Ngày nay, những người lao động đã có suy nghĩ tích cực hơn về vấn đề “nhảy việc”. Nếu như trước kia, mọi người thường có suy nghĩ làm việc tại một công ty trong suốt sự nghiệp của họ thì hiện nay, mọi người sẽ làm việc ở nhiều công ty khác nhau cho đến khi tìm được một môi trường phù hợp. Trong một số trường hợp, người nhân viên sẽ làm việc cho công ty đối thủ của công ty cũ. Do đó mà khi nghỉ việc, rất nhiều người phải viết cam kết không làm cho công ty đối thủ. Vậy việc làm này là đúng hay sai?
Công ty đối thủ là gì?
Khi một công ty bắt đầu hoạt động thì họ đều chọn một lĩnh vực cụ thể và có rất nhiều công ty khác cũng chọn lĩnh vực này. Khi đó, các công ty sẽ có chung mục tiêu, họ cần cạnh tranh với nhau để chiếm lĩnh được nhiều thị phần. Khi đó, đối với một cơ quan thì những đơn vị khác được gọi là công ty đối thủ.
Ngày nay khái niệm của đối thủ cạnh tranh đã mở rộng ra rất nhiều. Nó không chỉ là doanh nghiệp kinh doanh cùng một dịch vụ mà còn bao gồm các công ty có khả năng trở thành đối thủ trong tương lai. Như vậy, nếu như ký cam kết này thì người lao động sẽ khó có thể chọn được một công việc mới.
Tại sao các công ty cần giữ bí mật?
Như chúng tôi đã giải thích ở trên thì các công ty này sẽ có cùng mục tiêu nhưng mỗi đơn vị lại có cách hoạt động khác nhau. Cách vận hành công ty sẽ quyết định công ty đó có đang đi đúng hướng hay không, có khả năng đạt được lợi nhuận cao hay không. Như vậy, các thông tin nội bộ cần giữ bí mật tuyệt đối để tránh xảy ra thua lỗ.
Một ví dụ đơn giản là việc hai công ty đang đấu thầu một dự án. Khi đó các thông tin về tài liệu đấu thầu cần được bảo mật, không được để lộ thông tin ra bên ngoài. Nếu như công ty có nội gián thì việc đấu thầu sẽ không minh bạch, thiếu công bằng. Điều này gây ra những tổn hại to lớn cho cả công ty chủ dự án cũng như các công ty khác.
>>> Xem thêm 6 Cách tìm việc làm nhanh hiệu quả năm 2022
Cam kết không làm cho công ty đối thủ
Như vậy, việc để lộ thông tin gây ra những thiệt hại rất lớn. Cho nên một số công ty yêu cầu nhân viên ký cam kết không làm việc cho doanh nghiệp cạnh tranh sau khi nghỉ việc. Việc này đã từng gây ra một số tranh cãi. Vậy bản cam kết này có được pháp luật cho phép hay không? Nhân viên và doanh nghiệp có những quyền và nhiệm vụ gì về cam kết này?
Đối với nhân viên
Theo các điều luật về lao động đã được ban hành và hiện nay vấn có hiệu lực thì người lao động có quyền tự do chọn việc làm, nơi làm việc sao cho phù hợp năng lực và mức lương được nhận. Ở đây, các nhân viên được đối xử bình đẳng, không bị quấy rối hay xâm phạm.
Người nhân viên có quyền hưởng các trợ cấp phù hợp, nhận được mức lương theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Họ còn có quyền đơn phương hủy hợp đồng lao động nếu cảm thấy công việc không còn phù hợp.
Bên cạnh đó, không một cá nhân hay một cơ quan tổ chức nào có quyền ngăn cản người lao động làm việc ở bất cứ đâu. Nếu như vi phạm, các công ty này sẽ phải chịu hình phạt mà tòa án đưa ra dựa theo các điều luật được ban hành.
Như vậy, nhà nước đã dành sự ưu ái rất lớn dành cho người lao động. Quyền lợi của họ được bảo vệ bởi luật pháp. Nhưng nhà nước cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể tự quản lý cũng như bảo mật các thông tin liên quan. Một số người chưa nắm rõ sẽ có thể vi phạm hợp đồng lao động.
Đối với doanh nghiệp
Các doanh nghiệp sẽ có những thông tin quan trọng mà chỉ những người tham gia vào dự án nào đó mới biết. Thông thường thì chức vụ càng cao thì họ sẽ nắm giữ càng nhiều bí mật hơn. Không chỉ vậy, trợ lý hay người thường xuyên làm việc cùng họ cũng có thể biết một số thông tin nhất định. Nếu như những thông tin này lộ ra thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Nhà nước cũng hiểu được điều này nên đã ban hành quy định ở khoản 2 điều 21 bộ luật lao động năm 2019. Theo đó, các công ty có thể bổ sung thỏa thuận cam kết bảo mật thông tin trong hợp đồng lao động.
>>> Tìm việc làm nhanh chất lượng và uy tín
Tức là các doanh nghiệp có thể làm bản cam kết bảo mật thông tin nhưng không thể có những hành động cưỡng ép nhân viên ký cam kết. Hành động này yêu cầu sự thỏa thuận từ cả hai phía. Khi đó, nếu người lao động chấp nhận ký vào bản cam kết này thì đồng nghĩa với việc họ từ bỏ một số quyền lợi về công việc của họ.
Nếu như nhân viên đã ký cam kết không làm việc cho công ty đối thủ thì cần tuân thủ các yêu cầu của bản cam kết bởi vì đây là loại văn bản được luật pháp bảo vệ.
Do đó mà trước khi ký bất cứ văn bản nào thì mọi người đều cần đọc kỹ các điều khoản được nêu ra. Mọi người cũng cần cân nhắc lợi ích và thiệt hại khi thực hiện các yêu cầu đó.
Những tranh cãi của cam kết không làm việc cho công ty đối thủ
Các quy định ở khoản 2 điều 21 bộ luật lao động khi bắt đầu đưa vào thực hiện đã gây ra những tranh cãi. Một số người cho rằng, quy định này đang xâm phạm quyền lao động của nhân viên. Bởi vì một khi ký cam kết không làm việc cho công ty đối thủ thì người lao động bắt buộc phải làm ở một lĩnh vực khác. Điều này gây nên những bất lợi cho nhân viên như làm trái ngành, không thích ứng được môi trường mới.
Tuy nhiên, đa số người dân đều cho rằng việc làm này hoàn toàn hợp lý bởi vì việc người lao động có ký hay không đều dựa trên tinh thần tự nguyện. Nếu một nhân viên đồng ý ký cam kết này thì họ đã nhận thức rằng đây là một công ty lý tưởng và sẵn sàng làm việc lâu dài.
Nếu như nhân viên làm trái các quy định đã nêu trong bản cam kết thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Mức độ hình phạt còn tùy thuộc vào hậu quả mà họ gây ra. Nếu như không gây ra hậu quả gì thì họ bị đuổi việc và chịu bồi thường cho công ty. Nhưng nếu như xảy ra thiệt hại lớn thì họ sẽ chịu các án phạt rất nặng.
Một số doanh nghiệp có những hành động tinh vi hơn để giữ nhân viên ở lại. Người lao động cần tránh những doanh nghiệp yêu cầu nộp văn bằng bản gốc. Họ làm điều này để nhân viên của họ khó có thể làm việc ở một công ty khác. Họ sẽ nói rằng việc làm này sẽ khiến cho nhân viên không thể làm việc cho công ty cạnh tranh nữa. Nhưng đây là hành động bất hợp pháp và không được chấp nhận.
Như vậy, cam kết bảo mật thông tin sau khi nghỉ việc đã được nhà nước chấp nhận và pháp luật bảo vệ. Để có thể bảo vệ toàn bộ quyền lợi của mình, người lao động cần tìm hiểu kỹ về công ty mình muốn xin việc. Nếu như công ty này có sự ưu đãi và người lao động muốn gắn bó lâu dài với công ty thì có thể cân nhắc đến việc ký cam kết không làm việc cho công ty đối thủ. Ngược lại, nếu như còn e ngại về công ty mình lựa chọn thì người lao động không nên ký cam kết này để quyền lợi của mình được bảo vệ.
Có thể bạn quan tâm: