệ với bạn nhằm mục đích yêu cầu thêm thông tin hoặc xếp lịch phỏng vấn.

Nhiều người cho rằng, ảnh đại diện không cần thiết, nhưng đó là một sai lầm. Với bức hình đại diện tràn đầy năng lượng và vui vẻ sẽ giúp bạn có khả năng cao được phỏng vấn.

Bạn nên điền theo chức danh trong JD (bản mô tả công việc).

>>> Xem thêm Mô tả công việc Nhân Viên Kinh Doanh chuẩn

Xác định mục tiêu nghề nghiệp 

Sau phần thông tin cá nhân luôn là Mục tiêu nghề nghiệp. Ở phần này, bạn cần thể hiện rõ ràng mục tiêu sự nghiệp của mình. Hãy viết 1-3 câu, trong đó thể hiện những giá trị bạn sẽ mang đến cho doanh nghiệp.

Dưới đây là vài mục tiêu bạn có thể tham khảo khi viết mục tiêu nghề nghiệp:

  • Mở rộng mối quan hệ và tìm kiếm nhiều khách hàng tiềm năng, vượt KPI mà công ty đề ra
  • Cải thiện kỹ năng chốt sales, thuyết phục khách hàng
  • Sau 5 năm làm việc tiến tới vị trí leader

>>> Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV chuẩn nhất 2022

Tóm tắt trình độ học vấn

Ngày nay, nhiều công ty không quá quan trọng đến trình độ học vấn của bạn. Nhất là nhân viên kinh doanh, chỉ cần bạn có thể tư vấn và chốt sales tốt.

Tuy nhiên, bạn vẫn nên coi việc có bằng đại học là một điểm cộng, vì nó cho thấy bạn có kiến thức kinh doanh. Điều này có thể giúp rút ngắn quá trình đào tạo và giúp bạn dễ dàng tiến bộ hơn trong công việc. Bất kể trình độ học vấn của bạn là gì, bạn nên đưa thông tin này vào CV nhân viên kinh doanh của mình để giúp nhà tuyển dụng xác định nền tảng kiến thức hiện tại của bạn.

Ví dụ:

  • Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (09/2017 – 09/2021)
  • Ngành: Công nghệ thông tin
  • Xếp loại: Xuất sắc. GPA: 4.0

Chia sẻ kinh nghiệm làm việc 

1. Người chưa có kinh nghiệm, sinh viên mới ra trường

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm hoặc mới ra trường, đừng quá căng thẳng vì một số công ty sẽ sẵn sàng đào tạo nếu bạn thể hiện thiện chí trong CV.

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể đưa vào CV những kinh nghiệm bán hàng, kinh doanh online, chăm sóc khách hàng hoặc gia sư. Những kinh nghiệm này có thể không liên quan trực tiếp nhưng nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn đã giao tiếp và bán hàng cho người dùng.

Ví dụ:

CTV bán hàng tại AFC (10/2019 – hiện nay)

  • Đăng ảnh sản phẩm trên nền tảng mạng xã hội hoặc nền tảng thương mại điện tử
  • Tư vấn sản phẩm cho khách hàng và hoàn thành đơn hàng

2. Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh ở công ty khác

Nếu bạn đã từng có kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh ở công ty khác, hãy đưa những thông tin này vào CV. 

Ở phần này, bạn điền vai trò công việc ở công ty cũ và những kinh nghiệm, thành tích mà bạn đã đạt được. Nhà tuyển dụng quan tâm nhất đến phần kinh nghiệm làm việc của bạn để xem bạn có phù hợp hay không.

Ví dụ:

Công ty TNHH Kinh doanh AFD

  • Tư vấn, làm việc với khách hàng mua sỉ để cung cấp vật tư y tế
  • Điều phối nhân viên giao hàng để giao sản phẩm cho khách
  • Ký thành công 20 hợp đồng / tháng với doanh thu từ 50 đến 100 triệu đồng, vượt chỉ tiêu 15% so với doanh số dự kiến quý 3/ 2022.

Chọn kỹ năng mềm thích hợp 

Các kỹ năng mềm sẽ quan trọng đối với nhà tuyển dụng hơn là bằng cấp của bạn, vì vậy hãy viết về chúng.

Một số kỹ năng mềm bạn có thể xem xét đưa vào sơ yếu lý lịch kinh doanh của mình như: 

  • Kỹ năng tư vấn 
  • Kỹ năng dịch vụ khách hàng 
  • Kỹ năng tương tác, giao tiếp và thuyết phục khách hàng 
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng đàm phán…

Tuy nhiên, khi viết về kỹ năng mềm, bạn cần xem xét các kỹ năng mà công ty ứng tuyển đang tìm là gì. Tránh liệt kê một loạt các kỹ năng mềm mà nhà tuyển dụng không cần đến.

>>> Xem thêm:

Liệt kê chứng chỉ cần thiết 

Các chứng chỉ như chứng chỉ sales, tin học văn phòng hoặc các chứng chỉ liên quan đến kỹ năng mềm nên được đề cập trong CV nhân viên kinh doanh của bạn. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ thành tích hoặc giải thưởng nào trong các cuộc thi ở trường hoặc công ty, đừng ngần ngại thể hiện chúng trong CV của bạn.

Đối với trường hợp làm việc tại công ty nước ngoài, bạn cần các chứng chỉ ngoại ngữ liên quan như TOEIC, IELTS để chứng minh năng lực ngoại ngữ của mình.

Nói ngắn về sở thích và tính cách nổi bật 

Trong phần về sở thích và tính cách của bạn, hãy viết trung thực. Nội dung này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn. Lưu ý rằng sở thích và đặc điểm tính cách của người hướng ngoại thường dễ nhận thấy hơn người hướng nội.

Ví dụ: bạn có thể mô tả ngắn gọn các sở thích của mình, như thích đi biển, dã ngoại, mua sắm, dễ gần, tích cực…

Điền thông tin tham chiếu 

Một bản CV với những tài liệu tham chiếu sẽ giúp nó đáng tin cậy hơn. Người tham chiếu của bạn có thể là người quản lý cũ hoặc chủ ông ty trước đây. Trong phần này cũng bao gồm thông tin về họ tên, chức vụ trong công ty, số điện thoại hoặc email để doanh nghiệp liên hệ xác minh thông tin nếu cần.

Tuy nhiên, trước khi thêm thông tin vào sơ yếu lý lịch, bạn nên cân nhắc lựa chọn những người tham chiếu. Đồng thời, hồ sơ đính kèm này phải được người giới thiệu chấp nhận để tránh tình trạng “lựa chọn ngẫu nhiên” và làm mất uy tín của bạn trong mắt công ty và nhà tuyển dụng ứng tuyển.

10 Lưu ý trước khi viết CV nhân viên kinh doanh

Việc đọc kỹ bản mô tả công việc sẽ giúp bạn hiểu rõ yêu cầu của công ty. Từ đó, nó có thể giúp bạn đưa thông tin kinh nghiệm làm việc có liên quan vào CV xin việc nhân viên kinh doanh của mình.

Nhiều nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian để xem tất cả thông tin trong hồ sơ của tất cả các ứng viên. Vì vậy, bạn hãy đưa vào một số từ khóa quan trọng để tăng cơ hội lọt vào các cuộc phỏng vấn sau này.

Nhà tuyển dụng tìm kiếm những ứng viên đề cập đến thành tích của họ bằng những con số rõ ràng, có thể định lượng được. Đừng chỉ nói bạn có bao nhiêu kinh nghiệm kinh doanh, hãy biến nó thành một con số, chẳng hạn doanh nghiệp của bạn có 10 đơn hàng mỗi tháng.

Trong trường này, có những từ khóa mà mọi người sử dụng thường xuyên, chẳng hạn như “đàm phán”, “khách hàng tiềm năng” hoặc “mạng”. Nếu bạn có thể đưa những từ khóa này vào sơ yếu lý lịch, sơ yếu lý lịch của bạn sẽ được nâng lên một bậc, đồng thời tránh gây cảm giác nhàm chán cho người đọc.

Khi viết CV, bạn nên đề cập đến kinh nghiệm và tính cách phù hợp với công việc. Hãy gây ấn tượng với NTD bằng cách cho họ thấy rằng bạn có đủ tự tin để đảm nhận vị trí này.

Thông thường, một bản CV dài khoảng 1-2 trang. Do đó, bạn nên dành thời gian suy nghĩ xem nên đưa những thông tin gì vào CV nhân viên kinh doanh của mình; tránh lan man và mất tập trung.

Khi viết CV xin việc nhân viên kinh doanh, bạn đừng đưa những thông tin không chính xác về bản thân, chẳng hạn như: bằng cấp hay kinh nghiệm làm việc. Bởi vì dù bạn có vượt qua một vòng thì những nhà tuyển dụng ở các vòng tiếp theo hoàn toàn có thể nhận ra thông tin bạn cung cấp là giả.

Trong CV nhân viên kinh doanh, màu sắc được sử dụng phải là những màu tươi sáng và rực rỡ để tạo cảm giác vui vẻ và tràn đầy năng lượng cho người đọc. Đừng chọn những tông màu tối hoặc đơn giản vì chúng sẽ không thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Độ dài của sơ yếu lý lịch chỉ nên khoảng 1 – 2 trang giấy A4; vị trí bố cục các thông tin cũng cần được tính toán và sắp xếp sao cho hợp lý.  Bạn cần viết phần kinh nghiệm làm việc to và rõ nhất vào CV. Còn phần thông tin cá nhân sẽ ở một mục riêng để nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ nếu cần.

Trước khi nhấn nút gửi CV xin việc nhân viên kinh doanh cho công ty, bạn cần kiểm tra kỹ thông tin xem có thông tin nào không phù hợp hoặc không chính xác hay không. Ngoài ra, bạn cần xem mình viết email có chính xác không, tránh trường hợp viết email hai ba câu rồi gửi cho nhà tuyển dụng.

Bên trên, blog.freeC.asia đã chia sẻ với bạn cách viết CV nhân viên kinh doanh, 10 lưu ý và một số mẫu để bạn tham khảo. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể tự tay thiết kế một bản CV cho riêng mình. Nếu bạn muốn làm CV nhanh chóng, đơn giản và có gợi ý khi nhập dữ liệu, hãy truy cập công cụ tạo CV online miễn phí của freeC ở bên dưới nhé!

Có thể bạn quan tâm:

tạo cv online
Related posts
Kinh nghiệm phỏng vấnNhân Sự & Tuyển dụngThu phục nhân tài

5 bước triển khai đào tạo nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp

Kinh nghiệm phỏng vấnNhân Sự & Tuyển dụngThu phục nhân tài

Mẫu gửi email cho ứng viên chuyên nghiệp kèm các lưu ý

Kinh nghiệm phỏng vấnMẹo viết CVNhân Sự & Tuyển dụng

CV của Senior Human Resource có gì? Mẫu và Các câu hỏi thường gặp - Phần 3

Kinh nghiệm phỏng vấnMẹo viết CVNhân Sự & Tuyển dụng

CV của Senior HR có gì? Cách viết và các lưu ý quan trọng - Phần 2