FreeC Blog

Các mẫu đơn xin nghỉ việc HAY đảm bảo được Sếp duyệt NGAY

Nghỉ việc không còn là vấn đề quá xa lạ ở những thành phố lớn. Một nhân viên nghỉ việc có thể vì đã nhận offer ở một công ty tốt hơn; hay vì không còn hòa hợp với công ty đang làm nữa; hoặc vì một vài lý do nào đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nghỉ việc đúng luật và chuyên nghiệp. Đó là lý do vì sao freeC chia sẻ bài viết này để bạn hiểu hết mọi vấn đề kèm 16 mẫu đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp.

Với freeC, bạn có thể dễ dàng tạo CV online trong vài phút và tải xuống miễn phí ở định dạng PDF. Thu hút nhà tuyển dụng và đạt được công việc mơ ước của bạn với một bản CV hoàn hảo ngay hôm nay!

Đơn xin nghỉ việc là gì? 

Đơn xin thôi việc là văn bản do người lao động gửi đến tổ chức hoặc doanh nghiệp khi có nguyện vọng rời bỏ vị trí công tác đang đảm nhận. Mọi nhân viên đều có quyền từ chức bằng văn bản. Khi bạn muốn kết thúc một mối quan hệ việc làm, đây là bước đầu tiên.

Đơn xin nghỉ việc là gì?
Nguồn ảnh: sparkmailapp

Tại sao bạn phải viết đơn xin thôi việc?

Viết đơn nghỉ việc giúp bạn thể hiện mình là người sống có trách nhiệm và chuyên nghiệp. Nếu bạn tự ý nghỉ mà không tuân theo quy định, xem như đơn phương chấm dứt hợp đồng, bạn sẽ mất các quyền lợi như:

Do đó, bạn cần tuân thủ quy trình nghỉ việc để đảm bảo quyền lợi của bản thân.

>>> Xem thêm Người lao động tự ý nghỉ việc có được tự chốt sổ BHXH hay không?

Quy trình xin nghỉ việc đúng luật

Thông báo nghỉ việc

Trước tiên, bạn cần gửi thông báo nghỉ việc với cấp trên để họ có kế hoạch bàn giao và tìm người thay thế. Nếu bạn đã ký hợp đồng lao động có thời hạn, bạn phải báo nghỉ trước 30 ngày. Còn trường hợp bạn đã ký hợp đồng không thời hạn, bạn phải báo thôi việc trước 45 ngày. 

Bàn giao công việc và tài sản của công ty

Sau khi thông báo đến lúc nghỉ chính thức, bạn phải bàn giao lại các việc đang làm cho người phụ trách. Ngoài ra, nếu bạn có sở hữu tài sản của công ty cấp, bạn cũng nên trả lại cho bên liên quan.

Tuân thủ đúng thỏa thuận trong hợp đồng lao động (HĐLĐ)

Nếu bạn nghỉ việc không đúng với thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã ký, bạn có thể không được hưởng bất kỳ quyền lợi nào mà còn có thể bị bồi thường. Do đó, việc tuân thủ hợp đồng vừa chuyên nghiệp, vừa có lợi cho bạn.

Lý do nghỉ việc nào là chính đáng và không chính đáng?

Khi viết đơn xin nghỉ việc, điền lý do là phần khó nhất. Bạn không biết với lý do của mình có chính đáng, thuyết phục và được sếp duyệt hay không. Sau đây là vài ví dụ cho bạn tham khảo về các nguyên nhân thôi việc chính đáng:

– Văn hóa công ty không còn phù hợp với bạn.
– Thay đổi khu vực sinh sống
– Các chế độ đãi ngộ không xứng đáng với công sức của bạn.
– Không có cơ hội phát triển hoặc thăng tiến.
– Có nhiều cơ hội công việc tốt hơn.
– Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp
– Đi học để nâng cao trình độ (du học…)
– Nghỉ hưu.

– Không còn yêu thích công việc
– Vừa chia tay người yêu
– Đồng nghiệp gây khó dễ
– Không thích thời gian làm việc tại công ty
– Gia đình bắt nghỉ việc
– Ghét cấp trên.

Cách viết đơn nghỉ việc cơ bản

  1. Trước tiên, tìm một công việc mới.
  2. Hãy xem xét các lựa chọn của bạn một cách cẩn thận trước khi gửi đơn.
  3. Suy nghĩ về việc sử dụng mẫu đơn viết tay hay đánh máy
  4. Xác định rõ mục đích của việc ra đi
  5. Giải thích lý do bạn thôi việc trong thư.
  6. Cuối thư, hãy cảm ơn người sếp của bạn.
  7. Hãy giữ tất cả các tài liệu công việc của bạn.
  8. Duy trì mối quan hệ thân thiện và chuyên nghiệp với sếp cũ và đồng nghiệp cũ.
  9. Trước khi bắt đầu một công việc mới, hãy lên kế hoạch cho chuyến du lịch của bạn để làm mới tinh thần.

6 Điều KHÔNG nên đề cập trong đơn

  1. Xin nghỉ việc vì lương thấp
  2. Làm việc không đúng chuyên môn của bạn
  3. Bất đồng quan điểm với người quản lý/ chủ/ sếp
  4. Tránh bàn đến các vấn đề không liên quan
  5. Nỗi buồn cá nhân
  6. Công việc quá nhàm chán.

>>> Nếu bạn đã chọn nghỉ việc, hãy cập nhật CV của mình bằng công cụ freeC CV bằng cách ấn vào nút bên dưới <<<

16 Mẫu đơn xin thôi việc hay, sếp bạn duyệt ngay!

1. Mẫu đơn xin nghỉ việc cơ bản

Mẫu đơn xin thôi việc 1

2. Mẫu đơn xin thôi việc viết tay

Mẫu đơn xin nghỉ việc 2
Mẫu số 3
Mẫu số 4
Mẫu số 5
Mẫu số 6

3. Đơn xin nghỉ việc mẫu của công nhân đơn giản

Mẫu số 7

4. Mẫu đơn xin thôi việc tạm thời

Nghỉ việc tạm thời còn gọi là nghỉ việc không lương. Bạn gửi đơn này khi muốn tạm ngưng làm việc một khoảng thời gian, sau đó vẫn tiếp tục công việc. Khi viết đơn này, bạn cần nêu rõ lý do cùng với thiện chí nghỉ việc không lương để tránh vi phạm hợp đồng và nhận được sự cảm thông từ cấp trên.

Mẫu số 8
Mẫu số 9
Mẫu số 10

5. Mẫu đơn nghỉ việc đối với cơ quan nhà nước

Đây là các mẫu đơn quan trọng trong thủ tục xin nghỉ việc đúng theo quy định pháp luật hiện hành.

Mẫu số 11
Mẫu số 12
Mẫu số 13

6. Mẫu đơn xin thôi việc tiếng Anh

Mẫu số 14

>>> Xem thêm Đơn xin nghỉ việc tiếng Anh viết chuẩn nhất

7. Đơn xin thôi việc mẫu cho giáo viên

Mẫu số 15

8. Mẫu đơn xin thôi việc cho nhân viên văn phòng

Mẫu số 16

Chú ý khi viết nội dung đơn nghỉ việc

Lịch sự

Khi viết đơn xin thôi việc, bạn nên tránh:

Biết ơn

Một công việc, dù ra đi có vui vẻ hay không, sẽ luôn cho bạn những bài học và kinh nghiệm. Qua đó, bạn có thể bày tỏ lòng biết ơn với cấp trên và đồng nghiệp về những gì mà bạn nhận được từ họ trong công việc.

Về công việc hiện tại, bạn nên sắp xếp, phân loại lại các công việc cụ thể. Nó sẽ giúp người thay thế hiểu và quản lý dễ dàng hơn. Đồng thời, bạn được đánh giá cao về tính chuyên nghiệp của mình.

Bảo mật

Tốt nhất, bạn nên xóa thông tin nhạy cảm của công ty khỏi máy tính cá nhân. Bạn cũng nên đăng xuất tài khoản cá nhân trên máy tính xách tay của công ty. Không để lại bất kỳ thông tin cá nhân hoặc riêng tư của bạn trên đó.

Tạm biệt

Cuối cùng, một lá thư tạm biệt sẽ khiến bạn để lại ấn tượng tốt với đồng nghiệp và cấp trên. Mặc dù bạn không còn làm việc cho công ty nữa, nhưng biết đâu bạn sẽ gặp lại họ trên con đường sự nghiệp của mình. Hãy bày tỏ những suy nghĩ và lời chúc tốt đẹp nhất của bạn.

>>> Xem thêm Mẫu thư cảm ơn khi nghỉ việc dành cho đồng nghiệp

Các câu hỏi thường gặp trong quá trình xin nghỉ việc

Sau đây là những giải đáp chung cho các câu hỏi liên quan khi bạn muốn nghỉ việc.

Để tránh những xung đột không đáng có và bảo vệ quyền lợi của mình, trước tiên bạn phải nắm rõ các trường hợp nghỉ việc hợp pháp:

Trong trường hợp này, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần nêu lý do, nhưng phải thực hiện trước:

Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:

>>> Như vậy, nếu thời gian thử việc trong hợp đồng của bạn dưới 12 tháng thì bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc, nếu cho rằng công việc không phù hợp. Tuy nhiên, bạn phải thông báo cho công ty trước ít nhất ba ngày. Bạn không vi phạm pháp luật hay hợp đồng lao động nếu đáp ứng điều kiện này.

Trong thời gian thử việc, tiền lương của người lao động (NLĐ) do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Lao động.

Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc, hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Lao động.

>>> Như vậy, bất kể bạn nghỉ việc trong bao lâu thì công ty có trách nhiệm phải trả lương cho bạn. Nếu người sử dụng lao động đưa ra lý do để bạn về sớm, làm ít ngày, không đảm bảo số ngày quy định trong thỏa thuận thử việc, thì không trả lương thử việc cũng là vi phạm pháp luật.

Việc bạn nghỉ trước thời gian thử việc là thực hiện quyền của mình, không phải là vi phạm nên bạn không phải chịu trách nhiệm không được nhận lương.

Bạn có thể được hưởng toàn bộ chế độ thai sản khi đang mang thai nếu đáp ứng các tiêu chí sau:

Bạn có quyền từ chức trước ngày kết thúc hợp đồng, nhưng phải làm đến ngày ra đi theo thỏa thuận. Sau đây là thời hạn báo trước khi nghỉ việc trước khi kết thúc hợp đồng:

Nếu bạn không cung cấp thời hạn báo trước theo quy định thì bạn bị coi là chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Điều này có thể buộc phải đền bù hoặc nhận nhiều thiệt thòi như không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, hoàn trả chi phí đào tạo, v.v.

Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng đủ 4 điều kiện sau:

  1. Trừ trường hợp nghỉ hưu hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, người lao động chấm dứt hợp đồng đúng quy định.
  2. Người lao động có hợp đồng xác định thời hạn (hoặc không xác định thời hạn) đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên, trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng.
  3. Người chưa tìm được việc làm.
  4. Người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn ba tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng.

>>> Do đó, nghỉ mà không báo trước là vi phạm pháp luật. Bạn sẽ không đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

>>> Xem thêm Có được phép nghỉ việc không báo trước hay không?

Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc nếu đồng thời đáp ứng các điều kiện sau:

Nếu đáp ứng được một trong các điều kiện trên, người lao động sẽ được doanh nghiệp trả thêm một khoản trợ cấp thôi việc bên cạnh các quyền lợi như bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp,…

Theo Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước thời hạn, như:

>>> Không thể tránh khỏi những vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. Nếu thuộc một trong các trường hợp trên, bạn có quyền nghỉ việc mà không cần báo trước mà vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi (lương, phép năm, trợ cấp thất nghiệp,…).

Khoản 48 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm làm thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN và trả lại cho người lao động cùng bản chính các giấy tờ khác nếu NSDLĐ đã giữ từ nhân viên, nhân công.

>>> Như vậy, kể cả khi bạn nghỉ việc trước thời hạn hợp đồng thì công ty vẫn phải thực hiện trách nhiệm chốt và trả lại sổ BHXH, cùng các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.

Hình thức khiếu nại

Người lao động có thể khiếu nại theo một trong hai cách sau:

  1. Khiếu nại bằng văn bản: Đơn khiếu nại có ghi rõ các thông tin sau: Ngày/tháng/năm khiếu nại; tên và địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lý do khiếu nại, các tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có), yêu cầu giải quyết khiếu nại. Người khiếu nại phải lăn tay hoặc ký tên vào đơn khiếu nại.
  2. Khiếu nại trực tiếp: Người khiếu nại được hướng dẫn viết đơn khiếu nại hoặc hướng dẫn người khiếu nại ghi chép đầy đủ nội dung khiếu nại theo quy định và được yêu cầu ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản.

Thời hiệu khiếu nại

Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 180 ngày (khoảng 6 tháng), kể từ ngày người lao động (NLĐ) khiếu nại biết được  hoặc nhận được quyết định, hành vi của người sử dụng lao động bị khiếu nại.

Nếu NLĐ khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu thì người lao động có quyền khởi kiện hoặc khởi kiện ra tòa. khiếu nại lần thứ hai theo chỉ dẫn

Có nhiều căn cứ để người lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 34 Bộ luật lao động 2019. Tuy nhiên, nếu người lao động muốn nghỉ việc trước thời hạn hợp đồng thì có hai lựa chọn:

Cách 1: Chấm dứt thỏa thuận hợp đồng lao động

Người lao động phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc chấm dứt hợp đồng. Nói cách khác, nhân viên xin nghỉ phép và công ty phải đồng ý với điều đó.

Cách 2: Đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp

Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động (NLĐ) có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần được sự đồng ý của người sử dụng lao động (NSDLĐ). 

NLĐ chỉ cần đảm bảo thời hạn báo trước của người sử dụng lao động để biết:

Theo Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, NLĐ thậm chí không cần báo với người sử dụng lao động (NSDLĐ) nếu nghỉ việc vì các lý do như: không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng hạn; NSDLĐ cung cấp thông tin sai sự thật ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động;…

Do đó, nhân viên nghỉ việc không phải lúc nào cũng có sự cho phép của công ty. Tuy nhiên, nhân viên phải thông báo trước cho công ty hoặc đưa ra lý do mà không cần thông báo trước theo quy định của pháp luật.

Bạn cần lưu ý những điều sau để bảo vệ quyền lợi của mình nếu công ty không chấp thuận cho họ nghỉ việc:

Làm việc cho đến khi hết thời hạn báo trước mới nghỉ. Trừ một số trường hợp đặc biệt không cần thiết phải báo trước, còn lại tất cả các trường hợp khác đều phải báo trước cho doanh nghiệp. Mặc dù pháp luật không yêu cầu thông báo trước, nhưng bạn nên gửi thông báo từ chức bằng văn bản, trên giấy hoặc qua email để có bằng chứng rằng chủ lao động của bạn đã được thông báo.

Trong đó, bạn nêu rõ lý do rời đi, thời gian chính thức rời đi và yêu cầu xác nhận của người có thẩm quyền hoặc bộ phận phụ trách rằng đã nhận được thông báo. Bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP, nếu bạn đã nghỉ việc và đủ thời hạn báo trước mà công ty vẫn cố tình gây khó khăn như bảo lưu thời gian, không chốt sổ bảo hiểm xã hội thì bạn có quyền gửi đơn khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại khu vực công ty đặt trụ sở chính.

Nhân viên nghỉ việc hợp pháp có thể đủ điều kiện nhận các lợi ích sau:

Bài viết bên trên của blog.freeC.asia cho bạn toàn bộ thông tin đến quá trình thôi việc và 16 mẫu đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp. Nếu cánh cửa này đã đóng lại, sẽ có cánh cửa khác mở ra. Bạn có thể tìm việc lương cao trên freeC. Chúc bạn thành công trên con đường sắp tới.

Bài viết liên quan:

Exit mobile version