FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

Kỹ năngPhát Triển Sự Nghiệp

Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm xã hội dành cho người lao động

Hiện tại, thay vì đến trực tiếp các cơ quan bảo hiểm, người lao động có thể tự tra cứu bảo hiểm xã hội tại nhà hoặc bất kể ở đâu. FreeC đã tổng hợp một số cách tra cứu dành cho người lao động.

Cách tra cứu mã số bảo hiểm xã hội (BHXH) 

Để tra cứu được các thông tin chi tiết về quá trình đóng BHXH, người lao động cần phải biết được mã số BHXH của mình. Thông thường, mỗi người lao động sẽ có một mã số nhất định. Để tra cứu mã số BHXH, bạn truy cập Tra cứu mã số BHXH và nhập thông tin cần thiết

tra-cuu-bao-hiem-xa-hoi-online
Hướng dẫn tra cứu mã số BHXH trực tuyến

Bắt buộc phải nhập đầy đủ thông tin cần thiết để tra mã số BHXH. Sau khi nhập đầy đủ thông tin, bạn có thể nhấn nút xem mã số. Lưu ý, tỉnh thành nhập theo hộ khẩu thường trú; Họ và tên có thể chọn có dấu hoặc không dấu. Hệ thống sẽ trả về kết quả với một mã số BHXH cố định dành cho bạn. Sau khi có mã số BHXH, bạn có thể tra cứu chi tiết về BHXH cá nhân:

Tra cứu bảo hiểm xã hội cá nhân bằng tin nhắn 

Tra cứu thời gian tham gia BHXH theo khoảng thời gian theo năm 

Bạn soạn tin nhắn với cú pháp bên dưới:

TC BHXH {mã số bảo hiểm xã hội} {từ năm} {đến năm} gửi đến 8179

Tra cứu thời gian tham gia BHXH theo khoảng thời gian 

Soạn tin nhắn với cú pháp sau để tra cứu bảo hiểm xã hội cá nhân:

TC BHXH {mã số BHXH} {từ tháng – năm} {đến tháng – năm} gửi đến 8179

Tra cứu tổng thời gian đã tham gia BHXH 

Bạn soạn tin nhắn với cú pháp:

TC BHXH Mã số BHXH gửi đến 8179

Lưu ý: việc tra cứu qua tin nhắn thông tin không đầy đủ bằng tra cứu trực tuyến. Sẽ có một vài thông tin chi tiết không được hiển thị qua nội dung tin nhắn.

Tra cứu bảo hiểm xã hội bằng CMND 

Để tra cứu BHXH, bạn vui lòng truy cập Tra cứu sau đây:

tra-cuu-bao-hiem-xa-hoi-bang-dien-thoai
Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm xã hội bằng điện thoại

Bước 1: Nhập thông tin tra cứu bằng số CMND 

Ở các mục thông tin bạn cần điền đầy đủ như sau: 

  • Tỉnh/Thành phố: nơi mà bạn đang đóng bảo hiểm xã hội.
  • Thời gian tra cứu: mục “Từ tháng” và “Đến tháng” là khoảng thời gian hệ thống sẽ thực hiện tra cứu quá trình đóng Bảo hiểm của bạn. 
  • Cơ quan BHXH: là cơ quan mà bạn đang đóng Bảo hiểm tại đó. 
  • Họ và tên: tương tự như mục trên, bạn có thể lựa chọn điền họ tên có dấu hoặc không dấu 
  • Số CMND của người đóng BHXH. 
  • Số điện thoại nhận OTP: Để tra cứu quá trình tham gia BHXH thì bạn phải đăng ký số điện thoại với Cơ quan Bảo hiểm xã hội để nhận mã OTP. 
  • Mã số BHXH: trường hợp bạn chưa nhớ mã số BHXH thì có thể tra cứu mã số theo hướng dẫn ở mục trên. 

Sau khi điền đầy đủ các bước trên, bạn chọn lấy mã OTP để nhận tại điện thoại sau đó bấm vào xác minh không phải người máy để tiến hành tra cứu.

Bước 2: Xem kết quả vừa tra cứu 

Một số thông tin hiển thị sau khi tra cứu bao gồm: 

  • Thông tin đơn vị công tác: nơi mà lao động làm việc và đóng BHXH, địa chỉ, chức vụ công tác. 
  • Thời gian đóng Bảo hiểm: thời gian, những mốc thời điểm đóng Bảo hiểm, tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm thất nghiệp lao động. 
  • Mức lương đóng Bảo hiểm xã hội. 

Lưu ý: để có thể thực hiện tra cứu như cách này bắt buộc bạn phải có đăng ký số điện thoại với cơ quan bảo hiểm để nhận OTP. Để đăng ký bạn cần thực hiện như sau:

  • Đối với người lao động đang tham gia BHXH, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện rà soát lại các thông tin và bổ sung thông tin số điện thoại với những người còn thiếu để lập mẫu TK1-TS để gửi Cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trường hợp số lượng lao động lớn có thể sử dụng mẫu D02-TS và bổ sung số điện thoại ở mục “Ghi chú”. 
  • Đối với doanh nghiệp: Khi thực hiện báo tăng mới lao động, người kê khai cần lập tờ khai TK1-TS, trong đó có ghi đầy đủ thông tin số điện thoại của lao động để gửi lên Cơ quan Bảo hiểm. 
  • Đối với người lao động đã nghỉ việc: Lao động tự thực hiện kê khai mẫu TK1-TS để gửi trực tiếp Cơ quan Bảo hiểm nơi cư trú. 

Trên đây là những cách giúp bạn tra cứu bảo hiểm xã hội dành cho người lao động cá nhân. Hy vọng những cách trên giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tra cứu những thông tin cần thiết. Chúc các bạn làm việc hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm các việc làm khác tại freeC

viec-lam-luong-cao-tai-freec

Related posts
Kỹ năng

Cách tính và Quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương

Kinh nghiệm phỏng vấnKỹ năngTìm việc

Viettel Post tuyển dụng thế nào? Mẹo phỏng vấn thành công

Kỹ năng

Personal Branding là gì? 18 Bí quyết phát triển Nhân hiệu

Kinh nghiệm phỏng vấnKỹ năng

26 Câu hỏi phỏng vấn Web Developer cần biết khi đi xin việc