JavaScript là gì? Rất nhiều thắc mắc được đặt ra về ngôn ngữ lập trình này! Cùng freeC tìm hiểu những vấn đề thú vị từ JavaScript thông qua bài viết sau nhé!
JavaScript được định nghĩa là gì?
Nhiều định nghĩa về Javascript được đưa ra. Tuy vậy, hiểu một cách đơn giản, JavaScript là một ngôn ngữ lập trình kịch bản dựa trên cơ sở các đối tượng phát triển có sẵn hoặc tự định nghĩa. Nó được dùng phổ biến trong hầu hết các nền tảng website. Đồng thời, hỗ trợ hiệu quả với nhiều trình duyệt như Firefox, Chrome,…
Javascript có chức năng xử lý các đối tượng HTML trên mỗi trình duyệt. Hành chức tùy biến linh hoạt các thao tác thêm/xóa/sửa các thuộc tính CSS; gán các thẻ HTML tùy thuộc vào nhu cầu. Và dĩ nhiên, quá trình ấy rất đơn giản.
Thời gian gần đầy, khi sự xuất hiện của các framework như ExpressJS hay NodeJS (thiên về code backend), và nhiều thư viện frontend khác như ReactJS ra đời,… đã tạo ra một cơn lốc mang tên Javascript Fullstack.
Lịch sử JavaScript
Nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm người dùng tiềm năng, vào năm 1995, các nhà sản xuất đã rất quan tâm đến vấn đề xem xét Brendan Eich nhúng vào Scheme Programming language. Nắm bắt xu thế khi Java đang là một cái tên mới nổi và tiềm năng; hứa hẹn sẽ được nâng cấp, cải tiến hơn. Chính những tiềm năng ấy mà họ đã dần thiết kế cho ngôn ngữ này gần nhất với Java. Và thành phẩm chính là JavaScript. Tên gọi chính thức được “trình làng” vào tháng 12 năm 1995 sau một quá trình thay đổi, cập nhật dưới các ảnh hưởng từ thị trường và giới chuyên môn.
1996 chính là năm đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi JavaScript đã được gửi đến ECMA International với mục đích nâng cao để đảm bảo các đặc tính kỹ thuật tiêu chuẩn. Đó là cơ sở đầu tiền giúp định hình tiêu chuẩn và kỹ thuật phát triển của JavaScript.
Các khái niệm liên quan đến JavaScript
Cùng freeC checklist các khái niệm có liên quan mật thiết đến JavaScript:
Các khái niệm cơ bản
- Biến (Variables)
- Kiểu biến (Type Variable)
- Input và Output trong JS
- Toán tử (Operator) – Câu điều kiện (Conditionals)
- Vòng lặp (Loop)
- Hàm (Function) và Phương thức (Method)
- Đối tượng (Object) – Mảng (Array) – Chuỗi (String)
- Phương thức xây dựng sẵn (Built-in Methods)
- DOM (Document Object Model) & BOM (Browser Object Model)
Các khái niệm nâng cao
- Ép kiểu (Type Conversion)
- Phân biệt == (equality operator) với === (identity operator)
- Khối (Block) & Phạm vi hàm (Function Scope)
- Khái niệm chuyên sâu và ES6+
- Tham chiếu (Pass by Reference) & Tham trị (Pass by Value)
- Sao chép nông (Shallow Copy) & Sao chép sâu (Deep Copy)
- Hàm tạo (Constructor Function) & từ khoá new
- Prototypes – Class – Hoisting
- Function context, từ khóa this và bind
Một số khái niệm chuyên sâu khác
Đây đều là những thuật ngữ chuyên sâu. Nó khá phức tạp và cần thời gian dài nghiên cứu, tìm hiểu về JavaScript mới có thể nắm bắt tốt.
- Strict Mode
- Callback & Promise
- HOF (Higher Order Functions)
- IIFE (Immediately Invoked Function Expression)
- Modules, Import và Export trong JS
- …
Javascript Framework là gì?
Javascript Framework được biết đến là một bộ thư viện rộng lớn (một nguồn tư liệu) được xây dựng dựa vào ngôn ngữ lập trình Javascript. Khi có các nhu cần được thực hiện, các framework sẽ được tạo ra kết hợp với các yếu tố khác để đáp ứng nhu cầu ấy. Một trong những ví dụ cụ thể như: NodeJS gắn liền với backend trong việc xử lý các vấn đề chuyên dụng; jQuery hiển nhiên trở thành một thư viện rất mạnh khi xử lý DOM HTML và CSS.
JavaScript ra đời đã tạo nên một sức hút đặc biệt. Dần bắt kịp các xu hướng phát triển, các libraries và framework đã được viết Javascript ngày một nhiều hơn:
- Angular: Một thư viện dùng để xây dựng ứng dụng Single Page
- Sencha Touch: Lại là Framework dùng để xây dựng ứng dụng Mobile.
- ExtJS: Một Framework dùng xây dựng ứng dụng quản lý (Web Applications).
- jQuery: Một thư viện rất mạnh về hiệu ứng.
- Còn nhiều thư viện khác đang được thiết lập và vận hành
Client-side JavaScript là gì?
Client-Side JavaScript là Form phổ biến nhất của ngôn ngữ này.Việc mã hóa bởi thông dịch trình duyệt cần được hỗ trợ bằng việc dùng Script. Điều này tức có nghĩa một trang web không cần là một HTML tĩnh. Tuy vậy, nó vẫn đảm bảo gồm: các chương trình mà tương tác với người dùng; điều khiển trình duyệt; đồng thời xây dựng nên nguồn nội dung HTML động.
Về cơ bản, kỹ thuật Client-Side JavaScript cung cấp nhiều lợi thế hơn các CGI Server-Side Script. JavaScript code được thực thi hiệu quả khi người sử dụng đệ trình Form.
Ngoài ra, JavaScript có chức năng kết nối và nắm bắt thông tin các sự kiện được khởi tạo từ người sử dụng như nhấp chuột; tính điều hướng link; và các hoạt động khác mà người dùng khởi tạo.
JavaScript dùng làm gì?
>>> Tuyển dụng Javascript lương cao khắp cả nước
Có thể nhận thấy, ngôn ngữ này được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực:
- Lập trình website là phổ biến nhất
- Xây dựng ứng dụng cho website máy chủ.
- Ứng dụng di động, app, trò chơi.
Trình duyệt website ghi nhận các sự kiện giao diện người dùng; thay đổi cấu trúc có thể nhận diện như: di chuyển chuột, đúp chuột,… Bước tiếp theo đánh dấu các phản hồi; phân tích cụ thể; và một đoạn mã được trả lại như một cách thức tiếp cận, hướng dẫn việc thực hiện công việc được lập trình tương ứng.
Những lợi ích khi dùng JavaScript
JavaScript là ngôn ngữ lập trình được dùng phổ biến trong việc thiết lập hơn 92% nền tảng website. Không những thế, nó còn đảm bảo các hiệu suất về chất lượng cùng nhiều vai trò đặc biệt như sau:
Tạo lập và triển khai tập lệnh phía máy khách
Nhiều lập trình viên cho rằng Javascript là người bạn đồng hành, hỗ trợ tối ưu; giúp họ thuận lợi hơn trong việc viết tập lệnh phía máy khách và tích hợp các tập lệnh một cách liền mạch vào HTML. Ngoài ra, điểm mạnh của ngôn ngữ này còn cho phép website tương tác; ghi nhận và phản hồi người dùng ngay lập tức.
Giảm độ phức tạp trong việc phát triển ứng dụng website
Javascript cho phép các nhà phát triển đơn giản hóa thành phần của ứng dụng, qua đó đơn giản hóa việc phát triển các ứng dụng web phức tạp.
Thiết kế web responsive và viết mã máy chủ
JavaScript cho phép thiết kế web responsive. Điều này trở nên đặc biệt hơn khi chu trình tối ưu được thực hiện trên cả hai giao diện: máy tính và thiết bị di động (mobile). Đồng thời, các lập trình viên có thể viết mã phía máy chủ bằng JavaScript.
Google AMP
AMP có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình nhận diện, đánh giá tốc độ xử lý trang hay gọi cách khác là tăng tốc trang di động. Tất nhiên, việc lựa chọn ngôn ngữ để thiết lập quá trình này hiệu quả cần phải được lựa chọn kỹ lưỡng.
Ưu điểm của JavaScript
Dưới đây là những ưu điểm mà ứng viên theo đuổi JavaScript cần nắm bắt:
- Nó hoàn toàn là một loại ngôn ngữ lập trình dễ học
- Việc phát hiện và sửa lỗi của JavaScript dễ hơn
- Hoạt động trên nhiều trình duyệt, nền tảng
- Giúp tối ưu hóa vấn đề truy cập tại website
Khuyết điểm JavaScript
- Vì được dùng quá phổ biến, JavaScript nằm trong “tầm ngắm” của các hacker chuyên nghiệp. Các vấn để về bảo mật dữ liệu, phát sinh rủi ro thông tin là có thể xảy ra
- Vấn đề không đồng nhất, thiếu nhất quán bởi việc sử dụng đa dạng trên nhiều thiết bị. Việc triển khai giữa các thiết bị dẫn đến sự xáo trộn không cần thiết
Mọi ngôn ngữ lập trình đều có những ưu và khuyết điểm riêng. Do vậy, khi đã xác định sử dụng JavaScript, việc hiểu rõ bản chất của nó là điều quan trọng. Từ đó, các lập trình viên cũng có các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục; kiểm soát tốt tình trạng bảo mật; giảm thiểu rủi ro thâm nhập, đánh cắp dữ liệu nội bộ xuống mức thấp nhất.
Điểm khác biệt giữa các ngôn ngữ lập trình khác và JavaScript là gì?
>>> Tham khảo Ngôn ngữ JavaScript là tương lai của lập trình?
Các nhà phát triển frontend, những người làm việc trên các dự án phía máy khách như ứng dụng web, sử dụng JavaScript để tạo các giao diện mà người dùng có thể tương tác.
JavaScript luôn được đánh giá là một ngôn ngữ lập trình hot nhất, nên học nhất.
Những điểm khác biệt rõ rệt nhất đã được freeC chia sẻ một phần tại danh mục “Ưu điểm”. Tuy vậy, điểm khác biệt hơn nữa giúp ngôn ngữ này tạo được sức hút nổi trội và được sử dụng phổ biến, phải kể đến:
- Sở hữu yếu tố dễ thích nghi với nhiều trình duyệt Web, cùng cú pháp thiết lập linh hoạt.
- Mọi người đều biết, JavaScript là ngôn ngữ lập trình dành riêng cho Frontend. Thế nhưng, nó vẫn có thể sử dụng cho Backend thông qua Node.js
- Tốc độ xử lý website được vận hành một cách mượt mà, tính ổn định cao hơn so với các ngôn ngữ khác như Python, PHP,…
Cách hoạt động của JavaScript trên trang web?
Nhiều thắc mắc được đặt ra cho việc JavaScript chạy trên trình duyệt hoặc máy tính? Vậy cách vận hành JavaScript trên website như thế nào? Không quá phức tạp, JavaScript sẽ được nhúng trực tiếp vào một trang web; hoặc tham chiếu qua file .js riêng được cài đặt trên máy tính của người dùng.
- Nhúng trực tiếp trên website: Chúng ta dễ dàng thấy trên các trình duyệt hiện nay đều cho phép gắn JavaScript.
- Cài đặt trực tiếp trên máy tính: Nếu không được cài trên các trình duyệt, bạn phải lưu file .js vào máy tính; và gọi nó ra sử dụng khi cần. Đây được xem là cách thức không mấy khả dụng. Nên, rất ít lập trình viên quan tâm cách này; đồng thời xem nó như một back-up tối ưu.
Làm thế nào để thêm JavaScript trên website của bạn?
Chúng ta có 2 cách cơ bản để thêm JavaScript vào website:
- Thêm JavaScript và HTML một cách trực tiếp: Bạn chỉ cần gắn tag vào nơi bạn muốn thêm mã JavaScript. Tuy nhiên, cách phổ biến nhất vẫn là thêm nó, nhưng trên cơ sở nó được tách khỏi nội dung chính của file HTML.
- Thêm JavaScript trong HTML bằng một file độc lập: Việc này cực kỳ thuận lợi cho vấn đề tái sử dụng code. Bạn nên tách hẳn JavaScript và HTML riêng ra. Lưu ý khi tách riêng, bạn bắt buộc chèn JavaScript trong HTML bằng một file độc lập. Cách thức này giúp tối ưu quá trình tải trang và việc bảo trì website sẽ giảm thiểu đi các vấn đề về rủi ro.
Một số công cụ phát triển JavaScript
Cùng freeC điểm qua các công cụ hỗ trợ và phát triển ngôn ngữ này:
Chartist – Thư viện về biểu đồ
Instantclick – Tăng quá trình tải trang
Motio – Thư viện hình động và hoạt họa dựa trên nền sprite
Animsition – Plugin Jquery cho chuyển đổi trang bằng CSS animation
TwentyTwenty – Một công cụ khác biệt trực quan để tìm những khác biệt
Vivus.js – Thư viện để tạo các ảnh vẽ trên SVG
Wow.js – Cung cấp các animation khi cuộn trang
Velocity.js – Tạo hình động
Three.js – Thư viện tạo các đối tượng và không gian 3D
Highlight.js – Nổi bật các cú pháp cho website
Particles.js – Tạo các Floating Particle
Chart.js – Tạo các biểu đồ trực quan
Barba.js – Chuyển trang bằng Fluid
Scrolline.js – Theo dõi quy trình cuốn từ đầu cho đến khi kết thúc trang
Typed.js – Hiệu ứng đánh máy
Waypoints.js – Kích hoạt một function khi bạn di chuyển đến một element của web
Lời kết
JavaScript là gì? Có lẽ với những gì freeC chia sẻ, các bạn đã nắm được nhiều thông tin hơn về JavaScript định nghĩa là gì? . Hy vọng rằng, đây sẽ là nguồn thông tin bổ ích, thiết thực giúp được các bạn trên hành trình trở thành một Developer giỏi. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!
Có thể bạn quan tâm: