FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

Kỹ năng

Những điều NÊN và KHÔNG NÊN làm khi chuyển việc

Thay đổi công việc khi nào là hợp lý là thắc mắc của rất nhiều người đang làm công việc mà mình không yêu thích hoặc tìm thấy cơ hội việc mới tốt hơn. Tuy nhiên, “sóng đôi” với thắc mắc trên là những lo lắng về vấn đề nên và không nên làm gì khi chuyển việc. Vì biết đâu, một thái độ không tốt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nghiệp sau này của bạn. Với bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những lời khuyên chân thành nhất về vấn đề này dành cho bạn!

1. Nên làm gì khi chuyển việc?

Thông báo nghỉ việc chính thức:

Tùy công ty và tùy theo hợp đồng lao động mà việc thông báo nghỉ việc trước khi chuyển việc cần được thực hiện bằng văn bản và trước một số ngày nhất định. Vì việc thay thế nhân sự còn trống trong một công ty là điều cực kỳ quan trọng và không thể dễ dàng tìm kiếm trong thời gian ngay được.
Vì thế, việc kiểm tra hợp đồng lao động mới sẽ giúp bạn biết mình phải làm gì để việc thông báo làm việc ở công ty mới mang tính chất chính thức, đồng thời giúp công ty có thời gian tìm kiếm người thay thế phù hợp nhất.

Kiểm tra lại hợp đồng lao động:

Trên thực tế, có những nghĩa vụ ràng buộc bạn ngay sau khi hợp đồng đã chấm dứt. Có thể kể đến một số điều khoản trong kinh doanh của các công ty như không cạnh tranh ( đó là không làm việc cho công ty đối thủ), yêu cầu bảo mật thông tin,…
Và để tránh những kiện cáo, rắc rối về sau, bạn tốt nhất cần kiểm tra kỹ lưỡng xem công việc mới, công ty mới có khiến bạn vi phạm những điều khoản cũ của công ty cũ hay không trước nhé!

nhung-viec-nen-va-khong-nen-khi-chuyen-viec-1

Chú ý hợp đồng lao động giúp bạn tránh những rắc rối không nên có

Kiểm tra bộ phận nhân sự:

Là một người đang có nhu cầu muốn làm công việc mới, bạn nên chú ý kiểm tra bộ phận nhân sự ở công ty mới có những thủ tục nào cần tiến hành, đảm bảo tất cả những nghĩa vụ về bảo hiểm, về thuế đã được thực hiện đầy đủ, tránh gặp phải phiền hà hay rắc rối khi chuyển sang làm việc ở công ty mới.

Bàn giao công việc đầy đủ, cẩn thận:

Đây là việc cực kỳ quan trọng để không làm ảnh hưởng đến công việc của công ty hiện tại bạn đang làm việc. Trước khi đến địa chỉ làm việc mới, bạn cần hoàn thành hoặc sắp xếp những công việc của mình chưa hoàn thành một cách chuyên nghiệp.
Nếu đã có người làm việc thay bạn, hãy hướng dẫn họ tận tình để hoàn thành trọng trách của một nhân viên tốt. Còn nếu chưa có người kế nhiệm, bạn có thể để lại một biên bản bàn giao, ghi chú lại những công việc bạn đã phụ trách, những tài liệu quan trọng, những việc cần lưu ý,…để có thể giúp họ dễ dàng tiếp quản công việc.

nhung-viec-nen-va-khong-nen-khi-chuyen-viec-2

Bàn giao công việc đầy đủ trước khi chuyển việc là việc làm cần thiết

Nói lời cảm ơn và nghỉ việc trong sự vui vẻ:

Có rất nhiều nhân viên sau khi nghỉ việc thì quay ra nói xấu đồng nghiệp hay công ty cũ của mình. Thế nhưng, nhỡ không may bạn sẽ gặp lại họ trong tương lai thì sao? Tốt nhất hãy nói lời cảm ơn và ra đi trong sự vui vẻ nhé! Có thể nói lời cảm ơn chân thành đến những người đã luôn giúp đỡ bạn, nói lời cảm ơn tập thể trong một buổi chia tay hay đơn giản là gửi 1 email cảm ơn.
Hãy duy trì và để lại ấn tượng thật tốt với mọi người, bạn không chỉ thể hiện mình là một con người có nhân cách tốt mà còn có những tác động tích cực đến con đường phát triển nghề nghiệp sau này đó!

2. Không nên làm gì khi chuyển việc?

Không sử dụng thời gian của công ty để làm việc riêng:

Tìm được công việc mới rồi mới quyết định nghỉ chỗ làm hiện tại là phương án an toàn mà ai đang có nhu cầu chuyển việc cũng mong muốn. Thế nhưng, khi vẫn còn là nhân viên của công ty hiện tại, bạn vẫn cần giữ được thái độ làm việc nghiêm túc, tránh sử dụng thời gian làm việc vào những việc riêng của bản thân.
Rạch ròi giữa công và tư, không chỉ thể hiện rằng bạn có một thái độ làm việc chuyên nghiệp mà còn giúp bạn thanh thản với lương tâm hơn và tránh cả những xì xầm, nói xấu không đáng có. Bạn cũng không mong muốn những điều này đúng không?

nhung-viec-nen-va-khong-nen-khi-chuyen-viec-3

Bạn nên làm việc nghiêm túc dù sắp chuyển chỗ làm mới

Không nên nghỉ việc giữa chừng:

Dù bạn đã sẵn sàng để nghỉ việc nhưng bạn vẫn nên làm việc một cách tích cực cho đến ngày nghỉ cuối cùng nhé, tránh việc nghỉ giữa chừng sẽ chứng tỏ bạn là người thiếu nghiêm túc, thiếu ý thức trong công việc. Một hình ảnh chăm chỉ từ lúc bắt đầu công việc cho đến những ngày cuối cùng sẽ là điều khiến mọi người nể phục và ghi nhớ bạn!

Có thể công việc cũ không là điều bạn mong đợi như công việc mới nhưng thời gian mà nó vun đắp, trau dồi kiến thức cho bạn là điều mà bạn không thể “phủi tay” gạt bỏ trong “tích tắc”. Dù là công việc mới hay công việc cũ thì rõ ràng, tôn trọng công việc cũng chính là cách để bạn tôn trọng bản thân mình.

Related posts
Kỹ năng

Cách tính và Quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương

Kinh nghiệm phỏng vấnKỹ năngTìm việc

Viettel Post tuyển dụng thế nào? Mẹo phỏng vấn thành công

Kỹ năng

Personal Branding là gì? 18 Bí quyết phát triển Nhân hiệu

Kinh nghiệm phỏng vấnKỹ năng

26 Câu hỏi phỏng vấn Web Developer cần biết khi đi xin việc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *