FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

Phát Triển Sự NghiệpỨng Viên

Nghề Tester và những “nỗi lòng” của người làm nghề

Tìm hiểu về nghề Tester

Tester là gì?

Công việc chính của một Tester đó là kiểm tra chất lượng phần mềm thông qua việc so sánh điều kiện thực tế của phần mềm so với điều kiện yêu cầu như bugs, defects, errors… dân trong nghề hay gọi là vạch lá tìm sâu. Mỗi doanh nghiệp phải có một đội ngũ chuyên trách như vậy thì chất lượng các sản phẩm khi đến tay khách hàng có thể hạn chế thấp nhất những rủi ro.

nghề tester là gì

Bạn đã biết rõ về nghề tester chưa?

Để làm Tester thì nên bắt đầu từ đâu?

Bạn nên bắt đầu từ nhận thức, bạn cần phải trả lời được những câu hỏi sau:

– Tại sao bạn lại muốn trở thành một tester? mà không phải lập trình viên, designer, hay quản lý dữ liệu,…?
– Bạn hiểu gì về công việc này?
– Bạn hiện tại đáp ứng được yêu cầu những gì?
– Bạn có cần biết về lập trình?
– Bạn có giỏi trong giao tiếp? Nếu bạn tìm thấy một vấn đề và bạn không thể giải thích cho mọi người hiểu thì thật là vô nghĩa, đúng không?
– Thắng tiến trong công việc và mức lương có đúng như bạn mong muốn?

>> Tham khảo Các khóa học Tester chất lượng tại Hà Nội và TP. HCM

Công việc hằng ngày của một Tester

  • Viết test case, test plan. Với Testcase giống như việc bạn input cái gì, cấu hình như nào, mong muốn tín hiệu ra sẽ ra sao. Còn testplan sẽ là tập hợp những testcase đó, bạn sẽ dựa vào test plan để biết mình đã test đến đâu.
  • Sử dụng SystemVerilog và framework UVM để viết Testbench. Compile code, run testcase, debug nếu có lỗi. Sử dụng các tool hỗ trợ để xem wave, phân tích log file.
  • Khi đã phát hiện ra bug tiến hành debug chính xác, nếu là bug của developer thì report bug, tạo ticket lên trên hệ thống để mô tả về bug.
  • Viết report và meeting để cập nhật tiến độ, báo cáo việc làm được, hoặc để giải quyết một vấn đề nào đó cần giải quyết chung cả team.

Những kỹ năng cần thiết

  • Về ngôn ngữ lập trình: SystemVerilog, UVM để có thể viết nên Testbench. Hiểu Verilog để có thể debug sâu. Python (hoặc các ngôn ngữ script) để hỗ trợ trong việc debug như phân tích log, autotest.
  • Kiến thức về phần cứng như RAM, Register, cổng logic AND, OR; mạch cộng/trừ, timing, Finite state machine,…
  • Kỹ năng lập trình, đặc biệt là phải hiểu về OOP (Object Oriented Programming).
  • Thành thạo Linux và các command cơ bản vì hầu như bạn sẽ compile code và run testcase trên các máy server Linux.Quan trọng nhất vẫn là Tiếng Anh.
yêu cầu của một tester

Để trở thành một tester, yêu cầu bạn phải có những kỹ năng gì?

Điểm thú vị và điểm “trời ơi” khi làm Tester là gì?

Những điểm “trời ơi”

Đây là những điểm mà Tester nghe xong chỉ biết thốt lên “trời ơi!”

– Khi sản phẩm đã được ra mắt mà xuất hiện bug, thì đây là lỗi của bạn vì đã không phát hiện trong lúc test.
– Mức thu nhập không cao so với những vị trí khác cùng ngành. Chi tiết lương Tester, bạn xem thêm tại Bài viết.
– Công việc đôi khi phải phụ thuộc vào developer, nên sẽ có lúc công việc của bạn thiếu chủ động.
– Vì phải test đi test lại một tính năng rất nhiều lần, có thể gây nhàm chán rất cao.

Những điểm thú vị

– Đặc thù nghề này là cần test sản phẩm nhanh và chính xác nhất có thể chứ không phải là viết ra một test tool hoàn hảo nhất. Do đó bạn có thể tự do thoải mái miễn là làm ra được test tool nhanh và hiệu quả.
– Xét về tổng thể, thời gian và lượng công sức bạn bỏ ra sẽ ít hơn so với developer. Nên bạn sẽ có nhiều thời gian để bổ sung những kỹ năng còn thiếu.
– Nếu ví bug là kho báu, thì freeC tin rằng bạn sẽ thích chơi trò “Đi tìm kho báu” đấy.

Hiện nay nhu cầu về việc làm Tester  vẫn khá lớn và nhiều doanh nghiệp cũng bổ sung thêm ngân sách cho nghề này. Vì vậy đừng lo lắng, nếu bạn vẫn đang trong quá trình bồi dưỡng thêm trước khi làm nghề thì bạn vẫn còn nhiều cơ hội trong tương lai mà. Nếu bạn muốn tìm cho mình một công việc phù hợp thì truy cập ngay freeC nhé!

Bài viết liên quan:

50 công việc lập trình hàng đầu
Related posts
Nhân Sự & Tuyển dụngỨng Viên

Cách để ứng tuyển 1 vị trí mới trong ngành nhân sự (HR)

Kinh nghiệm phỏng vấnNhà Tuyển DụngỨng Viên

Top 14 nền tảng tuyển dụng được yêu thích nhất

Tìm việcỨng Viên

28 Việc làm cho sinh viên đầy đủ nhất và được ưa chuộng nhất

Kinh nghiệm phỏng vấnKỹ năngỨng Viên

40 Câu hỏi phỏng vấn React phổ biến và cách trả lời hay nhất