Dịch Covid 19 đang tạo ra những ảnh hưởng vô cùng lớn tới nền kinh tế toàn cầu, thay đổi xu hướng của hầu hết các ngành nghề, ngành marketing cũng không phải là ngoại lệ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thay đổi và xu hướng mới của ngành marketing trong đại dịch Covid 19.
1. Tác động của dịch Covid 19 đến các doanh nghiệp nói chung và trong ngành marketing nói riêng
Đại dịch Covid 19 đang làm tổn thất to lớn về mặt kinh tế cho rất nhiều quốc gia, khiến vô số doanh nghiệp chao đảo, có nguy cơ phá sản. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trong ngành hàng không, du lịch, vận tải, giải trí,…, khi không còn khách hàng, không còn doanh thu thì doanh nghiệp sẽ không thể tiếp tục trụ lại trên thị trường. Mặc dù nhà nước đã có những biện pháp hỗ trợ, nhưng nếu doanh nghiệp không có những biện pháp khắc phục kịp thời thì rất khó để hồi phục lại sau khi đại dịch đi qua.
Đặc biệt, marketing là bộ phận làm chức năng cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, vì thế khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn, thay đổi chiến lược marketing cho phù hợp với xu thế hiện nay là cực kỳ quan trọng giúp doanh nghiệp có thể trụ vững trên thị trường. Hãy cùng xem ngành marketing đã bị ảnh hưởng như thế nào trong thời dịch Covid 19 hiện nay.
Đầu tiên, hãy cùng xem lại định nghĩa về marketing: “Marketing là những hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng những nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình trao đổi.”
Chính vì ngành marketing có mối liên hệ mật thiết đến nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng nên khi đại dịch Covid 19 hoành hành làm thay đổi hành vi, thói quen của người tiêu dùng, nó đã trực tiếp thay đổi xu hướng của ngành marketing trong dịch Covid 19.
Vì sự lây lan chóng mặt của đại dịch Covid 19 trên khắp thế giới, rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã khuyến khích người dân hạn chế tụ tập đông người, khuyến khích ở nhà. Do đó, những hành vi mua sắm, tiêu dùng hàng ngày cũng vì thế mà thay đổi khá nhiều. Khách hàng có xu hướng chuyển đổi từ việc mua sắm trực tiếp sang mua sắm online. Xu thế của ngành marketing trong dịch Covid 19 cũng vì thế mà chuyển dần từ marketing truyền thống sang digital marketing. Mục tiêu của marketing trong thời kỳ này cũng có sự thay đổi nhất định.
2. Xu hướng ngành marketing trong dịch Covid 19
Mặc dù nhờ sự phát triển của cách mạng công nghệ 4.0, digital marketing đã trở nên phổ biến hơn trong các doanh nghiệp, nhưng trong đại dịch Covid 19 lần này, xu hướng ngành marketing liệu có gì khác?
Đầu tiên, phải kể đến mục tiêu marketing của một số doanh nghiệp đã có sự thay đổi lớn, thay vì tăng doanh thu thì các doanh nghiệp tăng số lượng người dùng bằng cách cung cấp những khóa học miễn phí, tăng số lượng người sử dụng sản phẩm. Đây là một chiến dịch marketing được nhiều ông lớn sử dụng như Google miễn phí Video conference cho Gsuite, Microsoft miễn phí phần mềm làm việc và học tập trực tuyến Microsoft Team,… Nhờ những chiến lược marketing này, các doanh nghiệp vừa tăng sự tương tác với khách hàng, vừa lấy được cảm tình của người dùng.
Tiếp theo, những chiến lược marketing “bắt trend” cùng dịch Covid cũng được người tiêu dùng chú ý hơn, điển hình như là ca khúc “Ghen Cô Vy” của Min và Erik, gây chú ý trên nhiều quốc gia. Rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng phương pháp này để chạy quảng cáo đã tạo ra hiệu quả rõ nét.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng liên kết với những người nổi tiếng có ảnh hưởng lớn để làm marketing. Xu thế này không mới nhưng nó tỏ ra cực kì hiệu quả bởi thời gian người dùng sử dụng mạng xã hội tăng nhanh chóng. Vì vậy, marketing trên nền tảng các mạng xã hội vẫn thu được những thành quả nhất định.
Một số doanh nghiệp cũng rất sáng tạo, với việc chuyển đổi sản phẩm của mình. Thay vì sản xuất quần áo, nhiều doanh nghiệp đã chuyển thành sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ trong y tế. Thay vì sản xuất mỹ phẩm, nhiều công ty đã nhanh chóng bán những chai nước diệt khuẩn, nước rửa tay khô,… Trong marketing, việc thay đổi để thích ứng với nhu cầu của thị trường là cực kỳ quan trọng.
Cũng vì sự thay đổi của môi trường, nhiều doanh nghiệp đã chủ động biến đổi cách thức hoạt động của mình từ offline sang online. Bằng cách thu mua lại những kênh online có lượng khách hàng truy cập tốt, các doanh nghiệp vẫn có thể sống xót qua đại dịch. Ví dụ như việc một công ty cung cấp thuốc tăng trưởng chiều cao cho trẻ em, có thể mua lại kênh Youtube dành cho trẻ em, từ đó tiếp cận được nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Những chiến lược marketing nhờ những công cụ online như này như là những chiếc phao cứu sinh cho mọi doanh nghiệp.
Cuối cùng, việc ủng hộ và đóng góp một phần cho quỹ của nhà nước cũng là hành động gây được thiện cảm trong lòng người dân, làm tăng giá trị brand trong lòng người tiêu dùng.
Mỗi doanh nghiệp nên có những kế hoạch marketing riêng phù hợp nhất để có thể trải qua mùa đại dịch này! Đăng tin tuyển dụng miễn phí tại đây