FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

Kinh nghiệm phỏng vấnKỹ năngTìm việcỨng Viên

Những câu hỏi phỏng vấn marketing phổ biến ứng viên nên biết

Kể cả có chuẩn bị kỹ lưỡng có một lá đơn xin việc hoàn hảo nhưng chúng ta vẫn có khó có thể lường trước các câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi trong cuộc phỏng vấn xin việc. Bởi khi bước vào buổi phỏng vấn, áp lực khiến các ứng viên có thể lúng túng, thiếu tự tin. Nếu đang ứng tuyển vị trí nhân viên marketing của một công ty bất kỳ, dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn marketing mà ứng viên nên biết.

Marketing vẫn đang là nghề hot hiện nay, mặc dù thiếu nguồn nhân lực xong để được nhận vào làm việc trong công ty không phải là dễ dàng. Nhà tuyển dụng đòi hỏi khá cao các kỹ năng, kinh nghiệm của các ứng viên trong các buổi phỏng vấn. Bạn nên trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng phỏng vấn tốt nhất nhé.

1. Giới thiệu một dự án, chiến dịch marketing mà bạn lên kế hoạch? Thành công mà bạn đạt được?
Những loại câu hỏi phỏng vấn marketing như thế này thường rất phổ biến trong phỏng vấn vị trí nhân viên marketing. Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu về kinh nghiệm làm việc trước đây của các ứng viên để quyết định lựa chọn các ứng viên phù hợp nhất, có thể đóng góp cho công ty.

phong-van-marketing

Giới thiệu một dự án, chiến dịch marketing mà bạn lên kế hoạch? Thành công mà bạn đạt được

Với tư cách là một ứng viên tham gia phỏng vấn vị trí nhân viên marketing, bạn sẽ phải trình bày kinh nghiệm làm việc của mình một cách rõ ràng, chi tiết, kể ra các dự án mà bạn đã từng tham gia đạt được kết quả khả quan.
Bên cạnh đó đừng quên đề cập đến những khó khăn, sai lầm mà bạn từng gặp phải cũng như các giải pháp và bài học mà bạn rút ra từ sai lầm đó. Hơn ai hết nhà tuyển dụng có thể hiểu được rằng không có thành công nào mà không đi lên từ thất bại.

2. Làm sao để xây dựng chiến lược hiệu quả với nguồn ngân sách eo hẹp

Không phải tất cả nhưng hầu hết các công ty thường có xu hướng tìm ra những hướng đi làm sao để đạt hiệu quả tốt nhất mà không phải bỏ ra một khoản ngân sách lớn. Nhà tuyển dụng đưa ra [câu hỏi phỏng vấn marketing](https://freec.asia/article/nhung-cau-hoi-phong-van-marketing-i152) nhằm mục đích để kiểm tra kiến thức hiểu biết, khả năng xử lý, sáng tạo của các ứng viên. Nếu được hỏi câu hỏi này, hãy mạnh dạn đề xuất một số ý tưởng để thực hiện chiến dịch sao cho phù hợp với nguồn ngân sách mà phía nhà tuyển dụng đưa ra.

 3. Tại sao bạn lại yêu thích nghề Marketing?
Trong một số trường hợp, nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn một số câu hỏi khác, đại loại như bạn hiểu gì về các sản phẩm của công ty chúng tôi? Hay với một người có nhiều kinh nghiệm như bạn, tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi mà không phải công ty khác… Gây nên những tình huống bất ngờ cho bạn để kiểm tra kiến thức, trình độ của bạn xem tới đâu.

Tất nhiên trước khi lựa chọn ứng tuyển vào vị trí nhân viên marketing, bên cạnh việc chuẩn bị cho mình một lá đơn xin việc thật cuốn hút thì bạn cũng cần phải tìm hiểu trước các thông tin về công ty, lĩnh vực mà họ kinh doanh. Nếu được hỏi các câu hỏi phỏng vấn marketing dạng thế này, bạn nên tập trung chủ yếu vào việc trình bày các ưu điểm nổi bật, thế mạnh của công ty cũng như các thành tựu mà họ đạt được.

4. Bán hàng và marketing khác nhau như thế nào?
Trong các công ty dù lớn hay nhỏ đều tồn tại những mâu thuẫn giữa nhóm bán hàng và nhóm marketing, xuất phát từ nhận thức vai trò của bán hàng và marketing. Nhóm marketing có xu hướng coi nhóm bán hàng là cơ chế phân phối cuối cùng trong quá trình tiếp thị. Nhóm nhân viên bán hàng có xu hướng coi nhóm marketing là nơi cung cấp dịch vụ để hoạt động bán hàng dễ dàng hơn.

su-khac-nhau-giua-ban-hang-va-marketing

Bán hàng và marketing khác nhau như thế nào?

Các quan điểm trên phụ thuộc vào cách nhìn nhận của từng nhóm. Với vai trò của một nhân viên marketing, bạn khó có thể mà nhìn ra sự phức tạp và các bước bán hàng. Tương tự, người bán hàng tập trung vào doanh số nên khó có thể đánh giá cao nền móng mà người làm marketing vạch ra.

Với câu hỏi phỏng vấn marketing này, bạn nên tập trung trình bày vai trò quan trọng của từng nhóm và đặc biệt nhấn mạnh đến sự đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau chính là chìa khóa để cải thiện doanh thu và phát triển công ty. Những kỹ năng cần có của một nhân viên marketing đóng vai trò quan trọng và trở thành kỹ năng không thể thiếu đối với những người làm nghề marketing. Biết được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, các bạn cùng tìm hiểu để từ đó xây dựng cho mình được những chương trình, kế hoạch, mục tiêu để phát triển cơ hội nghề nghiệp sao cho phù hợp nhất.

 5. Bạn sẽ làm gì khi khách hàng đưa những phản ứng tiêu cực với sản phẩm của bạn lên mạng xã hội?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết cách mà bạn phản ứng với những ý kiến tiêu cực từ phía khách hàng – một trong những phần không thể tránh khỏi khi làm marketing. Một nhân viên marketing giỏi thậm chí còn phải lên kế hoạch để giải quyết các vấn đề phát sinh như vậy ngay cả trước khi nó diễn ra.

Khi trả lời câu hỏi, bạn không nên tỏ ra quá áp lực trước những lời nhận xét không hay. Mà ngược lại, hãy thể hiện tâm lý sẵn sàng đón nhận nó và biến những phản ứng tiêu cực thành tích cực. Đây cũng là cơ hội để bạn học được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân.

6. Bạn sử dụng công cụ/phần mềm nào để phục vụ công việc?
Với nhân viên marketing thì sẽ có những phần mềm quen thuộc như Scraper, MailChimp, Ezimar, Chatty People,… Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn có kinh nghiệm với những phần mềm nào, ưu điểm của nó là gì, tại sao bạn chọn phần mềm này chứ không phải một phần mềm khác.

Một bí quyết là hãy nêu tên phần mềm được nhà tuyển dụng đề cập đến trong bản mô tả công việc. Nếu đây là một phần mềm quen thuộc với bạn thì bạn đã có lợi thế cao hơn những ứng viên khác. Nếu như bạn chưa biết về nó, hãy tìm hiểu trước khi đến phỏng vấn.

Một số câu hỏi phỏng vấn marketing khác:

– Ở công ty cũ, bạn phụ trách những công việc gì của một nhân viên marketing? Công việc của bạn đã thay đổi như thế nào từ khi mới bắt đầu đến nay?
– Marketing muốn thành công phải đảm bảo những yếu tố gì?
– Tại sao bạn muốn trở thành nhân viên marketing cho công ty chúng tôi? Tại sao bạn hứng thú với sản phẩm/dịch vụ của công ty chúng tôi?
– Bạn đã khi nào phải thực hiện một dự án marketing với nguồn ngân sách eo hẹp hay chưa?
– Khi nào thì một chiến lược marketing được coi là thành công?
– Theo bạn, mục tiêu của marketing là gì?
– Nếu như được giao nhiệm vụ lên kế hoạch cho một sản phẩm không mấy hoàn hảo thì bạn sẽ làm thế nào?
– Hãy kể về một dự án marketing của bạn mà bạn cho là thành công nhất.
– Hãy kể về một dự án marketing thất bại của bạn. Qua đó, bạn đã học được bài học gì?
– Bạn đã và đang làm gì để trau dồi những kiến thức marketing mới?
– Theo bạn, công ty/thương hiệu nào đang làm việc marketing hiệu quả nhất hiện nay?
– Bạn xác định thị trường mục tiêu dựa trên những yếu tố nào?
– Theo bạn, đâu là kênh marketing hiệu quả nhất với sản phẩm/dịch vụ của công ty chúng tôi?

Vị trí công việc nhân viên marketing cũng giống vị trí công việc nhân viên kinh doanh bởi khi tuyển dụng sẽ chọn những nhân viên năng động, nhạy bén, có tính thích nghi cao, có như vậy mới mang tới hiệu quả công việc tích cực. Nhân viên kinh doanh và nhân viên marketing đều là hai vị trí quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Nếu các bạn chưa hiểu rõ về ngành này có thể tham khảo thêm những mô tả công việc nhân viên Marketing để nắm vững hơn về việc làm cụ thể và lựa chọn cho mình công việc thích hợp nhất.

Trên đây là những câu hỏi phỏng vấn marketing phổ biến khi phỏng vấn nhân viên marketing. Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy giữ cho mình tâm lý thoải mái và tự tin. Khi bạn có khả năng giao tiếp tốt, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao về bạn. Giờ thì bạn có thể tự tin đi xin việc làm marketing

Related posts
Kỹ năng

Cách tính và Quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương

Kinh nghiệm phỏng vấnNhân Sự & Tuyển dụngThu phục nhân tài

5 bước triển khai đào tạo nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp

Tìm việcTin Tức

HOT JOB: Tuyển dụng việc làm khẩn cấp - Apply gấp!

Kinh nghiệm phỏng vấnNhân Sự & Tuyển dụngThu phục nhân tài

Mẫu gửi email cho ứng viên chuyên nghiệp kèm các lưu ý