FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

Kỹ năngỨng Viên

Cách Hỏi Ý Sếp Hiệu Quả Bạn Không Nên “Xem Thường”

Bạn là người luôn cảm thấy lo lắng khi có vấn đề muốn hỏi sếp? Bạn đang muốn tìm cách làm sao để hỏi ý sếp một cách hiệu quả nhất? Bạn có biết, việc hỏi đúng thời điểm hay đúng cách cũng là điều quan trọng ảnh hưởng đến câu trả lời của sếp không? Với bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu vì sao lại như thế khi giúp bạn nắm bắt được cách hỏi ý sếp hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.

1. Lựa chọn thời điểm hỏi phù hợp

Thời điểm hỏi là yếu tố cực kỳ quan trọng. Bạn có thể thấy trong cuộc sống việc hỏi han hay nhờ ai giúp đỡ, nếu họ đang vui vẻ hay thuận tiện thì họ có thể giúp đỡ bạn ngay, còn nếu họ đang bận rộn thì chắc chắn bạn sẽ nhận được những cái cau mày. Việc hỏi sếp cũng như vậy, bạn cần biết lựa chọn thời điểm hỏi sao cho phù hợp.
Đừng lựa lúc sếp bạn đang bận, đang vội đi họp, công việc hay chuẩn bị về. Việc bị hỏi ngay lúc bận rộn sẽ khiến tâm lý con người nói chung bị phân tâm nên thường có xu hướng giải quyết công việc quan trọng hơn. Nên đừng ngạc nhiên, nếu như bạn hỏi ý sếp những lúc này lại nhận được sự khó chịu hay trả lời qua loa từ sếp nhé! Khi hỏi chúng ta cũng nên đặt bản thân vào vị trí của người được hỏi.

Đừng hỏi ý sếp khi sếp đang bận, đang vội hay chuẩn bị về bạn nhé!

Còn nếu trường hợp bạn đang có nhu cầu hỏi ý sếp gấp mà sếp lại bận họp hay phải đi ra ngoài liên tục thì hãy nhẹ nhàng nói với sếp rằng mình có chuyện muốn hỏi ý kiến sếp và mong khi sếp về lại văn phòng sẽ dành chút thời gian để mình trình bày, hãy truyền đạt điều này một cách ngắn gọn và rõ ràng.
Tin tôi đi, có khả năng cao sếp sẽ cho bạn trình bày ngay lúc đó hoặc hẹn bạn ở một thời điểm khác, như vậy sếp có thể thoải mái giải quyết công việc trước mắt và có tinh thần chuẩn bị cho việc trả lời câu hỏi, tránh tạo tâm lý áp lực hay xao động cho sếp. Chỉ như thế, những câu hỏi của bạn mới được trả lời một cách rõ ràng và cụ thể nhất.

2. Chú ý đến cách đặt câu hỏi đúng cách

Người sếp nào cũng muốn mình có nhân viên giỏi giang, làm việc chuyên nghiệp, nên việc hỏi ý sếp buộc bạn phải biết cách hỏi sao cho đúng cách để sếp không hiểu nhầm mình là người kém cỏi hay thụ động trong công việc. Đặc biệt, những nhân viên chủ động trong công việc thường được đánh giá cao về năng lực và có cơ hội thăng tiến nhanh hơn.
Vì thế, khi có vấn đề xảy ra hay có thắc mắc muốn được xin ý kiến của sếp, bạn nên tự chuẩn bị các tình huống giải quyết, phải nắm được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án. Cũng như chuẩn bị thật kỹ lưỡng để trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu, tránh trường hợp chỉ như một người báo cáo, một người hỏi đang chờ sếp suy nghĩ giải quyết tất cả.

Lấy ví dụ cho những mẫu câu hỏi bạn nên dùng khi hỏi ý sếp, khi có sự cố A xảy ra, bạn tránh việc nên hỏi những câu ngắn gọn, thiếu nội dung như: “Về vấn đề A này, giải quyết như thế nào sếp?” hay “Nên làm gì trong trường hợp xảy ra sự cố này bây giờ sếp?”.
Những câu hỏi ngắn gọn, không rõ nội dung gợi ý câu trả lời như thế này sẽ khiến sếp bạn phải suy nghĩ, đắn đo gây cảm giác khó chịu nếu như đang bận, cũng như cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp và khả năng tư duy, tự giải quyết tình huống chưa khả thi của bản thân bạn.

Khi hỏi ý sếp, hãy hỏi những câu hỏi có nội dung rõ ràng thay vì những câu ngắn gọn, thiếu ý kiến cá nhân

Thay vào đó, tốt hơn, bạn nên hỏi những dạng câu như: “Về vấn đề A này, em thấy có 2 phương án. Một là…Hai là…theo sếp thì chúng ta nên giải quyết theo phương pháp nào tốt hơn?” hay “Để giải quyết vấn đề A này, em có 2 phương án. Một là…Hai là…Cá nhân em nghĩ, nên chọn giải quyết theo phương án…Vì…Sếp cho em ý kiến được không?”

Với 2 cách hỏi trên, rõ ràng, sếp có thể hiểu rõ ngay ra vấn đề để có được tâm lý thoải mái đưa ra những câu trả lời, những lời khuyên tốt nhất dành cho thắc mắc của bạn. Đồng thời, giúp bạn thể hiện được rằng mình có năng lực trong việc giải quyết tình huống, sự chu đáo trong công việc và khả năng chủ động, tự chủ cao.

Ông cha ta thường nói “học ăn, học gói, học nói, học mở”. Việc học nói ở đây không chỉ là biết nói mà còn phải biết nói làm sao cho hay, cho đúng, cho hợp ý người, cho hiểu ý người. Trong công việc, lời nói đôi khi có sức nặng rất “ghê ghớm” mà bạn không nên “xem thường” đâu nhé! Hi vọng với bài viết này, bạn đã có thể nắm vững cho mình cách hỏi ý sếp đúng cách và hiệu quả. Chúc bạn luôn thành công và thuận lợi trong công việc!

Related posts
Kỹ năng

Cách tính và Quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương

Nhân Sự & Tuyển dụngỨng Viên

Cách để ứng tuyển 1 vị trí mới trong ngành nhân sự (HR)

Kinh nghiệm phỏng vấnNhà Tuyển DụngỨng Viên

Top 14 nền tảng tuyển dụng được yêu thích nhất

Kinh nghiệm phỏng vấnKỹ năngTìm việc

Viettel Post tuyển dụng thế nào? Mẹo phỏng vấn thành công